OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 11 Cánh Diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội


HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội thuộc sách Cánh diều dưới đây. Nội dung bài giảng được HỌC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em hình thành ý thức tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

 Tham gia quản lí nhà nước và xã hội không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân. Do đó, việc hiểu đúng, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sẽ giúp mỗi người phát huy được vai trò của bản thân, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

1.1. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội

- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân trong tham gia bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội, thảo luận các công việc chung của đất nước, của địa phương, của cơ quan, đơn vị, tổ chức; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và đất nước.

- Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua tổ chức tự quản cộng đồng để quản lý những công việc của cộng đồng dân cư, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, góp phần phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa phương.

- Công dân thực hiện quyền bầu cử, tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia thảo luận, cho ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh với thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước và hoạt động công vụ; tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tham gia bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở; khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước.

- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội không tách rời nghĩa vụ công dân nhằm xây dựng bộ máy nhà nước, phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân

Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân

1.2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước, xã hội

Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội:

- Về phía cơ quan nhà nước:

+ Không bảo đảm và thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

+ Không phát huy được vai trò, tính tích cực và sáng tạo của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

+ Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.

- Về phía công dân:

+ Không thực hiện được đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

+ Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

- Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, xâm hại đến các quan hệ quản lý nhà nước và xã hội đều phải chịu trách nhiệm pháp lí. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí như: hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Trường hợp: Là học sinh lớp 11 nhưng T rất quan tâm đến các chính sách của Uỷ ban nhân dân xã X đối với thanh thiếu niên. T thường tham gia các buổi họp thôn do Uỷ ban nhân tổ chức và đã đóng góp ý kiến cho các chính sách xây dựng thư viện, khu vui chơi cho trẻ em. Tuy nhiên, P là bạn của T lại cho rằng những hành động của T là không cần thiết vì đó là nhiệm vụ mà Uỷ ban nhân dân xã phải làm.

Câu hỏi: Nếu là T, em sẽ làm gì để giúp P hiểu được quyền và nghĩa vụ của bản thân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

 

Lời giải chi tiết:

Nếu là T, em sẽ giải thích cho D hiểu về quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Em cũng có thể sẽ thuyết phục D tham gia một cuộc họp ở địa phương do chính quyền tổ chức để D thấy được trách nhiệm công dân của mình.

ADMICRO

Luyện tập Bài 13 GDKT & PL 11 Cánh diều

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

- Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

3.1. Trắc nghiệm Bài 13 GDKT & PL 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 8 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 13 GDKT & PL 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 8 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 13 GDKT & PL 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF