Trong bài học trước các em đã được tìm hiểu về khái niệm, biểu hiện, hệ quả và ảnh hưởng của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế đến các nước trên thế giới. Với nội dung Bài 3: Thực hành: Tìm hiểu về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế trong chương trình SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức sau đây các em sẽ được tìm hiểu chuyên sâu về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển như thế nào?
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nội dung
- Sưu tầm và hệ thống hoá các tư liệu, số liệu về toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế.
- Trao đổi, thảo luận về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa, khu vực hóa đối với các nước đang phát triển.
- Viết báo cáo về những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa, khu vực hóa đối với các nước đang phát triển.
1.2. Nguồn tư liệu
- Các sách, báo cáo, tài liệu, ... có liên quan đến toàn cầu hóa và khu vực hóa.
- Các trang web có độ tin cậy cao của các tổ chức, cơ quan trên thế giới và Việt Nam:
+ Thương mại và đầu tư toàn cầu: https://unctadstat.unctad.org.
+ Cổng thông tin cung cấp các văn kiện, văn bản pháp lí, tin tức, ấn phẩm, số liệu cập nhật, ... về WTO, các Hiệp định thương mại (FTA, các hiệp định thương mại, đầu tư,...) liên quan đến Việt Nam, ... https://trungtamwto.vn.
1.3. Gợi ý cấu trúc báo cáo
CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ VÀ KHU VỰC HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển - Cơ hội - Thách thức 2. Cơ hội và thách thức của khu vực hoá đối với các nước đang phát triển - Cơ hội - Thách thức |
1.4. Mẫu tham khảo:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA VÀ KHU VỰC HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1. Cơ hội của cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
Toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
- Cơ hội:
+ Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi. Ví dụ: Kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng lên. Năm 2007 đạt 111,4 tỉ USD.
+ Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước. Ví dụ: Nhiều nước đang phát triển trở thành nước công nghiệp mới (Hàn Quốc, Xin-ga-po, Bra-xin, …) nhờ sớm hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa.
+ Các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.
- Thách thức:
+ Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Ví dụ: Hàng hoá các nước đang phát triển vẫn bị ngăn trở khi thâm nhập thị trường các nước lớn bằng một số biện pháp do các nước phát triển đặt ra: áp đặt luật chống bán phá giá (vụ cá tra, cá ba sa của Việt Nam khi nhập vào thị trường Hoa Kỳ); dựng các hàng rào kĩ thuật khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, về điều kiện sản xuất của các nước sở tại, tiếp tục trợ giá cho các mặt hàng nông sản trong nước, ….
+ Cần có vốn đầu tư và có nguồn nhân lực kĩ thuật cao và làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.
+ Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhân loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.Ví dụ: Ở Việt Nam, một số giá trị văn hoá truyền thống không được bảo tồn, gìn giữ; một số người thay đổi nhanh chóng lối sống, tha hoá đạo đức,nảy sinh tư tưởng thực dụng ở không ít người, .…
+Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Ví dụ: Việt Nam cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trước những hiểm hoạ của thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, ….
2. Khu vực hóa kinh tế đối với các nước đang phát triển
- Cơ hội:
+ Tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ giữa các quốc gia và các khu vực với nhau.
+ Lợi ích kinh tế của các nước thành viên được đảm bảo trong tổ chức khu vực.
+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, tạo nền tảng cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
- Thách thức: xu hướng khu vực hóa kinh tế đặt ra không ít các vấn đề như:
+ Tính tự chủ kinh tế ở mỗi quốc gia;
+ Gia tăng sự cạnh tranh giữa các quốc gia có cùng một lợi thế phát triển kinh tế (trong cùng một khu vực). Ví dụ: các mặt hàng nông sản của Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt bởi nông sản Thái Lan, …
+ Vấn đề cạnh tranh giữa các khu vực, …
Luyện tập Bài 3 Địa lí 11 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em cần biết:
- Các bước để hoàn thành bài báo cáo.
- Trình bày được báo cáo về cơ hội, thách thức của toàn cầu hoá và khu vực hoá đối với các nước đang phát triển.
3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Địa lí 11 Kết nối tri thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 1 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Sự gia tăng nhanh dân số thế giới và hàng hóa
- B. Nhu cầu hàng hóa tăng nhanh, kích thích sản xuất
- C. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại
- D. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia
-
Câu 2:
Để có được sức cạnh tranh mạnh về kinh tế, các nước đang phát triển đã tiến hành điều nào dưới đây?
- A. Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
- B. Sản xuất sản phẩm chưa chế biến, giá rẻ
- C. Dỡ bỏ các hàng rào thuế quan nhập khẩu
- D. Chuyển giao khoa học công nghệ kĩ thuật
-
- A. Góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế
- B. Tự do hóa thương mại toàn cầu
- C. Thúc đẩy kinh tế chậm phát triển
- D. Giảm tính tự chủ, nguy cơ tụt hậu
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK Bài 3 Địa lí 11 Kết nối tri thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 1 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 3 Địa lí 11 Kết nối tri thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 11 HỌC247