OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 21: Kinh tế Liên bang Nga


Kinh tế ở Liên bang Nga có đặc điểm như thế nào? Sự phân bố của các ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và dịch vụ ở Liên bang Nga phân bố ra sao? Hãy cùng HOC247 tham khảo nội dung của Bài 21: Kinh tế Liên bang Nga trong chương trình SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức để có thể trả lời các câu hỏi này.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các ngành kinh tế

1.1.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

- Có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Liên bang Nga: Góp phần khai thác hiệu quả các tài nguyên đất, nước, khí hậu.... của đất nước; Cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trường trong nước và thế giới; Góp phần bảo vệ môi trường,...

- Năm 2020, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đóng góp 4,0% GDP và thu hút khoảng 6% lực lượng lao động.

Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Liên bang Nga năm 2020

Hình 1. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Liên bang Nga năm 2020

a) Nông nghiệp

- Đầu tư, áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất... để mang lại hiệu quả cao.

- Sản xuất nông nghiệp phát triển ở đồng bằng Đông Âu, phía đông nam....

- Trồng trọt:

+ Chiếm khoảng 40% giá trị sản xuất nông nghiệp.

+ Các cây trồng chính là cây lương thực (lúa mì, ngô, khoai tây,...), cây công nghiệp (củ cải đường, thuốc lá, hướng dương,...) và cây ăn quả.

+ Đồng bằng Đông Âu là vùng trồng trọt chính của nước Nga.

- Chăn nuôi: khá phát triển, các vật nuôi chủ yếu là lợn, bò, cừu và một số vật nuôi đặc trưng xứ lạnh như hươu, tuần lộc.

 

b) Lâm nghiệp

- Năm 2020, Liên bang Nga có diện tích rừng lớn nhất thế giới, khoảng 815 triệu ha, chiếm gần 50% diện tích lãnh thổ.

- Ngành khai thác và chế biến lâm sản hằng năm đem lại nguồn thu đáng kể.

+ Năm 2020, sản lượng gỗ tròn khai thác đạt 217,0 triệu m3, đứng thứ tư trên thế giới.

+ Gỗ và các sản phẩm từ gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Liên bang Nga.

 

c) Thuỷ sản

- Ngành khai thác thủy sản:

+ Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, như: giáp nhiều biển và đại dương, nhiều hệ thống sông, hồ lớn….

+ Năm 2020, sản lượng thuỷ sản khai thác của Liên bang Nga chiếm 6,1% tổng sản lượng thuỷ sản khai thác toàn thế giới và trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản lớn.

+ Tập trung chủ yếu ở ngư trường Viễn Đông, ngư trường phía Nam và vùng biển Caxpi,....

- Ngành nuôi trồng thuỷ sản: có sản lượng ngày càng tăng nhưng tỉ trọng còn nhỏ trong tổng sản lượng thuỷ sản.

- Một số sản phẩm thuỷ sản có sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao ở Liên bang Nga là: cá hồi, cá thu, cá trích, cá tuyết,...

Sản lượng thuỷ sản Liên bang Nga giai đoạn 2000-2020

Hình 2. Sản lượng thuỷ sản Liên bang Nga giai đoạn 2000-2020

(Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, 2022)

1.1.2. Công nghiệp

- Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Liên bang Nga. Năm 2020, công nghiệp và xây dựng chiếm 30% GDP và thu hút khoảng 27% lực lượng lao động.

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, các ngành công nghiệp chính là: năng lượng chế tạo, luyện kim…

- Sự phân bố các ngành công nghiệp thể hiện sự chuyên môn hóa:

- Một số ngành công nghiệp chính

+ Công nghiệp năng lượng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Liên bang Nga.

+ Công nghiệp chế tạo: Là động lực phát triển của nền kinh tế Nga. Một số sản phẩm quan trọng như: tàu vũ trụ, tên lửa, máy bay, tàu ngầm, tàu phá băng, ô tô, động cơ, máy công cụ, máy kéo....

- Công nghiệp luyện kim: có lịch sử lâu đời; Trong đó, sản xuất thép là lĩnh vực quan trọng nhất. Sản lượng thép liên tục tăng, chiếm 3,8% sản lượng thép toàn thế giới (năm 2020), phân bố ở các vùng Tây Xi-bia, U-ran và Trung ương.

Bản đồ phân bố công nghiệp Liên bang Nga năm 2020

Hình 3. Bản đồ phân bố công nghiệp Liên bang Nga năm 2020

1.1.3. Dịch vụ

- Ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Liên bang Nga, chiếm 56,3% trong GDP và thu hút 67,3% lực lượng lao động (năm 2020).

- Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng theo hướng hiện đại hoá.

- Các trung tâm dịch vụ lớn như: Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua... đồng thời là các đô thị lớn.

- Một số ngành dịch vụ nổi bật của Liên bang Nga là thương mại, giao thông vận tải du lịch và tài chính ngân hàng.

 

a) Thương mại

- Nội thương phát triển: Hàng hóa trên thị trường phong phú, chất lượng sản phẩm tăng; Giá trị buôn bán, trao đổi ngày càng lớn; Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển rộng khắp với nhiều hình thức, ...

- Ngoại thương: Là một trong những nước xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn trên thế giới và luôn xuất siêu. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: dầu mỏ, khi tự nhiên, kim loại, hóa chất, thực phẩm và gỗ, …. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: máy móc và thiết bị, ô tô, rau quả, hàng dệt may, ... 

 

b) Giao thông vận tải

- Mạng lưới giao thông phát triển, với đầy đủ các loại hình giao thông, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hóa trong nước cũng như giữa nước Nga và các nước trên thế giới.

- Là một trong những nước có mạng lưới đường sắt dài nhất thế giới với hơn 87000 km. Hệ thống tàu điện ngầm của Liên bang Nga rất phát triển.

- Đường bộ có tổng chiều dài trên 1 triệu km, với nhiều hệ thống đường cao tốc liên bang, phát triển ở khu vực phía tây.

- Đường sông có tổng chiều dài trên 100 nghìn km với mạng lưới kênh đào nối lưu vực các sông lớn.

- Giao thông vận tải đường biển khá phát triển, các cảng lớn và quan trọng.

- Đường ống được phát triển rất mạnh. Tổng chiều dài đường ống lớn thứ hai thế giới để vận chuyển dầu mỏ và khí tự nhiên không chỉ trong lãnh thổ mà còn đi đến các nước khác, nhất là các nước châu Âu…

- Đường hàng không cũng phát triển.

 

c) Du lịch

- Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa phong phú, độc đáo, giàu bản sắc với nhiều di sản tự nhiên và văn hóa thế giới, tạo điều kiện cho Liên bang Nga trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch.

- Năm 2019, Liên bang Nga đón 24,6 triệu khách du lịch quốc tế, doanh thu đạt 11 tỉ USD.

- Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua là các trung tâm du lịch lớn nhất của nước Nga.

- Các địa điểm du lịch nổi tiếng như: hồ Bai-can, nhà thờ chính tòa Thánh Ba-sin, Cung điện Crem-lin, ...

Cung điện Crem-lin

Hình 4. Cung điện Crem-lin

d) Tài chính ngân hàng

- Tài chính ngân hàng của Liên bang Nga phát triển đa dạng với nhiều hoạt động như thị trường trái phiếu, chứng khoán, tín dụng... thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

- Các trung tâm tài chính quan trọng là: Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua,..

1.2. Một số vùng kinh tế

- Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế. Mỗi vùng có nguồn lực phát triển, các ngành kinh tế trọng điểm,... khác nhau.

- Các vùng kinh tế quan trọng của Liên bang Nga là: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran và vùng Viễn Đông.

Bảng. Một số vùng kinh tế Liên bang Nga năm 2020

Một số vùng kinh tế Liên bang Nga năm 2020

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Nêu sự phân bố một số ngành công nghiệp chính của Liên bang Nga?

 

Hướng dẫn giải

- Công nghiệp năng lượng: dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng U-ran và Tây Xi-bia; các mỏ than ở Xi-bia và Viễn Đông; các nhà máy nhiệt điện lớn phân bố ở vùng Trung ương, U-ran và Tây Xi-bia.

- Công nghiệp chế tạo: chủ yếu ở vùng đồng bằng Đông Âu.

- Công nghiệp luyện kim phan bố ở các vùng Tây Xi-bia, U-ran và Trung ương.

 

Bài 2: Trình bày khái quát tình hình phát triển kinh tế của Liên Bang Nga?

 

Hướng dẫn giải

- Tình hình phát triển kinh tế của Liên Bang Nga:

+ Quy mô GDP khá lớn, năm 2020 đạt khoảng 1,5 nghìn tỉ USD (chiếm khoảng 1,7% GDP toàn cầu).

+ Tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ và các ngành có hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao.

ADMICRO

Luyện tập Bài 21 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế, đặc điểm nổi bật của một số. vùng kinh tế.

- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu; vẽ được biểu đồ.

- Sưu tầm, hệ thống hoá được các thông tin, hình ảnh về địa lí Liên bang Nga từ các nguồn khác nhau.

3.1. Trắc nghiệm Bài 21 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 2 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 21 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 2 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 105 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 107 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 109 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 111 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 112 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 112 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 112 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 112 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 21 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 11 HỌC247

NONE
OFF