OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 20: Kinh tế Liên bang Nga


Liên bang Nga có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Hãy cùng HOC247 tìm hiểu xem nền kinh tế của Liên bang Nga đã đạt được những thành tựu nổi bật gì? thông qua nội dung của Bài 20: Kinh tế Liên bang Nga trong chương trình SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các ngành kinh tế

1.1.1. Công nghiệp

- Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng gần 30% trong cơ cấu GDP của Liên bang Nga (năm 2020).

- Nhờ những thuận lợi về vị trí địa lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, có giá trị cao, cơ sở hạ tầng, khoa học - kĩ thuật hiện đại nên ngành công nghiệp Liên bang Nga phát triển với nhiều trung tâm công nghiệp lớn, tập trung chủ yếu ở phía tây lãnh thổ.

Phân bố một số trung tâm công nghiệp và ngành công nghiệp ở Liên Bang Nga, năm 2020

Hình 1. Phân bố một số trung tâm công nghiệp và ngành công nghiệp ở Liên Bang Nga, năm 2020

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại, nhiều sản phẩm công nghiệp của quốc gia này đứng hàng đầu thế giới.

- Một số ngành công nghiệp nổi bật của Liên bang Nga là: khai thác khoáng sản, chế biến đá quý và kim loại, chế tạo máy bay, hàng không vũ trụ, điện tử - tin học, công nghiệp quốc phòng, cơ khí,...

1.1.2. Nông nghiệp

- Tình hình phát triển:

+ Sản xuất nông nghiệp ở Liên bang Nga rất phát triển, do: Diện tích đất nông nghiệp lớn, chiếm hơn 13% diện tích lãnh thổ; Khí hậu và đất đai phân hóa đa dạng; ...

+ Sản xuất nông nghiệp phát triển chủ yếu ở phần lãnh thổ phía tây, thuộc đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia.

+ Ngành nông nghiệp chiếm khoảng 4% GDP của Liên bang Nga (năm 2020) và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

- Một số ngành tiêu biểu:

+ Trồng trọt: nhiều mặt hàng nông sản của Liên bang Nga có sản lượng hàng đầu thế giới, như: lúa mì, lúa mạch, hướng dương, khoai tây,...

+ Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc của Liên bang Nga lớn, đạt khoảng 18 triệu con (năm 2020) với các vật nuôi đa dạng như bò, lợn, gia cầm, cừu, hươu,... ; Sản phẩm ngành chăn nuôi xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.

+ Lâm nghiệp: Liên bang Nga có diện tích rừng lớn nhất thế giới; Hàng năm, ngành khai thác và chế biến lâm sản mang lại nguồn thu đáng kể cho nền kinh tế với các sản phẩm chủ yếu là: gỗ tròn, giấy và bột giấy,...

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản: Liên bang Nga có đường bờ biển dài, có vùng biển thuộc các biển, đại dương lớn cùng với nhiều hệ thống sông, hồ nên ngành khai thác thuỷ sản phát triển và có đóng góp đáng kể cho ngành kinh tế.

Phân bố nông nghiệp ở Liên bang Nga, năm 2020

Hình 2. Phân bố nông nghiệp ở Liên bang Nga, năm 2020

1.2.3. Dịch vụ

- Tình hình phát triển:

+ Ngành dịch vụ chiếm khoảng 56% trong GDP (năm 2020), là ngành mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế Liên bang Nga.

+ Các nhóm ngành dịch vụ của Nga tập trung chủ yếu ở phía Tây, với các trung tâm dịch vụ lớn như: Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua,...

+ Một số ngành dịch vụ nổi bật là giao thông vận tải, ngoại thương, du lịch,...

- Một số ngành tiêu biểu:

+ Thương mại: Ngành ngoại thương ở Liên bang Nga phát triển mạnh; Năm 2020, giá trị xuất khẩu đạt trên 330 tỉ USD và nhập khẩu đạt trên 230 tỉ USD; Các sản phẩm xuất khẩu hàng đầu bao gồm dầu thô, sản phẩm của ngành hóa dầu, khí tự nhiên, vàng, than,... với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Anh, Hà Lan, Bê-la-rút, Đức.

+ Ngành nội thương ở Liên bang Nga cũng có sự phát triển mạnh mẽ: Mạng lưới hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi rộng khắp đất nước đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời phân phối hàng hóa kịp thời; Thương mại điện tử ngày càng phổ biến.

+ Ngành tài chính - ngân hàng: Có những bước phát triển vượt bậc với nhiều hoạt động sôi nổi, tác động đến sự phát triển kinh tế quốc gia; Năm 2020, Liên bang Nga thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn 9,5 tỉ USD và đầu tư ra nước ngoài hơn 5,8 tỉ USD.

+ Ngành giao thông vận tải: tất cả các loại hình giao thông vận tải đều được chú trọng phát triển.

+ Ngành du lịch: Liên bang Nga là quốc gia tập trung nhiều di sản tự nhiên và văn hoá thế giới được UNESCO công nhận, vì vậy, ngành du lịch của quốc gia này phát triển, mang lại doanh thu lớn cho nền kinh tế. Năm 2020, Liên bang Nga đón khoảng 6,4 triệu lượt khách quốc tế đến và doanh thu du lịch quốc tế đạt gần 5 tỉ USD.

Thung lũng Gây-sơ

Hình 3. Thung lũng Gây-sơ

1.2. Các vùng kinh tế

- Dựa trên những đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển kinh tế,... lãnh thổ Liên bang Nga hình thành 12 vùng kinh tế, bao gồm: vùng Trung ương; vùng Trung tâm đất đen; vùng Đông Xi-bia; vùng Viễn Đông; vùng Ca-li-nin-grát; vùng Bắc Cáp-ca; vùng phía Bắc; vùng Tây Bắc; vùng U-ran; vùng Von-ga; vùng Von-ga - Ki-rốp; vùng Tây Xi-bia.

- Đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế ở Liên bang Nga:

+ Vùng Trung ương: Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu; Đây là vùng có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, kinh tế phát triển mạnh với các ngành công nghiệp nổi bật như công nghiệp cơ khí, hóa chất, thực phẩm,...

+ Vùng Trung tâm đất đen: Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, tiếp giáp U-crai-na, vùng Trung ương và vùng Von-ga; Trong vùng có loại đất đen màu mỡ với lượng khoáng và mùn cao.

+ Vùng Bắc Cáp-ca: Vùng tiếp giáp vùng Von-ga và vùng Trung tâm đất đen ở phía bắc, giáp Biển Đen và biển Ca-xpi; Vùng có nhiều tài nguyên như dầu mỏ, khí tự nhiên, than,... tạo điều kiện cho ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim phát triển.

+ Vùng U-ran: Vùng tập trung chủ yếu ở phần miền trung và phía nam dọc dãy núi U-ran; Vùng có diện tích rừng tai-ga lớn, giàu có về các loại khoáng sản.

+ Vùng Viễn Đông: Nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, giữa eo biển Bê-rinh ở phía bắc và CHDCND Triều Tiên ở phía nam, tạo điều kiện cho Liên bang Nga hợp tác với các quốc gia chủ yếu dựa vào một số ngành như đánh bắt và chế biến hải khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Trình bày tình hình phát triển của ngành du lịch ở Liên Bang Nga?

 

Hướng dẫn giải

- Liên bang Nga là quốc gia tập trung nhiều di sản tự nhiên và văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, vì vậy, ngành du lịch của quốc gia này phát triển, mang lại doanh thu lớn cho nền kinh tế.

- Năm 2020, Liên bang Nga đón khoảng 6,4 triệu lượt khách quốc tế đến và doanh thu du lịch quốc tế đạt gần 5 tỉ USD.

 

Bài 2: Nêu một số ngành công nghiệp nổi bật của Liên bang Nga?

 

Hướng dẫn giải

- Một số ngành công nghiệp nổi bật của Liên bang Nga là: khai thác khoáng sản, chế biến đá quý và kim loại, chế tạo máy bay, hàng không vũ trụ, điện tử - tin học, công nghiệp quốc phòng, cơ khí,...

+ Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Ngành này tập trung chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, khu vực dãy U-ran,...

+ Công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp hàng đầu, chiếm gần 30% trong cơ cấu ngành công nghiệp; ngành này tập trung chủ yếu ở Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua, Ê-ca-tê-rin-bua, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.

+ Liên bang Nga là một trong các cường quốc hàng đầu thế giới về công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng, năng lượng nguyên tử. Các ngành công nghiệp này được phát triển ở nhiều trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga.

ADMICRO

Luyện tập Bài 20 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế, đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế.

- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét phân tích được số liệu, tư liệu, vẽ được biểu đồ.

3.1. Trắc nghiệm Bài 20 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Phần 2 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 20 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Phần 2 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 107 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi trang 107 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi trang 109 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi trang 110 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi trang 111 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 1 trang 113 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 2 trang 113 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 113 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 20 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 11 HỌC247

NONE
OFF