OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 19: Kinh tế Hoa Kỳ


Cùng HOC247 tham khảo nội dung bài giảng của Bài 19: Kinh tế Hoa Kỳ trong chương trình SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức để tìm hiểu các kiến thức về đặc điểm phát triển của các ngành kinh tế ở Hoa Kỳ như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và dịch vụ. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nền kinh tế hàng đầu thế giới

1.1.1. Đặc điểm

- Quy mô GDP của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới, GDP bình quân đầu người cao hàng đầu thế giới (hơn 63 nghìn USD năm 2020).

- Kinh tế Hoa Kỳ có cơ cấu rất đa dạng. Dịch vụ chiếm tỉ trọng rất cao trong cơ cấu GDP Hiện nay, Hoa Kỳ đang tập trung vào các lĩnh vực có trình độ khoa học - công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Hình 1. GDP của các nến kinh tế hàng đầu thế giới năm 2020

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)

- Nền kinh tế Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn tới kinh tế các nước trên thế giới.

1.1.2. Nguyên nhân

Kinh tế Hoa Kỳ phát triển mạnh là nhờ các nguyên nhân sau:

- Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa.

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ kĩ thuật, năng suất lao động cao.

- Tham gia toàn cầu hoá kinh tế, phát triển nền kinh tế tri thức từ sớm, kinh tế thị trường phát triển ở mức độ rất cao.

- Quá trình sản xuất luôn gắn liền với nghiên cứu khoa học - kĩ thuật.

1.2. Các ngành kinh tế

1.2.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

- Hoa Kỳ có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.

- Tuy chỉ chiếm 0,9% GDP và sử dụng gần 1% tổng số lao động của cả nước nhưng sản xuất nông nghiệp của Hoa Kỳ vẫn tạo ra khối lượng sản phẩm đứng hàng đầu thế giới.

Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Hoa Kỳ năm 2020

Hình 2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Hoa Kỳ năm 2020

a) Nông nghiệp

- Nông nghiệp có quy mô lớn, năng suất cao.

- Hình thức sản xuất chủ yếu là các trang trại với quy mô rất lớn, chủ yếu sử dụng máy móc và kĩ thuật hiện đại.

- Các cây trồng chính là lúa mì, lúa gạo, ngô, đậu tương, cây ăn quả.... các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm,...

- Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.

 

b) Lâm nghiệp

- Có quy mô lớn và mang tính công nghiệp. Sản lượng gỗ tròn của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới với 429,7 triệu m3 (năm 2020).

- Trồng rừng ngày càng được chú trọng phát triển.

- Lâm nghiệp tập trung ở vùng núi Rốc-ki, ven vịnh Mê-hi-cô, ...

 

c) Thuỷ sản

- Khai thác thủy sản pphát triển mạnh do có nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, phương tiện và công nghệ khai thác hiện đại. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản khai thác của Hoa Kỳ đạt 4,3 triệu tấn (đứng thứ sáu trên thế giới).

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng còn thấp (0,5 triệu tấn) và đang có xu hướng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, đồng thời giúp bảo vệ và duy trì nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.

1.2.2. Công nghiệp

- Hoa Kỳ là cường quốc công nghiệp của thế giới. Năm 2020, công nghiệp và xây dựng chiếm 18,4% GDP và thu hút khoảng 10% lực lượng lao động.

- Cơ cấu công nghiệp đa dạng, trong đó nhiều ngành có trình độ khoa học - công nghệ và kĩ thuật cao, sản lượng đứng hàng đầu thế giới.

Bản đồ phân bố công nghiệp Hoa Kỳ năm 2020

Hình 3. Bản đồ phân bố công nghiệp Hoa Kỳ năm 2020

- Công nghiệp năng lượng:

+ Than chủ yếu khai thác ở khu vực phía đông (vùng núi A-pa-lát).

+ Dầu mỏ và khí tự nhiên khai thác chủ yếu ở bang Tếch-dát, ven vịnh Mê-hi-cô, bán đảo A-la-xca.

+ Sản lượng điện của Hoa Kỳ đứng thứ hai thế giới với cơ cấu đa dạng: thuỷ điện, nhiệt điện, điện nguyên tử,...

+ Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu thế giới về phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời.

Bảng 1. Một số sản phẩm công nghiệp của Hoa Kỳ giai đoạn 2000 - 2020

Một số sản phẩm công nghiệp của Hoa Kỳ giai đoạn 2000 - 2020

(Nguồn: Tập đoàn dầu khí BP, 2022)

- Công nghiệp chế biến: có vai trò đặc biệt quan trọng, chiếm phần lớn trị giá xuất khẩu. Các ngành công nghiệp truyền thống có xu hướng giảm tỉ trọng; trong khi các ngành công nghiệp hiện đại với công nghệ cao đang được đầu tư phát triển mạnh và tăng tỉ trọng.

- Phạm vi phân bố:

+ Hoạt động sản xuất công nghiệp tập trung mạnh nhất ở khu vực đông bắc.

+ Từ cuối thế kỉ XX, có sự chuyển dịch dần sản xuất công nghiệp về các bang phía nam và ven Thái Bình Dương, hình thành Vành đai Mặt Trời.

1.2.3. Dịch vụ

- Là ngành kinh tế có vai trò quan trọng nhất với quy mô và mức độ hiện đại đứng đầu thế giới. Năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm 80,1% GDP và thu hút khoảng 80% lực lượng lao động.

- Hoạt động dịch vụ đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực, không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng trên toàn thế giới.

a) Thương mại

- Nội thương: Quy mô đứng đầu thế giới. Thị trường nội địa có sức mua lớn, là động lực cho nền kinh tế.

- Ngoại thương:

+ Hoa Kỳ là cường quốc về ngoại thương với tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 chiếm 10,7% toàn thế giới.

+ Các mặt hàng xuất khẩu chính của Hoa Kỳ gồm: sản phẩm nông nghiệp (đậu tương, ngô, hoa quả,...), sản phẩm công nghiệp (hoá chất, máy móc, thiết bị giao thông, thiết bị thông tin, dược phẩm, hàng tiêu dùng,...).

+ Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: sản phẩm nông nghiệp (thuỷ sản, hoa quả,...), nguyên liệu thô (dấu thô,...), thiết bị công nghiệp, hàng tiêu dùng...

+ Các đối tác thương mại chính là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, EU, Trung Quốc, Nhật Bản,...

 

b) Giao thông vận tải

- Hệ thống giao thông vận tải hiện đại bậc nhất thế giới, trải rộng trên khắp lãnh thổ, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

+ Đường ô tô: giữ vai trò chủ yếu trong vận chuyển bằng đường bộ; hệ thống đường cao tốc có chất lượng tốt, thuận lợi cho việc thông thương giữa các bang.

+ Đường hàng không: có số lượng sân bay nhiều nhất thế giới, các sân bay lớn nhất là Át-lan-ta, Si-ca-gô, Lốt An-giơ-lét, Đa-lát,...

+ Đường sắt và tàu điện ngầm rất phát triển, có chiều dài lớn nhất thế giới. Hệ thống đường sắt được tự động hoá cao và trải rộng khắp đất nước.

+ Đường sông, hồ: có trên 41 nghìn km, gồm ba hệ thống chính là hệ thống sông Mi-xi xi-pi, hệ thống Ngũ Hổ và hệ thống các sông ven biển.

+ Đường biển: có vai trò quan trọng trong ngoại thương. Các cảng hoạt động nhộn nhịp nhất là Niu Oóc-lin, Lốt An-giơ-lét, Hao-xtơn, Niu Oóc,...

 

c) Tài chính ngân hàng

- Hoa Kỳ là một trong những thị trường tài chính lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới. Ngành này chiếm hơn 20% GDP, thu hút khoảng 4% lực lượng lao động toàn quốc (năm 2020).

- Các tổ chức tài chính ngân hàng của Hoa Kỳ hoạt động rộng khắp thế giới, đem lại nguồn thu lớn và nhiều lợi thế cho kinh tế Hoa Kỳ.

- Trung tâm tài chính quan trọng nhất của Hoa Kỳ là thành phố Niu Oóc.

Một góc phố Wall

Hình 4. Một góc phố Uôn

d) Du lịch

- Du lịch là một trong những ngành dịch vụ quan trọng của Hoa Kỳ, phát triển nhờ nguồn tài nguyên du lịch phong phú, cơ sở vật chất cho du lịch có chất lượng cao, hiện đại.

- Năm 2019, Hoa Kỳ thu hút 79,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế (đứng thứ ba thế giới). Doanh thu từ khách du lịch quốc tế đạt 193,3 tỉ USD (đứng đầu thế giới).

1.3. Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế

Bảng 2. Các vùng kinh tế của Hoa Kỳ

Các vùng kinh tế ở Hoa Kỳ

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Hiện nay, kinh tế Hoa Kỳ phát triển như thế nào?

 

Hướng dẫn giải

Kinh tế Hoa Kỳ là một nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới:

+ Quy mô GDP lớn nhất thế giới, GDP bình quân đầu người cao hàng đầu thế giới.

+ Cơ cấu nền kinh tế đa dạng, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, tập trung vào các lĩnh vực có trình độ khoa học - công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển.

+ Nền kinh tế Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn tới kinh tế các nước trên thế giới.

+ Hoa Kỳ có vai trò quan trọng trong nhiều tổ chức, diễn đàn kinh tế của thế giới.

 

Bài 2: Nêu đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ?

 

Hướng dẫn giải

+ Công nghiệp năng lượng: khai thác than ở vùng núi A-pa-lát; khai thác dầu mỏ, khí đốt ở bang Tếch-dát, ven vịnh Mê-hi-cô…

+ Công nghiệp chế biến phát triển ở các trung tâm công nghiệp thuộc các bang trung tâm như Chi-ca-gô, Mít-xu-ri, A-can-dát, Mít-xi-xi-pi…

+ Công nghiệp hàng không - vũ trụ phát triển ở các trung tâm ven vịnh Mê-hi-cô( Hao-xtơn, Đa-lát) và ven Thái Bình Dương (Lốt An-giơ-lét, Xít-tơn)

+ Ngành điện tử - tin học tập trung ở khu vực đông bắc và phía tây.

ADMICRO

Luyện tập Bài 19 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết:

- Giải thích được đặc điểm của nền kinh tế hàng đầu thế giới.

- Trình bày được sự phát triển, phân bố của các ngành kính tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), sự chuyển dịch cơ cấu ngành và sự phân hoá lãnh thổ của nền kinh tế Hoa Kỳ.

- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.

- Vẽ được biểu đồ, nhận xét và giải thích.

- Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí Hoa Kỳ.

3.1. Trắc nghiệm Bài 19 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 2 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 19 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 2 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 88 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 89 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 91 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 93 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 94 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 96 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 96 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 96 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 19 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 11 HỌC247

NONE
OFF