OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á


Với mong muốn giúp các em tìm hiểu các kiến thức về kinh tế của khu vực Tây Nam Á một cách dễ dàng ban biên tập HOC247 xin giới thiệu nội dung bài giảng Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á trong chương trình SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức. Nội dung chi tiết các em tham khảo dưới đây!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tình hình phát triển kinh tế

1.1.1. Tình hình phát triển kinh tế chung

a. Quy mô

- Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Năm 2020, GDP toàn khu vực là 3 184,4 tỉ USD, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.

- Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn.

Bảng 1. Quy mô GDP theo giá hiện hành của khu vục Tây Nam Á và Thế giới giai đoạn 2000 - 2020

(Đơn vị: USD)

Quy mô GDP theo giá hiện hành của khu vục Tây Nam Á và Thế giới giai đoạn 2000 - 2020

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022; (*) số liệu năm 2020 không bao gồm Xi-ri)

b. Tăng trưởng kinh tế

- Thế kỉ XX, nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí. Hiện nay, sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,...

- Bước sang thế kỉ XXI, một số quốc gia giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí và chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.

Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Tây Nam Á và Thế giới giai đoạn 2010 - 2020

 (Đơn vị: %)

Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Tây Nam Á và Thế giới giai đoạn 2010 - 2020

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)

c. Cơ cấu kinh tế

- Ngành nông nghiệp chiếm khoảng 10% GDP và 25% lực lượng lao động của khu vực (năm 2020).

- Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80% GDP và có xu hướng tăng.

1.1.2. Nguyên nhân

Sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á do nhiều nguyên nhân:

- Sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do sự bất ổn xã hội, giá dầu trên thế giới không ổn định, dịch bệnh, ....

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á chủ yếu do sự phân bố tài nguyên dầu mỏ không đều giữa các quốc gia, chính sách phát triển và mức độ đầu tư khoa học - công nghệ của các quốc gia khác nhau, tác động của các cường quốc trên thế giới, ....

- Hiện nay, một số quốc gia trong khu vực như Ca-ta, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, ... đã và đang giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí thông qua đẩy mạnh phát triển nến kinh tế tri thức.

1.2. Một số ngành kinh tế

1.2.1. Nông nghiệp

Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản khu vực Tây Nam Á năm 2020

Hình 1. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản khu vực Tây Nam Á năm 2020

- Trồng trọt:

+ Các sản phẩm trồng trọt chính là cây lương thực (lúa gạo, lúa mì), cây công nghiệp (bông, thuốc lá, cà phê, ôliu,...), cây ăn quả,...

+ Các quốc gia có ngành trồng trọt phát triển nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Irắc, Arập Xêút, Ixraen,...

- Chăn nuôi: kém phát triển.

+ Chăn thả vẫn là hình thức chăn nuôi phổ biến trong khu vực.

+ Các quốc gia có diện tích đồng cỏ rộng lớn để phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu,...) là Arập Xêút, Xiri, Yêmen, Iran, Ápganixtan, Thổ Nhĩ Kỳ,...

- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được phát triển ở ven Địa Trung Hải (Thổ Nhĩ Kỳ), Biển Đỏ (Arập Xêút), vịnh Pécxích (Ôman),...

1.2.2. Công nghiệp

- Công nghiệp chiếm hơn 40% GDP của Tây Nam Á (năm 2020).

- Một số ngành công nghiệp tiêu biểu:

+ Công nghiệp khai thác, chế biến dấu khí là ngành then chốt và đóng góp lớn vào quy mô GDP của nhiều quốc gia Tây Nam Á.

+ Công nghiệp dệt, may phát triển khá mạnh do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xiri, Iran, Irắc.

+ Công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng chưa thực sự phát triển nên phải nhập khẩu nhiều thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Tây Nam Á năm 2020

Hình 2. Bản đồ phân bố công nghiệp khu vực Tây Nam Á năm 2020

1.2.3. Dịch vụ

- Tình hình phát triển: Dịch vụ đóng góp hơn 40% giá trị GDP của khu vực Tây Nam Á và có xu hướng tăng.

- Một số ngành dịch vụ:

+ Khu vực Tây Nam Á có vị trí địa lí rất thuận lợi để phát triển giao thông quốc tế.

+ Hàng hải là một thế mạnh của khu vực với các cảng lớn là Ten Avíp (Ixraen), En Côoét (Côoét), Ixtanbun (Thổ Nhĩ Kỳ), Ađen (Y-ê-men)....

+ Đường hàng không là loại hình giao thông chính trong khu vực, các sân bay lớn nhất là Đubai (Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất), Đôha (Cata), Ancara (Thổ Nhĩ Kỳ), Bacu (Adécbai gian).

+ Thương mại: Hoạt động ngoại thương nổi bật nhất là xuất khẩu dầu khí với hơn 2/3 các mặt hàng xuất khẩu là nhiên liệu, dấu nhờn và các sản phẩm hoá chất; đối tác thương mại chủ yếu của khu vực là các nước châu Á, EU, Hoa Kỳ. Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu thô, nông sản, ...

+ Du lịch: Nhiều quốc gia Tây Nam Á thu hút được số lượng lớn du khách do đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và có những chính sách khuyến khích phát triển du lịch. Tổng lượng khách du lịch đến Tây Nam Á năm 2019 là 146 triệu, trong đó đứng đầu là Thổ Nhĩ Kỳ (45 triệu).

Quần đảo Cây Cọ là một điểm du lịch nổi tiếng ở Đu-bai, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất

Hình 3. Quần đảo Cây Cọ là một điểm du lịch nổi tiếng ở Đu-bai, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Nêu đặc điểm kinh tế khu vực Tây Nam Á?

 

Hướng dẫn giải

- Quy mô kinh tế lớn, quy mô GDP tăng liên tục, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.

- Quy mô GDP giữa các quốc gia trong khu vực có sự khác biệt rất lớn chủ yếu do phân bố tài nguyên dầu mỏ, chính sách phát triển, sự tác động của các cường quốc.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành chủ yếu là ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80%, ngành nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10%.

 

Bài 2: Trình bày sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á?

 

Hướng dẫn giải

- Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí.

- Một số quốc gia giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí, chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển.

- Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,…

ADMICRO

Luyện tập Bài 16 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung, sự phát triển một số ngành kinh tế của khu vực Tây Nam Á.

- Đọc được bản đồ phản bố nông nghiệp và công nghiệp khu vực Tây Nam Á, rút ra nhận xét; phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ.

- Khai thác, chọn lọc, thụ thập được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí khu vực Tây Nam Á.

3.1. Trắc nghiệm Bài 16 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 2 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 16 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 2 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 74 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 75 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 78 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 78 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 78 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 16 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 11 HỌC247

NONE
OFF