OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 7


Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học dưới đây Ôn tập Chủ đề 7 trong chương trình Công nghệ 11 Cánh diều do HOC 247 tổng hợp giúp các em hệ thống hóa kiến thức về công nghệ ô tô. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát về ô tô

1.1.1. Khái niệm

- Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ, có từ 4 bánh xe trở lên, dùng để chuyên chở người, hàng hoá hoặc thực hiện nhiệm vụ riêng

1.1.2. Vai trò của ô tô trong đời sống và sản xuất

- Hiện nay, có nhiêu loại phương tiện giao thông nhưng ô tô vẫn là phương tiện giao thông có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất.

1.1.3. Cấu tạo chung của ô tô

- Ô tô có cấu tạo phức tạp với nhiều hệ thống và chi tiết. Cấu trúc chung của ô tô bao gồm 4 phần chính như hình.

1.2. Hệ thống truyền lực

1.2.1. Khái quát chung

a. Nhiệm vụ và phân loại

- Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực bao gồm: truyền và biến đổi mômen, ngắt mômen khi dừng xe, và đảo chiều mômen khi lùi xe.

b. Cấu tạo

- Hệ thống truyền lực có cấu tạo bao gồm một số bộ phận chính như sau:

+ Li hợp có nhiệm vụ truyền hoặc ngắt dòng truyền mômen.

+ Hộp số có nhiệm vụ thay đổi mômen và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô.

+ Truyền lực các đăng có nhiệm vụ truyền mômen từ hộp số đến cầu chủ động hoặc bánh xe chủ động.

+ Truyền lực chính, vi sai và bán trục có nhiệm vụ tăng mômen và phân phối đến hai bánh xe chu động.

c. Nguyên lí làm việc

- Đối với hệ thống truyền lực động cơ đặt trước - cầu sau chủ động như hình 24, khi ly hợp (2) đóng, moment được truyền từ động cơ (1) qua ly hợp (2) đến hộp số (3), qua truyền lực các đĩa (4), sau đó đến truyền lực chính, vi sai (5) và các bánh trục (6) và đến bánh xe cầu sau (7).

Hình. Sơ đồ hệ thống truyền lực động cơ đặt trước - cầu sau chủ động

1. Động cơ; 2. Li hợp; 3. Hộp số; 4. Truyền lực các đăng; 5. Truyền lực chính, bộ vi sai; 6. Bản trục; 7. Bánh xe cầu sau;  8. Bánh xe cầu trước.

1.2.2. Li hợp

- Li hợp có nhiệm vụ truyền hoặc ngắt mômen giữa động cơ và hộp số.

- Có nhiều loại li hợp: ma sát, thủy lực, điện từ. Li hợp ma sát sử dụng phổ biến trên ô tô.

- Li hợp ma sát có cấu tạo gồm:

+ Phần chủ động gồm: bánh đà, vỏ ly hợp, đĩa ép, lò xo ép. 

+ Phần bị động gồm: trục ly hợp, đĩa ma sát được lắp khớp then hoa với trục ly hợp. 

+ Phần điều khiển gồm các chi tiết liên kết từ bàn đạp, đòn dẫn động, càng mở, ổ bi ti, đòn mở.

1.2.3. Hộp số

- Hộp số nằm giữa ly hợp và truyền lực các đĩa trong hệ thống truyền lực.

- Hộp số có nhiệm vụ thay đổi mômen phù hợp với lực cản lên ô tô, đảo chiều mômen cho xe đi lùi, và ngắt mômen giữa ly hợp và truyền lực các đĩa khi khởi động, dừng xe, v.v...

- Có nhiều loại hộp số được sử dụng trên ô tô, chia thành: hộp số điều khiển bằng tay, hộp số điều khiển tự động, v.v...

- Hộp số có cấp có cấu tạo phức tạp gồm nhiều bộ phận, tuỳ thuộc vào loại hộp số.

1.2.4. Truyền lực các đăng

- Truyền lực các đăng truyền mômen giữa hộp số và cầu chủ động hoặc từ truyền lực chính đến bánh xe chu động.

- Trong hệ thống truyền lực động cơ đặt trước cầu chủ động đặt sau, hộp số cố định trên khung xe, truyền lực các đăng truyền mômen từ hộp số đến truyền lực chính trên cầu xe.

- Trong hệ thống truyền lực động cơ đặt trước cầu chủ động đặt trước, hộp số và truyền lực chính cố định trên khung xe, truyền mômen đến các bánh xe thông qua truyền lực các đăng.

- Có nhiều loại truyền lực các đăng: động tốc và không tốc, khớp chữ thập và khớp bi, và được chia ra theo tính chất động học.

1.2.5. Truyền lực chính, vi sai và bán trục

- Truyền lực chính truyền mômen giữa hai trục vuông góc (trục các đăng và bán trục), giảm vòng quay và tăng mômen quay cho bán trục.

- Bộ vi sai phân phối mômen cho hai bán trục của hai bánh xe chu động, cho phép hai bánh xe quay với tốc độ khác nhau khi ô tô quay vòng hoặc di trên đường không bằng phẳng.

- Bán trục truyền mômen từ bánh răng bán trục của vi sai đến từng bánh xe.

- Truyền lực chính gồm hai bánh răng côn ăn khớp với nhau: bánh răng chủ động và bánh răng bị động của bộ vi sai.

- Bộ vi sai bao gồm các bánh răng vi sai, bánh răng bán trục, trục vi sai, vỏ vi sai,...

1.3. Hệ thống phanh, hệ thống treo và hệ thống lái

1.3.1. Hệ thống phanh

a. Nhiệm vụ và phân loại

- Hệ thống phanh trên ô tô giảm tốc độ hoặc dừng xe, đồng thời giữ xe đứng yên khi đỗ.

- Phân loại: Căn cứ vào mục đích sử dụng, căn cứ vào cơ cấu phanh, căn cứ vào dạng dẫn động.

b. Cấu tạo

- Các bộ phận chính bao gồm:

+ Cơ cấu phanh tạo ma sát giữa phanh quay và phanh cố định để phanh bánh xe.

+ Cơ cấu phanh đĩa sử dụng má phanh ép vào đĩa phanh để tạo ma sát.

+ Cơ cấu phanh tang trống sử dụng guốc phanh ép vào trống phanh để tạo ma sát.

c. Nguyên lí làm việc

- Khi người lái đạp bàn đạp phanh, xi lanh phanh chính và trợ lực tạo áp suất để truyền đến các xilanh phanh trên từng cụm cơ cấu phanh, tạo lực đẩy má phanh ép vào đĩa phanh hoặc trống phanh để phanh bánh xe.

- Khi dừng hoặc đỗ xe, người lái kéo cần phanh tay trên cụm phanh dừng để phanh xe bằng cơ cấu phanh đĩa hoặc tang trống.

1.3.2. Hệ thống treo

a. Nhiệm vụ và phân loại

- Khi xe di chuyển trên đường không bằng phẳng hoặc quay vòng, các xung lực từ mặt đường tác động lên xe gây ra dao động, ảnh hưởng đến sức khỏe của người ngồi trên xe và hàng hóa.

- Hệ thông treo là hệ thống liên kết giữa thân xe và cầu xe (bánh xe), giúp giảm va đập từ mặt đường lên xe và truyền các lực và mô-men giữa thân xe và bánh xe. 

- Có thể phân loại hệ thống treo theo dạng dẫn hướng: độc lập và phụ thuộc hoặc theo loại bộ phận đàn hồi: nhíp, lò xo, khí nén,...

b. Cấu tạo

- Hệ thống treo độc lập dùng cho ô tô con và hệ thống treo phụ thuộc dùng cho ô tô buýt và xe tải. 

- Hệ thống treo gồm bộ phận đàn hồi, giảm chấn, dẫn hướng và ổn định. 

c. Nguyên lí làm việc

Khi xe đi trên đường không bằng phẳng, cầu xe tác động lên bộ phận đàn hồi, làm cho thân xe dao động và tạo ra các hành trình nén và trả. 

- Sự dịch chuyển của piston trong xi lanh đẩy chất lỏng qua các van nén và trả để giảm chấn. 

- Ma sát tại các van sinh ra nhiệt năng, được giải phóng qua giảm chấn. 

- Bộ phận dẫn hướng và ổn định truyền các lực và mô-men giữa cầu xe và thân xe, giữ cho bánh xe ổn định khi di chuyển trên đường không bằng phẳng hoặc khi quay vòng.

1.3.3. Hệ thống lái

a. Nhiệm vụ và phân loại

- Hệ thống lái có nhiệm vụ đảm bảo hướng và quỹ đạo chuyển động của ô tô theo ý của người lái. 

- Hệ thống lái có thể phân loại theo vị trí vành tay lái (bên trái hoặc bên phải), vị trí cầu dẫn hướng (cầu trước dẫn hướng hoặc tất cả các cầu dẫn hướng) hay theo dạng trợ lực và điều khiển (trợ lực thủy lực, trợ lực điện...).

b. Cấu tạo

- Hệ thống lái bao gồm nhiều chi tiết và bộ phận, tùy thuộc vào từng loại. 

- Về cơ bản, hệ thống lái bao gồm vành tay lái, trục lái nối liền với vành tay lái và cơ cấu lái biến động chuyển động của vành tay lái thành chuyển động góc của đòn quay đứng.

c. Nguyên lí làm việc

- Khi ô tô đi thăng, vành tay lái ở vị trí trung gian, các cơ cấu bố trí để các bánh xe dần hướng theo phương chuyển động.

- Khi muốn chuyển hướng sang trái, người lái quay vành tay lái sang trái, thông qua trục lái và cơ cấu lái, đầu đòn quay đứng dịch chuyển về phía trước.

- Đòn kéo dọc kéo đẩy đòn quay ngang sang phía trước, khớp chuyển hướng bên trái quay ngược chiều kim đồng hồ quanh chốt khớp chuyển hướng.

- Nhờ đòn ngang dịch sang phải, khớp chuyển hướng bên phải cũng quay ngược chiều kim đồng hồ. Kết quả là cả hai bánh dẫn hướng đều quay sang trái, làm cho xe chuyển hướng chuyển động sang trái.

1.4. Trang bị điện ô tô

1.4.1. Cấu tạo chung

- Các hệ thống điện được chia thành nhiều vị trí và chức năng như hình 

1.4.2. Hệ thống cung cấp điện

- Hệ thống cung cấp điện lưu trữ và cung cấp nguồn điện ổn định cho các phụ tải trên ô tô.

- Hệ thông cung cấp điện gôm một số bộ phận chính sau:

- Ắc quy cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện trên ô tô và khởi động động cơ.

- Máy phát phát điện và nạp lại Ắc quy khi động cơ hoạt động.

- Bộ điều chỉnh điện ôn định điện áp cho Ắc quy và thiết bị tiêu thụ điện.

1.4.3. Các hệ thống điện động cơ

- Các hệ thống điện động cơ trên ô tô có nhiệm vụ điều khiển các hệ thống của động cơ đốt trong bao gồm:

+ Hệ thống khởi động dẫn động trục khuỷu động cơ đốt trong quay với số vòng quay nhất định để động cơ hoạt động.

+ Hệ thống đánh lửa tạo tia lửa để cháy nhiên liệu trong buồng đốt theo đúng thứ tự nổ của động cơ đốt trong.

+ Hệ thống điều khiển điện tử đảm bảo hiệu quả làm việc của các hệ thống như cung cấp nhiên liệu và phân phối khí.

1.4.4. Hệ thống chiếu sáng

- Hệ thống chiếu sáng trên ô tô tạo ánh sáng giúp vận hành an toàn và tiện nghi cho con người dưới nhiều điều kiện khác nhau.

- Hệ thống chiếu sáng bao gồm dàn đèn trong xe và ngoài xe, bao gồm các loại đèn như đèn buồng lái, đèn khoang hành lí, đèn chiếu sáng phía trước và đèn phanh.

1.4.5. Hệ thống thông tin và tín hiệu

a. Các thiết bị tín hiệu

- Thiết bị tín hiệu ánh sáng bao gồm: đèn báo rẽ, đèn hậu, đèn báo phanh, đèn báo sự cố, đèn báo lùi,...

- Thiết bị tín hiệu âm thanh bao gồm: còi, còi báo rẽ, còi cảnh báo trong xe,... 

- Xe cứu thương, cứu hỏa có đèn và còi hiệu ưu tiên.

b. Các thiết bị thông tin

- Các thiết bị thông tin nhắc nhở bao gồm các đèn báo giúp người lái và hành khách thao tác an toàn và cung cấp thông tin cho kỹ thuật viên sửa chữa ô tô.

- Đèn báo được chia thành màu xanh cho xe hoạt động bình thường, màu vàng cho xe hoạt động không an toàn, và màu đỏ cho xe trong tình trạng trục trặc nghiêm trọng. 

1.4.6. Hệ thống kiểm tra theo dõi

- Hệ thống kiểm tra theo dõi giám sát tình trạng kỹ thuật của ô tô và báo cho người lái.

- Cảm biến có nhiệm vụ thu nhận thông tin tình trạng xe, biến thành tín hiệu cho bộ xử lý.

- Bộ phận xử lý tiếp nhận, lọc và chuyển đổi tín hiệu.

- Bộ phận hiển thị có chức năng hiển thị thông tin về trạng thái và thông số của ô tô.

1.4.7. Các hệ thống điện khác

- Hệ thống các thiết bị phụ trên ô tô có nhiệm vụ riêng biệt như: hệ thống lau kính, khoá cửa, nâng hạ kính, sấy kính, điều khiển ghế ngồi và điều hoà không khí.

- Ô tô hiện đại tích hợp nhiều hệ thống cơ điện tử nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu, phát thải và tăng công suất động cơ. Ngoài ra còn làm tăng tính an toàn và tiện nghi sử dụng cho người ngồi trên xe.

1.5. Sử dụng và bảo dưỡng ô tô

1.5.1. Sử dụng ô tô

- Ô tô là phương tiện giao thông phổ biến, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như chở người, hàng hoặc các nhiệm vụ đặc biệt như chữa cháy, cứu thương, vv.

- Để đảm bảo sử dụng ô tô hiệu quả và an toàn, cần lưu ý thực hiện các công việc sau:

- Trước khi khởi động động cơ.

- Sau khi khởi động động cơ.

- Trong khi lái xe.

- Kết thúc hành trình lái xe.

1.5.2. Bảo dưỡng ô tô

- Bảo dưỡng ô tô là các hoạt động kĩ thuật dự phòng để duy trì tình trạng kĩ thuật tốt của xe, ngăn ngừa hư hỏng và tăng độ tin cậy.

- Bảo dưỡng phải tuân thủ quy định của nhà sản xuất và yêu cầu của chẩn đoán kĩ thuật ô tô.

- Bảo dưỡng kĩ thuật thường xuyên trước hoặc sau mỗi ngày hoạt động của xe hoặc trong thời gian xe hoạt động.

- Công việc bảo dưỡng định kì bao gồm kiểm tra hệ thống bôi trơn, làm mát, điện; vệ sinh, điều chỉnh, thay thế chi tiết, vật liệu; thay dầu, lọc dầu, lọc gió động cơ; bảo dưỡng phanh, xiết chặt các đai ốc, nâng xe kiểm tra, khắc phục các hư hỏng (nếu có).

1.5.3. Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông

- Để đảm bảo an toàn cho ô tô, lái xe, hành khách trên xe và những đối tượng tham gia giao thông khác, người lái xe cần thực hiện nghiêm túc các công việc sau:

a. Đối với lái xe

- Trước khi khởi hành

- Khi điểu khiên xe trên đường

b. Đối với người ngồi trên xe

- Để đảm bảo an toàn cho ô tô, bản thân và những đối tượng khác tham gia giao thông, người ngồi trên xe cần lưu ý thực hiện nghiêm túc một số công việc sau:

+ Ngồi đúng vị trí, thắt dây an toàn.

+ Không gây ồn ào ảnh hưởng đến tập trung của lái xe.

+ Không đưa tay và các bộ phận khác của cơ thể ra ngoài khi xe đang chạy.

+ Dừng hẳn xe trước khi mở cửa. Quan sát kỹ trước khi mở cửa xe, đặc biệt trong trường hợp mở cửa bên trái.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Bộ phận nào của hệ thống lái có nhiệm vụ biến đổi chuyển động quay của vành tay lái thành chuyển động góc của đòn quay đứng?

A. Vành tay lái

B. Trục lái 

C. Cơ cấu lái

D. Dẫn động lái

 

Hướng dẫn giải

Cơ cấu lái có nhiệm vụ biến đổi chuyển động quay của vành tay lái thành chuyển động góc của đòn quay đứng

Đáp án C

 

Ví dụ 2: Rửa xe, đánh bóng vỏ xe là công việc bảo dưỡng cơ bản nào?

A. Công việc kiểm tra và chuẩn đoán kĩ thuật các chi tiết

B. Công việc điều chỉnh và xiết chặt

C. Công việc bôi trơn và làm mát

D. Công việc bảo dưỡng mặt ngoài

 

Hướng dẫn giải

Rửa xe, đánh bóng vỏ xe là công việc bảo dưỡng mặt ngoài

Đáp án D

ADMICRO

Luyện tập Ôn tập Chủ đề 7 Công nghệ 11 Cánh diều

Học xong bài này các em có thể:

Hệ thống hóa kiến thức về công nghệ ô tô.

2.1. Trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 7 Công nghệ 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Ôn tập Chủ đề 7 Công nghệ 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi 1 trang 130 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 2 trang 130 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 3 trang 130 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 4 trang 130 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 5 trang 130 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 6 trang 130 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 7 trang 130 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 8 trang 130 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Ôn tập Chủ đề 7 Công nghệ 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF