Mục tiêu của bài Thực hành Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản nhằm giúp các em có kỹ năng vẽ được ba hình chiếu đứng, bằng, cạnh của vật thể từ hình ba chiều hoặc vật mẫu; ghi được kích thước của vật thể, bố trí hợp lí và đúng tiêu chuẩn các kích thước và biết cách trình bày bản vẽ theo các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học dưới đây.
Tóm tắt lý thuyết
1. CHUẨN BỊ
- Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật (thước, êke, compa,...), bút chì cứng và bút chì mềm, tẩy,...
- Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4, giấy kẻ ô hoặc kẻ li
- Tài liệu: Sách giáo khoa Công nghệ 11
- Đề bài: Vật mẫu hoặc hình biểu diễn ba chiều của vật thể
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
- Lập bản vẽ trên khổ giấy A4 ba hình chiếu và các kích thước của vật thể đơn giản từ vật mẫu hoặc từ hình ảnh ba chiều của vật thể. Lấy ví dụ vật thể là giá đỡ hình chữ L.
Hình 1. Vật thể hình chữ L
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Quan sát vật thể, phân tích hình dạng và chọn hướng chiếu vuông góc với các bề mặt của vật thể để biểu diễn hình dạng vật thể
Hình 2. Cấu tạo giá đỡ hình chữ L
- Hình dạng:
+ Hình chữ L nội tiếp khối hình chữ nhật
+ Phần nằm ngang có rãnh hình hộp chữ nhật
+ Phần đứng có lỗ hình trụ nằm ngang
- Hướng chiếu:
+ Hướng chiếu đứng: từ truớc vào
+ Hướng chiếu bằng: từ trên xuống
+ Hướng chiếu cạnh: từ trái sang
Bước 2: Chọn tỉ lệ thích hợp với khổ giấy A4 và kích thước của vật thể. Bố trí ba hình chiếu cân đối trên bản vẽ theo các hình chữ nhật bao ngoài hình chiếu bằng nét liền mảnh
Hình 3. Bố trí các hình chiếu
Bước 3: Lần lượt vẽ bằng nét liền mảnh từng phần của vật thể với các đường gióng giữa các hình chiếu của từng phần
Vẽ khối chữ L
Hình 4. Vẽ khối chữ L
Vẽ rãnh hình hộp
Hình 5. Vẽ rãnh hình hộp
Vẽ lỗ trụ
Hình 6. Vẽ lỗ trụ
Bước 4: Tô đậm các nét thấy, đường bao thấy của vật thể trên hình chiếu, dùng nét đứt biểu diễn các cạnh khuất, đường bao khuất
Hình 7. Tô đậm các nét
Bước 5: Kẻ các đường gióng, đường ghi kích thước và con số kích thước trên các hình chiếu
Hình 8. Ghi kích thước
Giá chữ L có kích thước như sau:
Khối chữ L: Chiều dài 50, chiều cao 38, chiều rộng 28 và chiều dày 18
Rãnh hình hộp: chiều rộng 14, chiều dài 20 và chiều cao 18
Lỗ hình trụ: đường kính \(\phi14\), chiều dài 18 và tâm lỗ cách đáy dưới 28
Bước 6: Kẻ khung bản vẽ, khung tên, ghi nội dung
Hình 9. Mẫu khung tên
Hình 10. Bản vẽ hoàn chỉnh
2. Luyện tập Bài 3 Công Nghệ 11
Sau khi học xong Bài 3: Thực hành Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản, các em cần nắm vững các kỹ năng:
- Quan sát vật thể, phân tích hình dạng và chọn hướng chiếu vuông góc với các bề mặt của vật thể để biểu diễn hình dạng vật thể
- Chọn tỉ lệ và bố trí các hình chiếu
- Vẽ ba hình chiếu đứng, bằng, cạnh của vật thể từ hình ba chiều
- Kẻ các đường gióng, đường ghi kích thước và con số kích thước trên các hình chiếu
- Trình bày bản vẽ theo các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Hình chiếu đứng
- B. Hình chiếu cạnh
- C. Hình chiếu bằng
- D. Cả A, B và C
-
Câu 2:
Nét liền đậm dùng để vẽ:
- A. Đường bao thấy
- B. Đường bao khuất, cạnh khuất
- C. Đường kích thước, đường gióng
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3. Hỏi đáp Bài 3 Chương 1 Công Nghệ 11
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!