Nếu các em có những khó khăn nào về bài giảng Vật lý 11 Bài 11 Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch các em vui lòng đặt câu hỏi để được giải đáp ở đây nhé. Các em có thể đặt câu hỏi nằm trong phần bài tập SGK, bài tập nâng cao, cộng đồng Vật lý HỌC247 sẽ sớm giải đáp cho các em.
Chúc các em học sinh có nền tảng kiến thức Vật lí thật tốt để đạt kết quả cao nhất nhé.
Danh sách hỏi đáp (95 câu):
-
Một nguồn điện có suất điện động \(\xi = 6 V\), điện trở trong \(r = 2\Omega ,\) mạch ngoài có điện trở R.
04/01/2022 | 1 Trả lời
a, Tính R để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài P = 4 W.
b, Với giá trị nào của R thì công suất điện tiêu thụ ở mạch ngoài là lớn nhất ?
Tính giá trị đó.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Hãy xác định suất điện động \(\xi \) và điện trở trong r của một acquy, biết rằng nếu nó phát dòng điện có cường độ \({I_1} = 15A\) thì công suất điện ở mạch ngoài \({P_1} = 136W,\) còn nếu nó phát dòng điện có cường độ \({I_2} = 6A\) thì công suất điện ở mạch ngoài \({P_2} = 64,8W.\)
04/01/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở \({R_1} = 2\Omega\) và \({R_2} = 8\Omega ,\) khi đó công suất điện tiêu thụ của hai bóng đèn như nhau. Tìm điện trở trong của nguồn điện.
04/01/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 6,6 V, điện trở trong \(r = 0,12\Omega \); bóng đèn \({Đ_1}\) loại 6V – 3W; bóng đèn \({Đ_2}\) loại 2,5V – 1,25W.
05/01/2022 | 1 Trả lời
a, Điều chỉnh \({R_1}\) và \({R_2}\) sao cho đèn \({Đ_1}\) và đèn \({Đ_2}\) sáng bình thường. Tính các giá trị của \({R_1}\) và \({R_2}\).
b, Giữ nguyên giá trị của \({R_1}\) điều chỉnh biến trở \({R_2}\) sao cho nó có giá trị \({R'_2} = 1\Omega .\) Khi đó độ sáng của các bóng đèn thay đổi như thế nào so với trường hợp a ?
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Cho mạch điện có sơ đồ như Hình 2.27. Cho biết \(E = 48V;r = 0;{R_1} = 2\Omega ;{R_2} = 8\Omega ;\) \({R_3} = 6\Omega ;{R_4} = 16\Omega .\)
05/01/2022 | 1 Trả lời
a, Tính hiệu điện thế giữa hai điểm M và N.
b, Muốn đo \({U_{MN}}\) phải mắc cực dương của vôn kế vào điểm nào ?
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Hai điện trở \({R_1} = {R_2} = 1200\Omega\) được mắc nối tiếp vào một nguồn điện có suất điện động E = 180 V, điện trở trong không đáng kể. Xác định số chỉ của vôn kế vào mạch điện đó theo các sơ đồ Hình 2.26 a, b, c biết điện trở của vôn kế \({R_v} = 1200\Omega .\)
05/01/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Cho sơ đồ có mạch điện như Hình 2.25. Cho biết: \({\rm E} = 6V;r = 0,5\Omega ;{R_1} = {R_2} = 2\Omega ;\) \({R_3} = {R_5} = 4\Omega ;{R_4} = 6\Omega .\) Điện trở của ampe kế và của các dây nối không đáng kể.
05/01/2022 | 1 Trả lời
Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở, số chỉ của ampe kế và hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Có 36 nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động E = 12 V và điện trở trong r = 2 Ω. được ghép thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng gồm n dãy song song, mỗi dãy gồm m nguồn nối tiếp. Mạch ngoài của bộ nguồn này là 6 bóng đèn giống nhau được mắc song song. Khi đó hiệu điện thế mạch ngoài là U = 120 V và công suất mạch ngoài là P = 360 W.
03/01/2022 | 1 Trả lời
a) Tính điện trở của mỗi bóng đèn.
b) Tính số dãy n và số nguồn m trong mỗi dãy của bộ nguồn này.
c) Tính công suất và hiệu suất của bộ nguồn trong trường hợp này.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Cho mạch điện có sơ đồ như Hình II. 1, trong đó bộ nguồn có suất điện động Eb = 42,5 V và điện trở trong rb = 1 Ω, điện trở R1= 10 Ω, R2 = 15 Ω. Điện trở của các ampe kế và của các dây nối không đáng kể.
02/01/2022 | 1 Trả lời
a) Biết rằng bộ nguồn gồm các pin giống nhau mắc theo kiểu hỗn hợp đối xứng, mỗi pin có suất điện động E0 = 1,7 V và điện trở trong r0 = 0,2 Ω. Hỏi bộ nguồn này gồm bao nhiêu dãy song song, mỗi dãy gồm bao nhiêu pin mắc nối tiếp ?
b) Biết ampe kế A1chỉ 1,5 A, hãy xác định số chỉ của ampe kế A2 và trị số của điện trở R.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Suất điện động của một acquy là 12 V. Lực lạ thực hiện một công là 4 200 J. Tính điện lượng dịch chuyển giữa hai cực của nguồn điện khi đó.
02/01/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy
-
Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện và mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện mạch chính?
03/01/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài?
03/01/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Đặt hiệu điện thế u vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua có cường độ I. Công suất toả nhiệt ở điện trở này không thể tính bằng công thức nào ?
03/01/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Có \(N_1\) bóng đèn cùng loại 3V-3W và \(N_2\) nguồn điện có cùng suất điện động E=4V và điện trở trong \(r_0=1 \Omega\) được mắc thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng.
02/01/2022 | 1 Trả lời
a) Nếu số bóng đèn là \(N_1=8\) thì cần số nguồn ít nhất \(N_2\) min là bao nhiêu để các đèn này sáng bình thường? Vẽ sơ đồ các cách mắc nguồn và đèn khi đó và tính hiệu suất của bộ nguồn trong từng trường hợp.
b) Nếu số nguồn là \(N_2 = 15\) thì có thể thắp sáng bình thường số đèn lớn nhất \(N_1\) max là bao nhiêu? Vẽ sơ đồ tất cả các cách mắc nguồn và đèn khi đó và tính hiệu suất của bộ nguồn đối với từng cách mắc đó.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Cho một nguồn điện có suất điện động E=24V và điện trở trong có \(r=6\Omega\)
03/01/2022 | 1 Trả lời
a) Có thể mắc nhiều nhất bao nhiêu bóng đèn loại 6V-3W vào nguồn điện đã cho trên đây để các đèn sáng bình thường? Vẽ sơ đồ cách mắc.
b) Nếu chỉ có 6 bóng đèn loại trên đây thì phải mắc chúng vào nguồn điện đã cho theo sơ đồ nào để các đèn sáng bình thường. Trong các cách mắc này thì cách nào lợi hơn? vì sao?
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Một dây hợp kim có điện trở là R = 5 Ω được mắc vào hai cực của một pin điện hoá có suất điện động và điện trở trong là E = 1,5 V, r = 1 Ω. Điện trở của các dây nối là rất nhỏ.
02/01/2022 | 1 Trả lời
a) Tính lượng hoá năng được chuyển hoá thành điện năng trong 5 phút.
b) Tính nhiệt lượng toả ra ở điện trở R trong khoảng thời gian đã cho trên đây.
c) Giải thích sự khác nhau giữa các kết quả tính được ở câu a và b trên đây.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Ba điện trở giống hệt nhau, mỗi điện trở 3Ω được mắc vào nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong là r = 1Ω sao cho cường độ dòng trong mạch lớn nhất là 1,5A. Suất điện động của nguồn điện này là ?
02/01/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 11.2. Trong đó có các điện trở R1 = 2Ω và R2 = 1Ω nguồn điện có suất điện động là E = 3V và điện trở trong r = 1Ω. Điện trở của ampe kế và các dây nối không đáng kể. Số chỉ của ampe kế trong mạch điện này là?
03/01/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Cho mạch điện có sơ đồ như Hình 11.1, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 30 V và điện trở trong r = 3 Ω, các điện trở R1 = 12 Ω, R2 = 27 Ω, R3 = 18 Ω, vôn kế V có điện trở rất lớn.
02/01/2022 | 1 Trả lời
a) Tính điện trở tương đương RN của mạch ngoài.
b) Xác định số chỉ của vôn kế.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Cho mạch điện như hình vẽ. E=18V,r=0,83. Bình điện phân chứa dung dịch đồng sunfat với hai cực bằng đồng. Đèn có ghi 6 V – 9 W; Rx là một biến trở. BĐP có R = 6 £2. ChoCuA=64,n=2. 1.Điều chỉnh để Rx - 16 Q. Hãy tính a.Điện trở của đèn b. Điện trở tương dương ở mạch ngoài. c.Cường độ dòng điện chạy qua nguồn. A B E, r d.Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn. e.Đèn sáng như thế nào? £Nhiệt lượng tỏa ra trên Rx trong 30 phút. g Tỉnh khối lượng đồng bám vào catốt của binh điện phản trong 60 phút. h. Hiệu suất của nguồn. 2 Điều chỉnh biển trở để đèn sáng binh thưởng. Hãy tính: a.Giá trị của R.. b.Diện năng mà BĐP tiêu thụ trong 2 giờ?
28/12/2021 | 0 Trả lời
Cho mạch điện như hình vẽ. E=18V,r=0,83. Bình điện phân chứa dung dịch đồng sunfat với hai cực bằng đồng. Đèn có ghi 6 V – 9 W; Rx là một biến trở. BĐP có R = 6 £2. ChoCuA=64,n=2. 1.Điều chỉnh để Rx - 16 Q. Hãy tính a.Điện trở của đèn b. Điện trở tương dương ở mạch ngoài. c.Cường độ dòng điện chạy qua nguồn. A B E, r d.Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn. e.Đèn sáng như thế nào? £Nhiệt lượng tỏa ra trên Rx trong 30 phút. g Tỉnh khối lượng đồng bám vào catốt của binh điện phản trong 60 phút. h. Hiệu suất của nguồn. 2 Điều chỉnh biển trở để đèn sáng binh thưởng. Hãy tính: a.Giá trị của R.. b.Diện năng mà BĐP tiêu thụ trong 2 giờ.Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Pin là nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân. Hai điện cực đó
22/12/2021 | 1 Trả lời
A. một cực là vật dẫn điện, cực kia là vật cách điện
B. đều là vật cách điện.
C. là hai vật dẫn cùng chất.
D. là hai vật dẫn khác chất.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
A. từ nội năng thành điện năng.
B. từ cơ năng thành điện năng
C. từ hoá năng thành điện năng.
D. từ quang năng thành điện năng.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Hãy giải thích sự xuất hiện hiệu điện thể điện hóa trong trường hợp kẽm nhúng vào dung dịch ZnSO4.
22/12/2021 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Nêu các tác dụng của dòng điện mà em đã biết. Nêu ví dụ minh họa cho mỗi tác dụng.
21/12/2021 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy