Bài tập 6 trang 234 SGK Vật lý 11 nâng cao
Khảo sát đường đi của tia sáng qua lăng kính trong hai trường hợp sau:
a) Lăng kính có góc ở đinh là A = 50°, chiết suất \(n = \sqrt 2 \) đặt trong nước có chiết suất \(n' = \frac{4}{3}\) , góc tới là \(i = {45^o}{\rm{ }}.\)
b) Lăng kính thuỷ tinh đặt trong không khí có góc ở đính A = 75°, góc C = 60°, chiết suất n =1,5, góc tới của tia sáng là i = 30°. Tia tới đến mặt AB của lăng kính.
Hướng dẫn giải chi tiết
Khảo sát đường đi của tia sáng qua lăng kính
Ta giải theo phương pháp như sau:
1) Xét từng cặp môi trường tới (n1) và môi trường khúc xạ (n2).
- Nếu n1< n2 : khúc xạ ánh sáng kiểu (cụp), vẽ r < i.
- Nếu n1> n2: phải tính igh theo công thức \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\) , sau đó so sánh với góc tới r'.
+ r’ < igh khúc xạ (kiểu xoè), vẽ r' > r.
+ r' = igh tia khúc xạ là là với mặt lăng kính.
+ r' > igh phản xạ toàn phần, vẽ tia phản xạ với góc phản xạ bằng với góc tới r" = r'.
2) Lưu ý phải dùng thước đo góc chính xác để vẽ các tia sáng.
Câu a)
Lăng kính có góc ở đinh là A = 50°, \(n = \sqrt 2 \) đặt trong nước có chiết suất \(n' = \frac{4}{3}\) , góc tới \(i = {45^o}{\rm{ }}.\)
-
Tia sáng đi từ nước \(\left( {{n_1} = \frac{4}{3}} \right)\) lăng kính \(\left( {{n_2} = \sqrt 2 } \right)\)
Ta có: n1< n2, theo định luật khúc xạ ánh sáng
\(\begin{array}{l} {\rm{sinr}} = \frac{{{n_1}\sin i}}{{{n_2}}} = \frac{{\frac{4}{3}\sin {{45}^0}}}{{\sqrt 2 }}\\ \Rightarrow r = {41^0}{48^\prime } \end{array}\)
Tia khúc xạ là IJ đến mặt AC.
-
Tia sáng đi từ lăng kính \(\left( {{n_1} = \sqrt 2 } \right)\) → nước \(\left( {{n_2} = \frac{4}{3}} \right)\)
Vì n1 > n2 nên ta có :
\(\begin{array}{l} \sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{{\frac{4}{3}}}{{\sqrt 2 }}\\ \Rightarrow {i_{gh}} = {70^0}{31^\prime } \end{array}\)
Góc tới r' = A - r = 50° - 41°48' = 8° 12' < igh
-
Theo định luật khúc xạ ánh sáng:
\(\begin{array}{l} \sin i' = \frac{{{n_1}{\rm{sin}}{{\rm{r}}^\prime }}}{{{n_2}}} = \frac{{\sqrt 2 \sin {8^0}{{12}^\prime }}}{{\frac{4}{3}}}\\ \Rightarrow i' = {8^0}{42^\prime } \end{array}\)
→ Vậy, góc lệnh D = i + i' - A = 45° + 8°42' - 50 = 3°42'
Câu b)
Lăng kính (n = 1,5) đặt trong không khí (n = 1); A = 75°, C = 60°, i = 30°.
- Tia sáng đi từ không khí (n1= 1) vào lăng kính (n2 = 1,5), ta có n1< n2.
Theo định luật khúc xạ ánh sáng:
\(\begin{array}{l} sinr = \frac{{{n_1}\sin i}}{{{n_2}}} = \frac{{\sin {{30}^0}}}{{1,5}}\\ \Rightarrow r = {19^0}{30^\prime } \end{array}\)
Tia khúc xạ là IJ đến mặt AC.
-
Tia sáng đi từ lăng kính (n1 = 1,5) vào không khí (n2 = 1), n1> n2
Theo định luật khúc xạ ánh sáng:
\(\begin{array}{l} \sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{1}{{1,5}}\\ \Rightarrow {i_{gh}} = {42^0} \end{array}\)
Góc tới r' = A - r = 75° - 19°30' = 55°30'
r' > igh: phản xạ toàn phần.
Tia phản xạ JK trên mặt AC đến mặt BC.
- Tia sáng đi từ lăng kính (n1= 1,5) vào không khí (n2 = 1)
Ta có góc tới r" = C - r' = 60° - 55°30' = 4°30'
Theo định luật khúc xạ ánh sáng:
\(\begin{array}{l} \sin i' = \frac{{{n_1}\sin r''}}{{{n_2}}} = 1,5\sin {4^0}{30^\prime }\\ \Rightarrow i' = {6^0}{45^\prime } \end{array}\)
Tia ló KR như hình vẽ.
Vậy, góc lệch D = 81°45'
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 4 trang 233 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 233 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 7 trang 234 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 28.1 trang 77 SBT Vật lý 11
Bài tập 28.2 trang 77 SBT Vật lý 11
Bài tập 28.3 trang 77 SBT Vật lý 11
Bài tập 28.4 trang 78 SBT Vật lý 11
Bài tập 28.5 trang 78 SBT Vật lý 11
Bài tập 28.6 trang 78 SBT Vật lý 11
Bài tập 28.7 trang 78 SBT Vật lý 11
Bài tập 28.8 trang 79 SBT Vật lý 11
-
Trong khoa học kỹ thuật, lăng kính có công dụng gì?
bởi Lê Tấn Thanh 01/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Lăng kính có những công dụng gì?
bởi Sasu ka 02/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nêu các công dụng của lăng kính.
bởi Bi do 01/02/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời