Luyện tập trang 16 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Quan sát số liệu về số lượng khí khổng ở hai mặt lá của một số loài thực vật dưới đây. Hãy rút ra nhận xét về sự phân bố của khí khổng ở lá cây Một lá mầm và lá cây Hai lá mầm.
Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập trang 16
Phương pháp giải
- Sự thoát hơi nước tạo lực hút kéo nước từ dưới lên, điều hòa nhiệt độ làm cho cây không bị đốt nóng; trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở ra tạo điều kiện để cây trao đổi khí với môi trường bên ngoài.
- Số lượng khí khổng ở mặt trên và mặt dưới của lá khác nhau tùy theo loài thực vật.
Lời giải chi tiết
Nhận xét: Ở cây một lá mầm, số lượng khí khổng tương đối đồng đều giữa hai mặt lá. Ở cây hai lá mầm, số lượng khí khổng ở mặt trên của lá thường ít hơn mặt dưới của lá.
=> Kết luận: Số lượng khí khổng ở mặt trên và mặt dưới của lá khác nhau tùy theo loài thực vật.
Sự phân bố khí khổng có liên quan đến nhiệt độ ở môi trường sống. Mặt trên của lá tập trung ít khí khổng hơn so với mặt dưới. Sở dĩ phải có cấu tạo như vậy là bởi vì mặt trên của lá tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn. Nếu mặt trên có nhiều khí khổng thì mặt trên sẽ thoát hơi nước nhanh hơn rất nhiều so với mặt dưới. Khi đó, lá sẽ mất nhiều nước hơn và nhanh khô héo rồi chết.
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Giải Câu hỏi 7 trang 16 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 8 trang 16 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng trang 16 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 9 trang 17 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng trang 17 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 10 trang 18 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 11 trang 19 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 12 trang 19 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 13 trang 20 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 14 trang 21 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.