OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Luyện tập 3 trang 82 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 3 trang 82 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST

Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông tác động như thế nào đến sự hợp tác và xung đột trong khu vực thời gian gần đây?

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 3

Phương pháp giải:

Xem lại nội dung bài học và liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Biển Đông có tầm quan trọng và vị thế địa chiến lược trọng yếu không chỉ đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ bao quanh, mà còn đối với khu vực Đông Á và thế giới. Trước hết vì Biển Đông nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Là một phần của tuyến đường biển nối trực tiếp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại hàng hải toàn cầu.

Điểm trọng yếu thứ hai của Biển Đông là các đảo, quần đảo ngoài khơi, như Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm ở vị trí trung tâm – một trong những nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua nhất trên thế giới. Các quần đảo này đóng vai trò cực kỳ quan trọng với tư cách là các vị trí phòng thủ chiến lược trọng yếu đối với nhiều quốc gia trong khu vực Biển Đông. Đồng thời là các cơ sở hậu cần phục vụ các hoạt động biển xa, như kiểm soát các tuyến hàng hải đi qua lại trên Biển Đông, dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra-đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền, v.v. Các chiến lược gia phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ kiểm soát và khống chế được toàn bộ Biển Đông.

Ngoài ra, khu vực Biển Đông còn có những eo biển quan trọng đối với nhiều quốc gia và với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á. Đó là các eo biển: Malacca, Luzon, Lombok, Sunda, Makascha và Ombai-Wetar.

Đặc biệt, eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của Indonesia, Malaysia và Singapore) có vị trí vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hóa của Đông Nam Á và Bắc Á đều phải đi qua Biển Đông. Đây cũng là eo biển có lượng tàu thuyền đi qua nhộn nhịp và lượng dầu vận tải hàng năm qua đây chiếm vị trí thứ 2 thế giới, sau eo biển Homuz (Cộng hòa Iran).

Về vị trí pháp lý, Biển Đông chứa đựng các yếu tố liên quan đến: quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo, quốc gia không có biển, các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia, vùng đánh cá, phân định biển, vấn đề biển nửa kín, eo biển quốc tế, hợp tác quản lý tài nguyên sinh vật, các đàn cá di cư xa và đán cá xuyên biên giới, khai thác chung, bảo tồn biển, nghiên cứu khoa học biển, chống cướp biển, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, tìm kiếm và cứu nạn và đặc biệt là hợp tác bảo vệ môi trường biển, v.v.

Ngày nay khi giao thương phát triển, đặc biệt là trên biển, sự phụ thuộc của các quốc gia vào các tuyến đường biển đi qua Biển Đông ngày một lớn hơn. Chính vì thế, nếu Biển Đông bị một hoặc một nhóm quốc gia liên minh nào khống chế sẽ đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị và sự thịnh vượng về mặt kinh tế của khu vực, bao gồm Việt Nam.

-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Luyện tập 3 trang 82 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - CTST HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF