Bài tập 6 trang 10 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Chứng minh rằng độ điện li có thể tính bằng công thức sau:
\(\alpha = \frac{C}{{{C_o}}}\)
Trong đó C0 là nồng độ mol của chất hòa tan, C là nồng độ mol của chất hòa tan phân li ra ion.
b) Tính nồng độ mol của CH3COOH, CH3COO- và H+ trong dung dịch CH3COOH 0,043M, biết rằng nồng độ điện li α của CH3COOH bằng 20%.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 6
a) Giả sử dung dịch chất điện li yếu có thể tích là V lít
Số phân tử hòa tan là n0, số phân tử phân li thành ion là n.
Độ điện li \(\alpha = \frac{n}{{{n_o}}} = \frac{{n/V}}{{{n_o}/V}} = \frac{C}{{{C_o}}}(1)\)
b) CH3COOH ↔ CH3COO- + H+
Áp dụng CT (1) ⇒ C = α . C0 = 0,043 . 20% = 8,6 . 10-4 mol/lit
⇒ [CH3COO-] = [H+] = 8,6.10-4 mol/lít.
[CH3COOH]sau pư = 0,043 – 8,6.10-4 = 0,04214 mol/lit
-- Mod Hóa Học 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 4 trang 10 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 10 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 7 trang 10 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 1 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 6 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 7 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 8 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
-
Thể tích dd HCl 0,3M là bao nhiêu?
bởi Ha Ku 19/10/2018
Trộn 100ml dd NaOH 0,3M vớiV( lít) dd HCl 0,3M thu được dd X có PH= 2 .Tính giá trị của V
Giup mk vsTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính pH của dung dịch
bởi Lê Minh Trí 19/10/2018
Hòa tan hoàn toàn 0,84g Mg vào 800ml dd HCl 0,1M thu được dd X và Vlít khí đktc.tìm giá trị V và tính pH của dd X
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Giá trị tích số ion của nước phụ thuộc vào điều gì?
bởi Lê Văn Duyệt 01/06/2019
Câu 1. Trộn lẫn 100ml dd KOH 1M với 50 ml dd H3PO4 1M thì nồng độ mol/ lit của muối trong dd thu được là : A. 0,33M B. 0,66M C. 0,44M D. 1,1M
Câu 2. Cho các chất dưới đây: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, CuSO4, HgCl2, Al(OH)3. Các chất điện li yếu là:
A. H2O, NaCl, CH3COOH, Al(OH)3
B. Al(OH)3, CH3COOH, H2O
C. H2O, CH3COOH, Al(OH)3 , HgCl2
D. H2O, CH3COOH, CuSO4
Câu 3. Giá trị tích số ion của nước phụ thuộc vào:
A. Sự có mặt của axit hoà tan
B. Sự có mặt của bazơ hoà tan
C. Áp suất
D. nhiệt độ
Câu 4. Có hiện tượng gì xảy ra khi cho từ từ dd NaHSO4 vào dd hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3?
A. Không có hiện tượng gì.
B. Có bọt khí thoát ra ngay .
C. Một lát sau mới có bọt khí thoát ra.
D. Có chất kết tủa màu trắng.
Câu 5. Cân bằng sau tồn tại trong dd : CH3COOH => CH3COO- + H+ .
Trường hợp nào sau đây làm cho độ điện li của CH3COOH giảm?
A. Pha loãng dd
B. Nhỏ thêm vài giọt dd HCl vào
C. Nhỏ thêm vào vài giọt dd NaOH
D. Nhỏ thêm vào vài giọt dd NaCl.
Câu 6. Có hiện tượng gì xảy ra khi cho từ từ dd HCl tới dư vào dd Na2ZnO2?
A. Không có hiện tượng gì.
B. Có kết tủa màu trắng xuất hiện không tan trong HCl dư.
C. Có kết tủa màu trắng xuất hiện tan trong HCl dư.
D. Có kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện tan trong HCl dư.
Câu 7 Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào dd NH3 thấy dd chuyển màu hồng. Trường hợp nào sau đây làm cho màu của dd đậm lên?
A. Đun nhẹ dd NH3
B. Cho vào dd trên vài giọt dd HCl.
C. Cho vào dd trên vài giọt dd K2CO3.
D. Cho vào dd trên vài giọt dd NH4Cl.
Câu 8. Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 50 ml dd X có chứa các ion NH4+, SO42-, NO3- thấy có 11,65g kết tủa được tạo ra và đun nóng thì thu được 4,48 lit (đktc) một chất khí . Nồng độ mol của mỗi muối trong X là :
A. (NH4)2SO4 1M và NH4NO3 2M B. (NH4)2SO4 2M và NH4NO3 1M
C. (NH4)2SO4 1M và NH4NO3 1M D. (NH4)2SO4 0,5M và NH4NO3 2M
Câu 9. Trong dd H3PO4 có bao nhiêu loại ion khác nhau?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 10. Cho từ từ dd Na2CO3 đến dư vào dd HCl , dung dịch thu được có
A. pH=7 B. pH > 7 C. pH < 7 D. A,B,C đều có thể đúng.
Câu 11 . Cho từ từ dd HCl vào dd Na2CO3 (tỉ lệ mol 1 :1), dung dịch thu được có
A. pH=7 B. pH > 7 C. pH < 7 D. A,B,C đều có thể đúng.
Câu 12. Cho từ từ dd HCl vào dd NaHCO3(tỉ lệ mol 1:1) và có đun nóng , dung dịch thu được có
A. pH=7 B. pH > 7 C. pH < 7 D. A,B,C đều có thể đúng.
Câu 13 . Cho các ion: Na+, CH3COO-, SO42- , HCO3-, CO32-, S2-, HS-, SO32-, HSO3-, NH4+, Cl- , C6H5O-. Các ion có tính baz là:......
Câu 14. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
a. Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nước thành dung dịch
b. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện
c. sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
d. Sự điện li là quá trình oxi hóa - khửTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính nồng độ mol của H+ , Cl- trong dung dịch
bởi Nguyễn Thanh Trà 20/10/2018
Dung dịch HCl có pH=2. Tính nồng độ mol của H+ , Cl- trong dung dịch
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Xác định pH của các dung dịch (các chất phân li hoàn toàn)
a)10 lít dung dịch có hòa tan 9.8g H2SO4 nguyên chất
b) Thêm nước vào 4g NaOH thu được 1 lít dung dịch
c) Cho Na,Ba tan hết vào nước, thấy thoát ra 0.672 lít khí (đktc) và được 500ml dung dịch
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho 40 ml dd NaOh có nồng độ bao nhiêu mol/lit?
bởi Thụy Mây 21/10/2018
Cho 40 ml dd NaOh a M vào 60 ml dd HCl 0.01 M thì thu được dd có pH =13 . Tính giá trị của a
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Phải thêm bao nhiêu ml dung dịch B vào 100 ml dung dịch A để được 1 dung dịch có PH=7?
bởi Huong Duong 21/10/2018
cho 2 dung dịch: dung dịch A chứa 2 axit H2SO4 0.1M và HCL 0.2M và dung dịch B chứa 2 bazo NAOH 0.2M và KOH 0.3M.Phải thêm bao nhiêu ml dung dịch B vào 100 ml dung dịch A để được 1 dung dịch có PH=7?
Giúp mình với ^^
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Làm sao để tính độ pH của dung dịch sau phản ứng?
bởi Lan Anh 08/10/2018
Làm sao để tính độ pH của dung dịch sau phản ứng. cho VD có cũng được không cũng chẳng sao, có càng tốt.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính pH của dung dịch B, biết Kb(NH3)=1,8.10^-5
bởi hoàng duy 21/10/2018
Hòa tan 1.2g NaOH vào nước thu được 3 lít dung dịch A.
a. Tính pH của dd A
b. cho 0.214g NH4Cl vào 300 ml dung dịch A và đun sôi đến khi thu được 100 ml dung dịch B thì dừng lại . Tính pH của dung dịch B, biết Kb(NH3)=1,8.10^-5
Theo dõi (0) 1 Trả lời