Bài tập 33.7 trang 52 SBT Hóa học 11
Một bình kín dung tích 8,4 lít có chứa 4,96 g 02 và 1,3 gam hỗn hợp khí A gồm 2 hiđrocacbon. Nhiệt độ trong bình t1 = 0oC và áp suất trong bình p1 = 0,5 atm.
Bật tia lửa điện trong bình kín đó thì hỗn hợp A cháy hoàn toàn. Sau phản ứng, nhiệt độ trong bình là t2 = 136,5oC và áp suất là p2 atm. Dẫn các chất trong bình sau phản ứng đi qua bình thứ nhất đựng H2SO4 đặc, sau đó qua bình 2 đựng dung dịch NaOH (có dư) thì khối lượng bình thứ hai tăng 4,18 g.
1. Tính p2, biết rằng thể tích bình không đổi.
2. Xác định công thức phân tử và phần trăm theo thể tích của từng chất trong hỗn hợp A nếu biết thêm rằng trong hỗn hợp đó có một chất là anken và một chất là ankin.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 33.7
1. CxHy + (x +y/4)O2 → xCO2 + y/2 H2O
Cx'Hy' + (x' +y'/4)O2 → x'CO2 + y'/2 H2O
H2SO4 + nH2O → H2SO4.nH2O
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Số mol CO2 là 4,18 : 44 = 0,095 mol
Khối lượng C trong hỗn hợp A là: 0,095.12 = 1,14 (g).
Khối lượng H trong hỗn hợp A là: 1,3 - 1,14 = 0,16 (g).
Số mol H2O sau phản ứng là 0,16 : 2 = 008 mol
Để tạo ra 0,095 mol CO2 cần 0,095 mol O2;
Để tạo ra 0,08 mol H2O cần 0,04 (mol) O2.
Số mol O2 đã tham gia phản ứng là: 0,095 + 0,04 = 0,135 (mol).
Số mol O2 ban đầu là 4,96 : 32 = 0,155 mol
Số mol O2 còn dư là: 0,155 - 0,135 = 0,02 (mol).
Số mol 3 chất trong bình sau phản ứng:
0,095 + 0,08 + 0,02 = 0,195 (mol).
Nếu ở đktc thì Vo = 0,195.22,4 = 4,37 (lít).
Thực tế V2 = 8,4 lít
\(\frac{{{p_2}.{V_2}}}{{{T_2}}} = \frac{{{p_0}.{V_0}}}{{{T_o}}} \)
⇒ \( {P_2} = \frac{{1.4,37}}{{273}}\frac{{(273 + 136,5)}}{{8,4}} = 0,78(atm)\)
2. Đổi thể tích hỗn hợp khí trước phản ứng về đktc:
p1.V1 = po.Vo' → \({V_o'} = \frac{{{p_1}{V_1}}}{{{p_o}}} = \frac{{0,5.8,4}}{{1}} = 4,2 (lít)\)
Số mol khí trước phản ứng là 4,2 : 22,4 = 0,1875 mol
Số mol 2 hiđrocacbon: 0,1875 - 0,155 = 0,0325 (mol).
Đặt lượng CnH2n là a mol, lượng CmH2m-2 là b mol, ta có a + b = 0,0325.
CnH2n + 3n/2 O2 → nCO2 + nH2O
a 1,5na na
CmH2m-2 + (3m - 1)/2 O2 → mCO2 + (m-1) H2O
b (1,5m -0,5)b mb
Số mol O2: 1,5na + (1,5m - 0,5)b = 0,135 (2)
Số mol CO2: na + mb = 0,095 (3)
Từ (2) và (3), tìm được b = 0,015 ⇒ a = 0,0175
Thay các giá trị của a và b vào (3), ta có :
1,75.10−2n + 1,5.10−2m = 9,5.10−2
7n + 6m = 38
Nếu n = 2 thì m = (38 -2.7): 6 = 4
Nếu n = 3 thì m = (38 -3.7) : 6 = 2,83 (loại)
Nếu n > 3 thì m < 2 (loại).
% về thể tích của C2H4: \(\frac{{1,75.10^{-2}}}{{3,25.10^{-2}}}.100\% = 53,8\% \)
% về thể tích của C4H6 là 46,2%
-- Mod Hóa Học 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 33.5 trang 51 SBT Hóa học 11
Bài tập 33.6 trang 51 SBT Hóa học 11
Bài tập 33.8 trang 52 SBT Hóa học 11
Bài tập 33.9 trang 52 SBT Hóa học 11
Bài tập 1 trang 181 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 181 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 181 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 182 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 182 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 6 trang 182 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 7 trang 182 SGK Hóa học 11 nâng cao
-
hãy kể những phản ứng đặc trưng của anken, anla-1,3-đien và ankin.
Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Những nhóm nguyên tử nào quyết định đặc tính hóa học của anken, ankadien, ankin. Vì sao?
bởi Lê Yến Nhi 04/10/2019
hãy cho biết những nhóm nguyên tử nào quyết định đặc tính hóa học của anken, ankadien, ankin. Vì sao?
Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Viết công thức cấu tạo chung của anken, ankadien, ankin và nêu đặc điểm trong cấu trúc không gian của chúng.
bởi Lê Yến Nhi 04/10/2019
hãy viết công thức cấu tạo chung của anken, ankadien, ankin và nêu đặc điểm trong cấu trúc không gian của chúng.
Theo dõi (0) 0 Trả lời