Mở đầu trang 36 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Nhà chị P có 2 sào vườn chuyên trồng rau và cây ăn quả, chị có ý định kết hợp trồng trọt với chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tận dụng phế, phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi; chất thải chăn nuôi lại trở thành phân bón hữu cơ cho cây trồng góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao giá trị sản xuất. Chị được một người thân gợi ý cho một số phương án:
- Kết hợp trồng rau, cây ăn quả với chăn nuôi lợn.
- Kết hợp trồng rau, cây ăn quả với chăn nuôi lợn và ngan.
- Kết hợp trồng rau, cây ăn quả với chăn nuôi gà.
Với một số vốn rất ít ỏi, chị đang băn khoăn, chưa biết nên chọn phương án nào cho phù hợp.
Câu hỏi: Theo em, chị P nên chọn phương án nào cho phù hợp? Vì sao?
Hướng dẫn giải chi tiết Mở đầu
Theo em, chị P nên lựa chọn phương án: kết hợp trồng rau, cây ăn quả với chăn nuôi gà. Vì: nguồn vốn của chị P ít, do đó, chị cần cân nhắc, tính toán chi phí đầu vào sản xuất sao cho hợp lí. Cụ thể:
- Nếu nuôi lợn:
+ Lợn giống tương đối cao, dao động trong khoảng từ 1,5 đến 2,5 triệu đồng/ con giống (tùy thời điểm và giống lợn).
+ Khi nuôi lợn, chị P cần đầu tư hệ thống chuồng trại với quy mô lớn.
+ Về thức ăn, bên cạnh các phế, phụ phẩm từ trồng trọt, chị P cũng cần đầu tư thêm các loại cám (có thể là cám công nghiệp hoặc các sản phẩm khác, như: ngô, khoai,…) với lượng lớn.
+ Thời gian xuất chuồng, bán ra thị trường cũng khá dài (trung bình khoảng 4 - 6 tháng).
- Nếu nuôi gà:
+ Giá gà giống dao động trong khoảng từ 10 đến 25 ngàn đồng/ con giống (tùy thời điểm và giống gà);
+ Hệ thống chuồng trại không cần quá phức tạp;
+ Về thức ăn, có thể tận dụng tốt phế, phụ phẩm từ trồng trọt; cỏ trong vườn và bổ sung thêm một chút thức ăn khác (số lượng không cần nhiều như nuôi lợn);
+ Thời gian xuất chuồng của gà ngắn hơn nuôi lợn (khoảng từ 3 - 4 tháng), nên chị P có khả năng quay vòng vốn nhanh.
-- Mod GDKT & PL 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Giải Câu hỏi 1 mục 1a trang 37 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 1a trang 37 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 1b trang 38 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 1b trang 38 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 2 trang 39 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 2 trang 39 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 3 mục 2 trang 39 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 3 trang 39 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 3 trang 39 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 3 mục 3 trang 39 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 1 trang 40 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 2 trang 40 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 3 trang 40 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 4 trang 40 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Vận dụng trang 40 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.