Luyện tập 3 trang 74 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống a. Gần tới ngày Toà án xét xử việc tranh chấp đất đai giữa anh P (người dân tộc Ơ-đu) với anh N (người dân tộc Kinh). Anh P lo lắng vì mình chỉ thành thạo tiếng dân tộc Ơ-đu mà không thành thạo tiếng Việt sẽ gây bất lợi cho bản thân.
Em hãy tư vấn cách thức để giúp anh P được đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tình huống b. D và B sinh ra, lớn lên và học tập cùng trưởng tại địa phương X. Cả hai cùng dự thi vào Trường Đại học N và có số điểm thi đại học bằng nhau, nhưng D là người dân tộc thiểu số được cộng thêm điểm ưu tiên nên đủ điểm đỗ, còn B là người dân tộc Kinh không ưu tiên nên không đỗ. B thắc mắc và cho rằng như vậy là không được đảm bảo sự bình đẳng.
Em hãy tư vấn để giúp B hiểu được chính sách ưu tiên của Nhà nước trong việc tuyển sinh đại học.
Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 3
- Tình huống a. Anh P vẫn có thể trình bày trước Toà án bằng tiếng dân tộc Ơ đu của mình, vì pháp luật Việt Nam quy định: Công dân có quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (trích Điều 42 Hiến pháp năm 2013).
- Tình huống b. Việc giải quyết của Trường Đại học N là đúng. Việc Nhà nước ưu tiên trong tuyển sinh đại học đối với người dân tộc thiểu số là hoàn toàn hợp lí, nhằm tạo điều kiện cho người dân các dân tộc thiểu số có thể thực hiện được quyền bình đẳng của mình với dân tộc đa số.
-- Mod GDKT & PL 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Luyện tập 1 trang 73 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 2 trang 74 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 4 trang 74 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Vận dụng trang 74 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.