Luyện tập 1 trang 85 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a. Chỉ những công dân đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
b. Người dân chỉ có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hình thức bầu cử.
c. Việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
d. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội là góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 1
- Ý kiến a. Sai, vì công dân dưới 18 tuổi cũng có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước vã xã hội bằng những việc làm phù hợp độ tuổi của mình (ví dụ: học sinh có thể tham gia vào các tổ chức đoàn thể như Đoàn, Đội..; học sinh tham gia đóng góp ý kiến về những vấn đề liên quan đến quyền lợi của bản thân tại địa phương như vấn đề bảo vệ môi trường, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao,...).
- Ý kiến b. Sai, vì ngoài bầu cử, người dân có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng nhiều hình thức khác như: bàn bạc, đóng góp ý kiến vào chủ trương, chính sách của Nhà nước, vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp, dự thảo luật; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước...
- Ý kiến c. Đúng, vì các hành vi vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân sẽ gây nên hậu quả tiêu cực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước như: sai lệch kết quả bầu cử; gia tăng tình trạng tham ô, tham nhũng; hạ thấp uy tín của các cơ quan nhà nước; chất lượng hoạt động của các cơ quan suy giảm; nhân dân mất lòng tin vào bộ máy nhà nước;...
- Ý kiến d. Đúng, vì khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, chúng ta sẽ góp phần phát hiện, khắc phục, xử lí những hành vi tiêu cực; đóng góp, xây dựng, phát triển xã hội và đất nước theo hướng tích cực (ví dụ: khiếu nại, tố cáo những hành vi sai trái; đóng góp ý kiến, giải pháp tích cực phát triển kinh tế - xã hội,...).
-- Mod GDKT & PL 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Giải Câu hỏi 2 mục 2 trang 84 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 3 mục 2 trang 84 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 2 trang 85 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 3 trang 85 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 4 trang 86 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Vận dụng trang 86 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.