OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Tổng ôn chủ đề Chuyển động thẳng biến đổi đều môn Vật Lý 10 năm 2021

24/07/2021 0 Bytes 192 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210724/498325644673_20210724_113407.pdf?r=1067
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Chuyên đề Tổng ôn chủ đề Chuyển động thẳng biến đổi đều môn Vật Lý 10 năm 2021 dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TỔNG ÔN CHỦ ĐỀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

 

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Tổng quát

+ Chuyển động biến đổi đều là chuyển động có gia tốc không đổi

+ Công thức tính vận tốc: \(v=v_0+at\)

- Chuyển động thẳng nhanh dần đều: \(a\) cùng dấu với \(v_0\)

- Chuyển động chậm dần đều: \(a\) ngược dấu với \(v_0\)

+ Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng BĐĐ: 

\(s=v_0t+\dfrac{1}{2}at^2\)

+ Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng BĐĐ: 

\(x=x_0+v_0t+\dfrac{1}{2}at^2\)

+ Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được: 

\(v^2-{v_0}^2=2as\)

2. Chuyển động thẳng nhanh dần đều
2.1. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều
a) Khái niêm gia tốc. Gia tốc của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc ∆v và khoảng thời gian vận tốc biến thiên ∆t.

Gia tốc của chuyển động cho biết vận tốc biến thiên nhanh hay chậm theo thời gian.

Ta có: \(a= \dfrac{\Delta v}{\Delta t}\)

Đơn vị của gia tốc là mét trên giây bình phương (m/s2).
b) Véc tơ gia tốc: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều của một vật, véc tơ gia tốc có gốc ở vật chuyển động, có phương và chiều trùng với phương và chiều của véc tơ vận tốc và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của gia tốc theo một tỉ xích nào đó.

Ta có: \(\overrightarrow a  = \dfrac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}} = \dfrac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

Và  \(\overrightarrow a\) cùng chiều với các véc tơ vận tốc.

2.2. Vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
a) Công thức tính vận tốc

\(v=v_0+at\)

Trong đó \(a\) cùng dấu với \(v\) và \(v_0\)

b) Đồ thị vận tốc - thời gian
Đồ thị vận tốc - thời gian là hình vẽ biểu diễn sự biến thiên của vận tốc tức thời theo thời gian và có dạng là một đoạn thẳng. 

2.3. Công thức tính đường đi của chuyển động thẳng nhanh dần đều

\(s=v_0t+\dfrac{1}{2}at^2\)

Ta thấy đường đi trong chuyển động thẳng nhanh dần đều là một hàm số bậc hai của thời gian.

2.4. Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và đường đi của chuyển động thẳng nhanh dần đều

\(v^2-{v_0}^2= 2as\)

2.5. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều

\(x=x_0+v_0t+\dfrac{1}{2}at^2\)

\(x_0\): tọa độ ban đầu
\(v_0\): vận tốc ban đầu
\(a\): gia tốc
\(x\): tọa độ ở thời điểm t

3. Chuyển động chậm dần đều

3.1. Gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều

Ta có \( a=\dfrac{v-v_{0}}{t}\).

Nếu chọn chiều dương là chuyển động, ta có a âm (nghĩa là a và v trái dấu)

Véc tơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều với véc tơ vận tốc.

3.2. Vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều

a) Công thức vận tốc

\(v=v_0+at\)

(Lưu ý là a ngược dấu với v0 và v).

b) Đồ thị vận  tốc thời gian

Tương tự như chuyển động thẳng nhanh dần đều nhưng đồ thị sẽ dốc xuống khi chọn chiều dương là chiều chuyển động.

3.3. Công thức tính đường đi và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều

\(s=v_0t+\dfrac{1}{2}at^2\)

\(x=x_0+v_0t+\dfrac{1}{2}at^2\)

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x theo phương trình x = 2t + 1,5t2 trong đó x tính bằng m; t tính bằng s. Toạ độ của chất điểm lúc 3 s là

A. 6 m.                        B. 9 m.                        C. 11 m.                                       D. 19,5 m.

Câu 2: Một ôtô đang chạy thẳng đều với tốc độ 36 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Biết rằng sau khi chạy được quãng đường 625 m thì ô tô đạt tốc độ 54 km/h. Gia tốc của ôtô là

A. 1 mm/s2.    

B. 1 cm/s2.     

C. 0,1 m/s2.   

D. 1 m/s2.

Câu 3: Một ô tô chuyển động nhanh dần đều, sau 10 s thì tốc độ tăng từ 4 m/s đến 6 m/s. Trong khoảng thời gian đó xe đi được một quãng đường

A. 40 m.                      B. 60 m.                      C. 50 m.                                       D. 30 m.

Câu 4: Một đoàn tàu lửa rời ga chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,05 m/s2. Để tốc độ tăng lên đến 28,8 km/h cần khoảng thời gian là

A. 576 s.                     B. 160 s.                     C. 9,6 s.                                       D. 260 s.

Câu 5: Một đoàn tàu lửa rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,05 m/s2. Để tốc độ tăng lên đến 36 km/h cần khoảng thời gian là

A. 200 s.                     B. 160 s.                     C. 9,6 s.                                       D. 260 s.

Câu 6: Một tàu hỏa bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Để đạt đến tốc độ 36 km/h, thời gian cần thiết là

A. 10 s.                       B. 100 s.                     C. 1/100 s.                                   D. 360 s.

Câu 7: Một tàu hỏa bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khi đạt đến tốc độ 36 km/h, tàu đã đi được quãng đường là

A. 102 m.     

B. 103 m.   

C. 5,0.102 m.     

D. 0,5.102 m.

Câu 8: Một ô tô chuyển động nhanh dần đều, sau 10 s thì tốc độ tăng từ 4 m/s đến 10 m/s. Trong khoảng thời gian đó xe đi được một quãng đường

A. 40 m.                      B. 50 m.                      C. 65 m.                                      D. 70 m.

Câu 9: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều, sau 10 s đạt tốc độ 36 km/h. Chọn gốc thời gian lúc tàu rời ga thì tàu đạt tốc độ 54 km/h tại thời điểm

A. 15 s.                       B. 30 s.                       C. 54 s.                                       D. 60 s.

Câu 10: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều, sau 20 s đạt tốc độ 36 km/h. Chọn gốc thời gian lúc tàu rời ga thì tàu đạt tốc độ 54 km/h tại thời điểm

A. 30 s.                       B. 36 s.                       C. 54 s.                                       D. 60 s.

Câu 11: Một viên bi thả lăn nhanh dần đều trên một mặt phẳng nghiêng với gia tốc 1 m/s2, vận tốc ban đầu bằng 0. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc bi bắt đầu lăn. Phương trình vận tốc của bi là

A. 0,1t (m/s).              

B. 0,1t2 (m/s).             

C. 0,2t (m/s).          

D. t (m/s).

Câu 12: Một viên bi thả lăn nhanh dần đều trên một mặt phẳng nghiêng với gia tốc 0,2 m/s2, vận tốc ban đầu bằng 0. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc bi bắt đầu lăn. Phương trình vận tốc của bi là

A. 0,1t (m/s).              

B. 0,1t2 (m/s).             

C. 0,2t (m/s).     

D. t (m/s).

Câu 13: Một viên bi thả lăn nhanh dần đều trên một mặt phẳng nghiêng với gia tốc 0,2 m/s2, vận tốc ban đầu bằng 0. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc bi bắt đầu lăn. Bi đạt vận tốc 1,0 m/s tại thời điểm

A. 10 s.                       B. 5 s.                         C. 0,2 s.                              D. 4.10-3 s.

Câu 14: Một viên bi thả lăn nhanh dần đều trên một mặt phẳng nghiêng với gia tốc 0,2 m/s2, vận tốc ban đầu bằng 0. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc bi bắt đầu lăn. Bi đạt vận tốc 2,0 m/s tại thời điểm

A. 10 s.                       B. 5 s.                         C. 0,2 s.                              D. 4.10-3 s.

Câu 15: Một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều, khi t = 4 s thì x = 3 m. Khi t = 5s thì x = 8 m và v = 6 m/s. Gia tốc của chất điểm là

A. 1 m/s2.                   

B. 2m/s2.                    

C. 3m/s2.        

D. 4m/s2.

Câu 16: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều cho tới khi dừng hẳn thì ô tô đã chạy thêm được 100 m. Chọn chiều dương là chiều chuyển động thì gia tốc của ô tô là

A. -0,5 m/s2.               

B. 0,2 m/s2.                

C. -0,2 m/s2.          

D. 0,5 m/s2.

Câu 17: Một đoàn tàu đang chuyển động với tốc độ 54 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều vào ga. Sau 1,0 phút thì tàu dừng lại ở sân ga. Chọn chiều dương là chiều chuyển động thì gia tốc của đoàn tàu là

A. - 5,4 m /s2.    

B. 0,25 m/s2.      

C. - 0,25 m/s2.         

D. -1,5 m/s2.

Câu 18: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều cho tới khi dừng hẳn thì ô tô đã chạy thêm được 10 m. Chọn chiều dương là chiều chuyển động thì gia tốc của ô tô là

A. -0,5 m/s2.     

B. -5 m/s2.    

C. 5 m/s2.      

D. 0,5 m/s2.

Câu 19: Một đoàn tàu đang chuyển động với tốc độ 54 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều vào ga. Sau 0,5 phút thì tàu dừng lại ở sân ga. Chọn chiều dương là chiều chuyển động thì gia tốc của đoàn tàu là

A. 0,5 m /s2.      

B. 0,25 m/s2.   

C. - 0,25 m/s2.      

D. - 0,5 m/s2.

Câu 20: Một người đi xe đạp lên dốc dài 50 m theo chuyển động thẳng chậm dần đều. Vận tốc lúc bắt đầu lên dốc là 18 km/h và vận tốc cuối dốc là 3 m/s. Chọn chiều dương trùng chiều chuyển động, gia tốc của chuyển động là

A. 0,16 m/s2.       

B. - 0,16 m/s2.    

C. - 0,61 m/s2.     

D. -1,6 m/s2 .

...

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

D

C

C

B

A

B

C

D

A

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

D

C

B

A

B

A

C

B

D

B

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

ĐA

B

B

A

A

A

A

A

D

C

A

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

ĐA

D

A

D

D

C

A

A

A

C

A

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của tài liệu, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng ôn chủ đề Chuyển động thẳng biến đổi đều môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF