OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Đề thi HSG lớp 12 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Sở GD - ĐT Bạc Liêu

26/10/2020 606.74 KB 886 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201026/559384217_20201026_144829.pdf?r=1113
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2020 Sở GD - ĐT Bạc Liêu. Tài liệu được biên soạn giúp các em ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

SỞ GD - ĐT BẠC LIÊU

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2020 - 2021

(Thời gian làm bài: 180 phút)

Câu 1. (8 điểm)

BA CÂU HỎI

Ngày nọ, có một người đến gặp nhà triết học Xô-cơ-rát (Hi Lạp) và nói: "Ông có muốn biết những gì tôi mới nghe được về người bạn của ông không?".

- Chờ một chút. - Xô-cơ-rát trả lời - Trước khi kể về người bạn tôi, anh nên suy nghĩ một chút và vì thế tôi muốn hỏi anh ba điều.

Thứ nhất: Anh có hoàn toàn chắc chắn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật không?

- Ồ không. - Người kia nói - Thật ra tôi chỉ nghe nói về điều đó thôi và...

- Được rồi. - Xô-cơ-rát nói - Bây giờ điều thứ hai: Có phải anh sắp nói những điều tốt đẹp về bạn tôi không?

- Không, mà ngược lại là...

- Thế à? - Xô-cơ-rát tiếp tục - Câu hỏi cuối cùng: Tất cả những điều anh sắp nói về bạn tôi sẽ thật sự cần thiết cho tôi chứ?

- Không, cũng không hoàn toàn như vậy.

- Vậy đấy. - Xô-cơ-rát quay sang người khách và nói: "...".

Theo anh (chị) Xô-cơ-rát sẽ nói với người khách như thế nào? Hãy bình luận về bài học rút ra từ câu chuyện trên.

Câu 2. (12 điểm)

Khi nói về ‘’Nhà văn và quá trình sáng tác văn học’’, có ý kiến cho rằng: ‘’Người làm thơ không thể không có hứng, cũng như tạo hóa không thể không có gió vậy… Tâm người ta như chuông như trống, hứng như chài và dùi. Hai thứ đó gõ, đánh vào chuông trống khiến chúng phát ra tiếng; hứng đến khiến người ta bật ra thơ, cũng tương tự như vậy’’.

(Trích ‘’Nhà văn và quá trình sáng tác’’ sách Lí luận Văn học) do GS. Phương Lựu chủ biên, NXB Giáo dục, 1997 – tr 210)

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một vài tác phẩm tiêu biểu trong chương trình phổ thông hãy làm sáng tỏ điều đó.

--------- HẾT ---------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

A. Yêu cầu chung:

1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Thí sinh có thể lựa chọn nhiều cách trình bày, nhiều phương thức nhau.

2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong Hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục.

3. Tổng điểm toàn bài: 20,0, chi tiết đến 0,5. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính; trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra các thang điểm chi tiết.

B Yêu cầu cụ thể:

Câu 1. (8 điểm)

Học sinh có thể chọn lựa nhiều cách thức trình bày khác nhau tuy nhiên cần phải đảm bảo được các nội dung cơ bản sau:

- Giải thích rõ ý nghĩa 03 câu hỏi của Xô-cơ-rát:

+ Câu thứ nhất: ‘’Anh có hoàn toàn chắc chắn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật không?’’. Ý của câu hỏi nhằm xoáy sâu vào tính chân thực của câu chuyện.

+ Câu thứ hai: ‘’Có phải anh sắp nói những điều tốt đẹp về bạn tôi không?’’. Tất nhiên là không! Xô-cơ-rát đã khiến cho người muốn kể chuyện phải lúng túng.

+ Câu thứ ba: ‘’Tất cả những điều anh sắp nói về bạn tôi sẽ thật sự cần thiết cho tôi chứ?’’. Không, cũng không hoàn toàn như vậy. Nghĩa là hoàn toàn không có chút cần thiết nào. Mục đích của câu hỏi là nhằm khẳng định lợi ích của câu chuyện được kể.

Ý nghĩa chung của 03 câu hỏi là: những điều không có thật, không tốt đẹp và không có lợi thì không nên nói ra.

- Bình luận về bài học rút ra từ câu chuyện:

+ Phê phán ý nghĩa câu chuyện trên trong đời sống thực tế: Nhiều người thích ‘’ngồi lê đôi mách’’, bàn luận những việc không phải của mình,… (dẫn chứng).

- Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện: Đứng trước một sự việc nào đó con người cần phải biết suy xét kĩ càng, chính xác. Đối với người tiếp nhận phải có một thái độ sáng suốt, xác định được tính đúng sai để tiếp nhận phù hợp,… (dẫn chứng)

- Hướng phấn đấu của bản thân:

+ Cần phải luôn phát ngôn đúng sự thật, có ý nghĩa, có lợi ích,…; phê phán những kẻ chuyên đi nói xấu người khác vì mục đích cá nhân, phề phán những kẻ hay thổi phồng sự thật, gây bất lợi cho người khác…

+ Phấn đấu hoàn thiện mình, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

Thang điểm chính:

- Điểm 8: Đạt được các yêu cầu cơ bản nêu trên; bài viết có chất văn, cảm xúc, sáng tạo, sâu sắc.

- Điểm 4: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, có chất văn, cảm xúc, có sáng tạo nhưng có thể còn một vài lỗi về kĩ năng làm bài.

- Điểm 1: Chưa hiểu ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện ‘’Ba câu hỏi’’, vi phạm nhiều lỗi về kĩ năng làm bài.

Câu 2. (12 điểm)

Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật các ý cơ bản:

- Giải thích ý kiến: Bằng kiến thức về lí luận văn học, thí sinh giải thích rõ ý kiến trên, qua đó nhằm khẳng định: Cảm hứng sáng tác là trạng thái tâm lí then chốt và bao trùm trong sáng tác của nhà văn.

- Phân tích cảm hứng sáng tác một vài tác phẩm trong chương trình phổ thông để làm sáng tỏ vấn đề.

Thang điểm chính:

- Điểm 12: Đạt được các yêu cầu cơ bản nêu trên; bài viết có chất văn, cảm xúc, sáng tạo.

- Điểm 8: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, bài viết có chất văn, cảm xúc, sáng tạo; còn một vài lỗi về kĩ năng làm bài.

- Điểm 4: Giải thích đúng vấn đề những chưa sâu sắc; phân tích được một vài tác phẩm nhưng chưa làm sáng tỏ được vấn đề, thiên về ‘’tán’’, diễn suông tác phẩm.

- Điểm 1: Chưa nắm bắt được vấn đề, bài văn phạm nhiều lỗi…

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF