OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Đề tham khảo tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn - Bộ GD&ĐT

08/05/2020 90.8 KB 1887 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200508/54509712782_20200508_093819.pdf?r=9055
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và ôn luyện của học sinh, HOC247 xin chia sẻ đến các em Đề tham khảo tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn. Đề thi gồm hai phần Đọc hiểu và Làm văn theo chuẩn kiến thức kĩ năng do Bộ GD&ĐT ra đề. Hy vọng tài liệu tham khảo này sẽ giúp các em tự học tập và ôn luyện tốt hơn để có một kết quả như ý trong kì thi quan trọng sắp tới.

 

 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                                   ĐỀ THAM KHẢO TỐT NGHIỆP THPT

                                                                                                         NĂM HỌC: 2019 - 2020

                                                                                                                 MÔN: NGỮ VĂN

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích: 

Con người luôn mong muốn được người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đổi người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không được phép bảo vệ lập trường của mình, nhưng bạn cần thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã. Đừng để những cảm xúc nóng vội lấn át lý trị của bạn, hãy tạo điều kiện cho người đối diện nói hết quan điểm của họ sau đó bạn mới trình bày nhận định của cá nhân mình. Khi đó, bạn không những thực hiện được quan điểm của mình mà cũng không hạ thấp người khác.

Hãy làm cho người khác tận hưởng niềm vui được tỏa sáng. Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đáng. Đừng áp đặt, hãy gợi mở. Mọi người xung quanh bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tin tưởng và mở lòng ra với bạn hơn. Bạn sẽ có được niềm vui lớn khi giúp người khác hạnh phúc.

 (Trích Tất cả đều là chuyện nhỏ - Richard Carlson, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.39-40)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Theo đoạn trích, người có thói quen hay phản đối người khác thường nhận được phản ứng như thế nào? 
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là “thể hiện quan điểm trong sự hòa nhà"?
Câu 4. Lời khuyên “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:

 
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.88)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên.

............HẾT...............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHIO TIẾT

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Câu 1:

  • Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ.
  • Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2:

  • Phương pháp: Đọc, tìm ý.
  • Cách giải: Người có thói quen hay phản đối người khác thường được nhận phản ứng: bực bội và bị lảng tránh.

Câu 3:

  • Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
  • Cách giải: “Thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã” có thể hiểu là: tạo điều kiện cho người đối diện thể hiện quan điểm của họ, sau đó bản thân mới trình bày quan điểm của cá nhân mình bằng lí trí.

Câu 4:

  • Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
  • Cách giải: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân, quan điểm đó phù hợp với chuẩn mực đạo đức, xã hội.
  •  Gợi ý: “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng” là một lời khuyên có ý nghĩa đối với mỗi người. Bởi khi làm được điều đó chứng tỏ bạn đã biết kiểm soát tốt cảm xúc của mình, biết dùng lí trí để xử lí mọi tình huống trong cuộc sống. Không chỉ vậy, bỏ được thói quen này còn cho thấy bạn là người ứng xử có văn hóa, biết tôn trọng những người xung quanh mình.

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1:

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề

Sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác

2. Giải thích

Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, nhân phẩm của họ => Tôn trọng người khác cho thấy lối sống, lối ứng xử có văn hóa của mỗi người.

3. Bàn luận

  • Tuy sống biết tôn trọng người khác ta sẽ nhận được lại sự tôn trọng của người đó dành cho mình. Đồng thời việc làm đó sẽ giúp người khác cảm thấy vui lòng, hữu ích, hăng say trong công việc. Nhờ sự tôn trọng đó làm con người tăng nghị lực trong cuộc sống.
  • Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở làm cho quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp hơn.
  • Tôn trọng mọi người khiến cho tăng thêm tình bạn, tình hữu nghị từ đó cũng đem đến cho bạn nhiều cơ hội để thành công hơn.
  • Sống tôn trọng người khác là một lối sống đẹp, cao quý, làm cho cuộc sống của ta và những người xung quanh ngập đầy yêu thương, tin tưởng.

4. Mở rộng vấn đề

  • Phê phán những người không biết tôn trọng người khác. Thường có thái độ khinh thường, thô lỗ thậm chí xúc bạn người khác.
  • Muốn trở thành một người tốt trước hết chúng ta phải biết tôn trọng người khác.
  • Tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng chính mình.

5. Liên hệ bản thân

6. Tổng kết

Câu 2:

Phương pháp: Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,...) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

  • Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
  • Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

Giới thiệu tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến, đoạn thơ

  • Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình,
  • Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986).
  • Đoạn thơ mở đầu bài thơ Tây Tiến tái hiện trước mặt người đọc khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ và hình ảnh người lính Tây Tiến vừa hào hùng, vừa bi tráng.

Cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên

a. Đoạn thơ mở đầu bằng hai câu thơ mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn thơ. Cảm xúc ấy là nỗi nhớ:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi  

  • Đối tượng của nỗi nhớ ấy là con Sông Mã, con sông gắn liền với chặng đường hành quân của người lính. Đối tượng nhớ thứ hai là nhớ Tây Tiến, nhớ đồng đội, nhớ bao | gương mặt một thời chinh chiến.
  • Nỗi nhớ ấy được bật lên thành tiếng gọi tha thiết “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” gợi lên bao nỗi niềm lâng lâng khó tả.
  • Đối tượng thứ ba của nối nhớ đó là “nhớ về rừng núi”. Rừng núi là địa bàn hoạt động của Tây Tiến với bao gian nguy, vất vả nhưng cũng thật trữ tình, lãng mạn. Nhưng nay, tất cả đã “xa rồi” nên mới nhớ da diết như thế.
  • Điệp từ nhớ được nhắc lại hai lần như khắc sâu thêm nỗi lòng của nhà thơ. Đặc biệt tình cảm ấy được Quang Dũng thể hiện bằng ba từ “nhớ chơi vơi”, cùng với cách hiệp vần “ơi” ở câu thơ trên làm nổi bật một nét nghĩa mới. “Chơi vơi” là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. “Nhớ chơi vơi” có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên. 

           ------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy-------

 

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề tham khảo tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn - Bộ GD&ĐT. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC 247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho quý thầy cô làm tài liệu ra đề thi thử cho các em. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Chúc quý thầy cô và các em có buổi luyện thi sôi động và hấp dẫn.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm 

Đề thi minh hoạ THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Bộ GD&ĐT

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn--

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF