OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Hoá 8 năm 2022 - 2023 trường THCS Phan Bội Châu​​

23/03/2023 426.96 KB 120 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20230323/891479705727_20230323_162027.pdf?r=7037
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hoá 8 năm 2022 - 2023 trường THCS Phan Bội Châu​​ được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên HOC247 dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới. Chúc các em học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: HOÁ HỌC 8

 

 

I. Trắc nghiệm

Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1.  Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?

A. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao

B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại

C. Oxi không có mùi và vị

D. Oxi cần thiết cho sự sống

Câu 2: Hãy cho biết 2,7.1024 phân tử oxi có khối lượng bao nhiêu gam?

A. 120g                      

B. 140g                      

C. 144g                      

D. 122g

Câu 3: Đốt cháy 3,1 gam photpho trong bình chứa 4,8 gam oxi. Sau phản ứng thu được m gam oxit. Giá trị của m là:

A. 7,10g                     

B. 3,55g                     

C. 8,52g                     

D. 4,26g

Câu 4: Người ta thu được khí oxi và hiđro bằng cách đẩy nước vì chúng có đặc điểm:

A. Nặng hơn không khí

B. Tan ít trong nước

C. Nhẹ hơn không khí

D. Tan nhiều nước

Câu 5. Cho các chất sau:

1. FeO                    2. KClO3               3. KMnO4      

4. CaCO­3               5. Không khí        6. H2O

Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:

A. 1, 2, 3, 5                

B. 2, 3, 5, 6                

C. 2, 3                        

D. 2, 3, 5

Câu 6. Chọn định nghĩa phản ứng phân huỷ đầy đủ nhất:

A. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra một chất mới

B. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai chất mới

C. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều  chất mới

D. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học có chất khí thoát ra

Câu 7. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hoá học trong đó:

A. Một chất sinh ra một chất mới.

B. Một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

C. Một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

D. Có chất khí thoát ra.

Câu 8. Trong phòng thí nghiệm, khi đốt cháy sắt ở nhiệt độ cao thu được 2,32g oxit sắt từ (Fe3O4). Khối lượng oxi cần dùng là:

A. 0,32g                     

B. 0,96g                     

C. 0,64g                     

D. 0,74g

Câu 9. Đốt cháy 2,24 lít khí C2H4 thì cần bao nhiêu lít khí oxi (ở đktc), biết sản phẩm của phản ứng là CO2 và nước?
A. 67,2l                      

B. 22,4l                      

C. 6,72l                      

D. 2,24l

Câu 10 . Tính số gam kali clorat (KClO3) cần thiết để điều chế được 9,6 gam khí oxi? 

A. 6,125 gam             

B. 12,25 gam              

C. 24,5 gam               

D. 36,75 gam.

Câu 11: Một hợp chất oxit chứa 40% về khối lượng của S. Xác định CTHH của oxit. 

A. SO3.                       

B. SO4.                       

C. SO2.                       

D. SO.

Câu 12: Dãy chỉ gồm các oxit axit là:

A. CO, CO2, SO2       

B. SO2, CO2, NO2     

C. CuO, CaO, Fe2O3  

D. CO2, ZnO, NO2

Câu 13: Oxit nào dưới đây không phải là oxide base (oxit bazơ)?

A. CuO                       

B. CaO                       

C. CO                         

D. MgO

Câu 15. Oxit nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính?

A. CO2 (cacbon đioxit)                                  

B. CO (cacbon oxit)

C. SO­2 (lưu huỳnh đoxit)                               

D. SnO2 (thiếc đioxit)

Câu 16. Chỉ ra công thức của oxit viết SAI:
A. MgO2                    

B. P2O5                       

C. FeO                        

D. ZnO

Câu 17: Câu nào đúng khi nói về không khí trong các câu sau?

A. Không khí là một nguyên tố hoá học

B. Không khí là một đơn chất

C. Không khí là một hỗn hợp chất của 2 nguyên tố là oxi và nitơ

D. Không khí là hỗn hợp của 2 khí là oxi và nitơ

Câu 18. Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?

A. Sự hô hấp của động vật                                         

B. Sự quang hợp của cây xanh      

C. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt                            

D. Đốt cháy than củi, bếp ga

Câu 19. Chất khí nào sau đây duy trì sự cháy và sự sống?

A. Nitơ                       

B. Oxi                        

C. Cacbonic               

D. Metan
Câu 20. Thành phần không khí gồm:

A. 21% N2; 78% O2; 1% khí khác                 

B. 78% N2; 21% O2; 1% khí khác

C. 78% O2; 21%N2; 1% khí khác                  

D. 100% N2

Câu 21. Mỗi giờ một người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí. Mỗi người trong một ngày đem cần trung bình một thể tích oxi là: (Giả sử các thể tích khí đo ở đkc và thể tích oxi chiếm 21% thể tích không khí)

A. 0,82 m3                  

B. 0,91 m3                  

C. 0,95 m3                  

D. 0,84 m3  

Câu 22: Ứng dụng quan trọng của khí oxi là: 

A. sự hô hấp               

B. sự đốt nhiên liệu                

C. dập tắt các đám cháy         

D. cả A và B.

Câu 23: Tính chất vật lý nào dưới đây không phải của hiđro?

A. Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí                

B. Không màu, không mùi, không vị

C. Tan nhiều trong nước                                            

D. Tan ít trong nước

Câu 24. Hỗn hợp khí hidro và khí oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp này nổ mạnh nhất ở tỉ lệ về thể tích: VO2 : VH2 là bao nhiêu?

A. 3 : 1                          

B. 2 : 2                    

C. 1 : 2                        

D. 2 : 1             

Câu 25: Điều chế hidro trong phòng thí nghiệm, người ta dùng:

A. Mg + HNO3                              

B. Zn + H2SO4 đặc nóng                 

C. Điện phân nước                 

D. Al + HCl

Câu 26. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế ?

A. 4P  +  5O2  → 2P2O5                                 

B. 2Al  +  6HCl  →  2AlCl3   +   3H2

C. CaCO3    →  CaO + CO2                             

D. C   +    O2    →  CO2

Câu 27: Cho các phản ứng sau, phản ứng nào không phải phản ứng thế

A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2                                  

B. Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu

C. Zn + CuO  Cu + ZnO                            

D. H2SO4 + BaO → BaSO4 + H2O

Câu 28. Thu khí hidro bằng các đẩy không khí ta đặt bình như thế nào?

A. Úp bình                    

B. Ngửa bình           

C. Nghiêng bình         

D. Ngang bình

Câu 29. Cho 13 g Zn vào dung dịch chứa 0,5 mol axit HCl. Thể tích khí H2 thu được là:

A. 1,12 lít                      

B. 2,24 lít                

C. 3,36 lít                   

D. 4,48 lít

Câu 30. Cho 48 g CuO tác dụng với khí H­2 khi đun nóng. Thể tích khi H2 (đktc) cần dùng cho phản ứng trên là:

A. 11,2 lít                   

B. 13,44 lít                 

C. 13,88 lít                 

D. 14,22 lít

Câu 31. Đốt cháy 2,8 lít H2 (đktc) sinh ra H2O có thể tích là:

A. 2,1 lít.                    

B. 2,8 lít.                    

C. 5,6 lít.                    

D. 4,2 lít.

Câu 32. Cho các phản ứng hoá học sau:

  1. CaCO3 → CaO + CO2                                  2. 4P + 5O2  → 2P2O5

  3. CaO + H2O → Ca(OH)2                               4. H2 + HgO → Hg + H2O

  5. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2                        6. 2KMnO4  → K2MnO4 + MnO2 + O2

Số lượng phản ứng phân huỷ và phản ứng thế lần lượt là:

A. 1, 3                        

B. 3, 3                        

C. 3, 2                        

D. 2, 2

Câu 33: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng hoá hợp:

A. 3Fe + 3O2  →  Fe3O4                                    

B. CO2 + BaO →  BaCO3

C. CuO +H2 → Cu + H2O                              

D. CaO +H2O → Ca(OH)2

Câu 34. Đốt cháy hoàn toàn khí metan (CH4) cần 4,48 lít khí oxi (đktc), thu được m1 gam khí CO2 và m2 gam H2O. Tính m1 + m2?

A. 4 gam.                   

B. 6,2 gam.                 

C. 8 gam.                    

D. 12,4 gam.

Câu 35. Tục ngữ có câu “Nước chảy đá mòn”. Câu nói đó nếu xét theo khía cạnh hoá học thì được mô tả theo phương trình hoá học sau: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. Phản ứng trên thuộc loại:

A. Phản ứng hoá hợp.           

C. Phản ứng phân huỷ.          

B. Phản ứng thế.        

D. Phản ứng trao đổi.

 

II. Tự luận

Bài 1: Hoàn thành các phản ứng hoá học  và cho biết trong các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào đã học.

1)    S    +   O2   →

2)    P    +   O2   

3)    Al   +   O2   →

4)   C3H6    +   O2  →

5)    KMnO4    →

6)    KClO3     →                 

7)    CuO   +   H2  

8)    Fe2O +   H2  →  

9)    Fe    +    HCl    →

10)   Zn    +   H2SO4  

 

 

(Cho biết: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65)

 

---(Để xem tiếp nội dung câu hỏi tự luận của đề cương các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hoá 8 năm 2022 - 2023 trường THCS Phan Bội Châu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF