OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên

17/06/2021 972.09 KB 618 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210617/35771058704_20210617_160239.pdf?r=784
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh cùng tham khảo Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THPT chuyên KHTN dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi tuyển vào lớp 10. Từ đó, các em sẽ có sự chuẩn bị chu đáo cho kì thi của mình tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2020 – 2021

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài 75 phút, không kể thời gian phát đề

Ngày thi: 15/06/2021

 

ĐỀ BÀI

A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH

Câu 1 (3 điểm)

1. Trắc nghiệm (1 điểm)

Chọn 1 trong bốn phương án A, B, C, D để trả lời các câu hỏi sau:

a. Truyện ngắn Chiếc lược ngà là của tác giả nào?

A. Kim Lân

B. Nguyễn Quang Sáng

C. Nguyễn Dữ

D. Nam Cao

b. Tác phẩm nào sau đây có cùng thể thơ với bài Ánh trăng?

A. Sang thu

B. Con cò

C. Đồng chí

D. Bếp lửa

c. Bài thơ nào bắt đầu bằng hình ảnh mặt trời?

A. Nói với con

B. Đoàn thuyền đánh cá

C. Nhớ rừng

D. Ông đồ

d. Từ nào không cùng nhóm nghĩa với những từ còn lại?

A. Thông thạo

B. Thông thái

C. Thông minh

D. Thông tuệ

2. Tiếng Việt (2 điểm)

Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Quê hương tôi có con sông xanh biết

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là những buổi trưa hè

Toả nắng xuống giòng sông lấp loáng

(Tế Hanh – Nhớ con sông quê hương)

Câu 2 (2 điểm)

Đại văn hào Ban-dắc đã từng nói: “Không một tài năng vĩ đại nào thiếu đi được ý chí mạnh mẽ”.

Từ ý kiến trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của ý chí trong cuộc sống.

B. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn 1 trong 2 câu để làm bài)

Câu a (5 điểm)

(…)Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.


Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

Em hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 18 đến 20 câu phân tích đoạn thơ trên để làm rõ ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho cuộc đời.

Câu b (5 điểm)

(…) Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhôm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy sẽ không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đứng đàng hoàng mà bước tới.

(…) “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”

(…) Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu…

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. 

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Em hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 18 đến 20 câu phân tích đoạn trích trên để làm rõ tâm lí của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CỦA TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

 

A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH

Câu 1 (3 điểm)

1. Trắc nghiệm (1 điểm)

a. Chọn đáp án B

b. Chọn đáp án A

c. Chọn đáp án B

d. Chọn đáp án B

2. Tiếng Việt (2 điểm)

Nhận xét biện pháp tu từ và nêu hiệu quả:

- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.

- Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.

Câu 2 (2 điểm)

- Giới thiệu câu nói “Không một tài năng vĩ đại nào thiếu đi được ý chí mạnh mẽ”.

- Giải thích cụm từ: ý chí mạnh mẽ.

- Lấy dẫn chứng chứng minh.

- Bài học rút ra từ câu nói trên.

B. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn 1 trong 2 câu để làm bài)

Câu a (5 điểm)

1. Mở bài:

- Vài nét về nhà thơ Thanh Hải: Một nhà thơ có thể nói là đã cống hiến cả đời mình cho cách mạng.

- Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ: được viết trong những ngày cuối cùng Thanh Hải nằm trên giường bệnh, cả cuộc đời ông đã dùng để cống hiến cho cách mạng, giờ đây ông lại cất lên niềm khát khao, niềm mong mỏi có thể tiếp tục cống hiến “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời này.

2. Thân bài: Ước nguyện của tác giả

- Sự chuyển đổi ngôi thứ "tôi" -> "ta".

=> Nói lên quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng

- Điệp ngữ "ta làm", nói lên sự quyết tâm, lối liệt kê :con chim, cành hoa, nốt nhạc -> Yếu tố tạo nên mùa xuân

- Nốt nhạc trầm là biểu tượng cho sự cống hiến thầm lặng

=> Liên tưởng anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sapa", chị quét rác trong "Tiếng chổi tre"

- Giải thích tựa bài thơ

- Điệp ngữ "dù là"

=> Như lời nhắn nhủ giữa người đi trước và người đi sau

- Lối hoán dụ người tóc bạc, tuổi 20 -> tuổi trẻ -> tuổi già -> Sự cống hiến không phân biệt tuổi tác, thứ bậc, giới tính, giai cấp.

3. Kết bài

- Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ: Thể thơ năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

- Liên hệ trình bày khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ cho cuộc đời.

Câu b (5 điểm)

1. Mở bài

- Truyện ngắn “Ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê ngợi ca tinh thần dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong, của thế hệ trẻ trong những ngày mưa bom bão đạn.

- Cô gái Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đó là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường.

2. Thân bài

- Phương Định là một cô gái có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.

- Tinh thần dũng cảm trong cuộc phá bom đầy nguy hiểm, chị dũng cảm, bình tĩnh tiến đến quả bom, đàng hoàng mà bước tới cùng xới xẻ đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm trúng vào quả bom.Đó là cuộc sống thường nhật của họ.

- Có những lúc chị nghĩ đến cái chết nhưng chỉ “Mờ nhạt”, mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên.

---(Nội dung đầy đủ của Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên KHTN vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên KHTN năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF