OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Chuyên đề lý thuyết và tính toán căn bản về rơi tự do môn Vật Lý 10 năm 2021

26/07/2021 0 Bytes 376 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210726/684715046020_20210726_095120.pdf?r=8676
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Chuyên đề lý thuyết và tính toán căn bản về rơi tự do môn Vật Lý 10 năm 2021 do Hoc247 tổng hợp và biên soạn với phần lý thuyết và bài tập để có thể ôn tập và củng cố các kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao.

 

 
 

LÝ THUYẾT VÀ TÍNH TOÁN CĂN BẢN VỀ RƠI TỰ DO

 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1 .Sự rơi tự do là gì ?

- Sự rơi tự do là sự rơi trong chân không chị chịu tác dụng có trọng lực.

2. Đặc điểm của sự rơi tự do.

- Là chuyển động thẳng  nhanh dần đều.

- Chuyển động không vận tốc đầu.

- Có gia tốc bằng gia tốc rơi tự do a=g

3. Các công thức trong sự rơi tự do.

- Vận tốc : v=g.t

  •  Quãng đường đi được ( độ cao): : S = ½ gt2

  - Phương trình rơi tự do : y = ½ gt2

- Hệ thức độc lập : v= 2g.h 

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chọn phát biểu sai về các đặc điểm của chuyển động thẳng đều

A. Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng của dây dọi

B. Hòn bi sắt được tung lên theo phương thẳng đứng sẽ chuyển động rơi tự do

C. Rơi tự do là một chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc g

D. Chuyển động rơi tự do có chiều từ trên cao xuống thấp

Câu 2. Chọn phát biểu đúng về rơi tự do

A. Gia tốc rơi tự do g phụ thuộc vĩ độ địa lí và độ cao so với mặt biển

B. Gia tốc g có giá trị nhỏ nhất ở hai địa cực và lớn nhất ở xích đạo

C. Mọi vật trên trái đất đều có phương rơi tự do song song với nhau

D. Gia tốc rơi tự do g ở Hà Nội có giá trị nhỏ hơn ở TP Hồ Chí Minh

Câu 3. Chuyển động của vật nào sau đây có thể là rơi tự do

A. Người nhảy từ máy bay xuống chưa mở dù

B. Quả cầu được Galilê thả từ tháp nghiêng Pi da cao 56m xuống đất

C. Cục nước đá rơi từ đám mây xuống mặt đất trong trận mưa đá

D. Lá vàng mùa thu rụng từ cành cây xuống mặt đất

Câu 4. Chọn câu sai

A. Vật rơi tự do khi không chịu sức cản của môi trường

B. Khi rơi tự do các vật chuyển động giống nhau

C. Công thức s = ½ gt2 dùng để xác định quãng đường đi được của vật rơi tự do

D. Có thể coi sự rơi tự do của chiếc lá khô từ trên cây xuống là sự rơi từ do

Câu 5. Chọn phát biểu đúng về sự rơi tự do

A. Mọi vật trên trái đất đều rơi tự do với cùng một gia tốc

B. Trọng lực là nguyên nhân duy nhất gây ra sự rơi tự do

C. Mọi chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng là rơi tự do

D. Gia tốc rơi tự do phụ thuộc kinh độ của địa điểm đang xét.

Câu 6. Chuyển động của vật nào sau đây có thể là rơi tự do

A. Một hòn bi được thả từ trên xuống. 

B. Một máy bay đang hạ cánh

C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống

D. Một vận động viên nhảy cầu đang lộn vòng xuống nước

Câu 7. Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự rơi của vật trong hkông khí?

A. Trong không khí các vật rơi nhanh chậm khác nhau

B. Các vật rơi nhanh hay chậm không phải do chúng nặng nhẹ khác nhau

C. Các vật rơi nhanh hay chậm là do sức cản của không khí tác dụng lên các vật khác nhau là khác nhau

D. Các phát biểu A, B và C đều đúng

Câu 8. Chuyển động của. . là chuyển động rơi tự do?

A. một hòn đá được ném thẳng đứng từ trên cao xuống

B. một quả bóng cao su to được thả rơi từ trên cao xuống

C. một hòn sỏi được thả rơi từ trên cao xuống

D. một hòn bi rơi từ mặt nước xuống đáy một bình nước

Câu 9. Vật nào được xem là rơi tự do?

A. Viên đạn đang bay trên không trung.                

B. Phi công đang nhảy dù (đã bật dù).

C. Quả táo rơi từ trên cây xuống.                      

D. Máy bay đang bay gặp tai nạn và rơi xuống.

Câu 10. Hãy chỉ ra chuyển động nào là sự rơi tự do ?

A. Tờ giấy rơi trong không khí

B. Vật chuyển động thẳng đứng hướng xuống, với vận tốc đầu là 1m/s

C. Viên bi rơi xuống đất sau khi lăn trên máng ngiêng

D. Viên bi rơi xuống từ độ cao cực đại sau khi được ném lên theo phương thẳng đứng

Câu 11. Chuyển động rơi tự do là:

A. Một chuyển động thẳng đều.         

B. Một chuyển động thẳng nhanh dần.

 C. Một chuyển động thẳng chậm dần đều.           

D. Một chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Câu 12: Chọn phát biểu sai ?

A. Trong trường hợp có thể bỏ qua tác dụng của lực cản không khí lên vật rơi thì ta có thể coi sự rơi của vật là sự rơi tự do.

B. Chuyển động rơi tự do có gia tốc rơi tự do như nhau tại mọi nơi trên Trái đất.

C. Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

D. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng chiều từ trên xuống.

Câu 13: Chuyển động rơi tự do là chuyển động của

A. một cái dù đã bung và thả từ máy bay đang bay trên bầu trời.

B. một tờ giấy trắng vừa rơi khỏi tay của cô giáo khi cô tiến hành thí nghiệm về sự rơi.

C. một tờ giấy đã được vo tròn và nén chặt khi được thả từ ban công.

D. một chiếc lá vàng vừa rơi khi gió thổi qua làm rung cành cây.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là sai.

A. Rơi tự do là sự rơi khi có lực cản của không khí với vận tốc đầu bằng không.

B. Rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

C. Nguyên nhân của sự rơi nhanh hay chậm của các vật trong không khí là do lực cản của không khí.

D. Hai vật nặng khác nhau thì rơi tự do nhanh như nhau.

Câu 15: Hòn bi I có khối lượng lớn gấp đôi hòn bi II. Cùng một lúc từ độ cao h, bi I được thả rơi còn bi II được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng?

A. Chưa đủ thông tin để trả lời.      

B. Cả hai chạm đất cùng một lúc.

C. I chạm đất trước.            

D. I chạm đất sau

Câu 16: Chọn câu sai?

A. Khi rơi tự do mọi vật chuyển động hoàn toàn như nhau.

B. Vật rơi tự do không chịu sức cản của không khí.

C. Chuyển động của người nhảy dù là rơi tự do.

D. Mọi vật chuyển động gần mặt đất đều chịu gia tốc rơi tự do.

Câu 17: Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao cực đại đạt được là

A. v02 = gh.          

B. v02 = 2gh.     

C. v02 = 1/2gh .     

D. v0 = 2gh.

Câu 18. Một hòn bi được ném thẳng đứng từ dưới lên cao với vận tốc đấu có độ lớn v0. Hỏi khi chạm đất thì vận tốc của vật đó bằng bao nhiêu?Bỏ qua sức cản của không khí.

A. 1,5 v0                            B. 0,5 v0                       C. v0                            D. 2 v0

Câu 19. Chọn câu trả lời đúng. Một trái banh được ném thẳng đứng từ dưới lên. Đại lượng nào sau đây không thay đổi

A. Độ dời                         

B. Động năng              

C. Gia tốc    

D. Vận tốc .

Câu 20. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 19,6m. Tính vận tốc của vật khi chạm đất. Lấy g =10 m/s2

A. 20m/s                          

B. 19,6m/s                   

C. 9,8m/s    

D. 19,8m/s

Câu 21. Chọn câu trả lời đúng. Một trái banh được ném từ mặt đất thẳng đứng với vận tốc 20m/s.thời gian từ lúc ném banh đến lúc chạm đất là:

A. 1s                                    B. 2s                             C. 3s                               D. 4s.

Câu 21. Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45m xuống. Sau bao lâu nó rơi tới mặt đất? Cho g = 10m/s2

A. 2,1s                                 B. 3s                             C. 4,5s                            D. 9s

Câu 22. Chọn câu trả lời đúng. Thả một hòn đá từ độ cao h xuống mặt đất, hòn đá rơi trong 0,5s. Nếu thả hòn đá từ độ cao H xuống đất mất 1,5s thì H bằng

A. 3h                                    B. 6h                             C. 9h                               D. Một đáp số khác

Câu 23. Chọn câu trả lời đúng. Một vật nặng rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là:

A. 20m/s   

B. 30m/s     

C. 90m/s    

D. Một kết quả khác

Câu 24. Chọn câu trả lời đúng. Một vật rơi tự do từ độ cao h. Biết rằng trong giây cuối cùng vật rơi được 15m. Thời gian rơi của vật là:

A. 1s                                   B. 1,5s                               C. 2s                             D. 2,5s

Câu 25. Chọn câu trả lời đúng Hai vật có khối lượng m1 > m2 rơi tự do tại cùng một địa điểm

A. Vận tốc chạm đất v1 > v2                                  

B. Vận tốc chạm đất v1 < v2.

C. Vận tốc chạm đất v1 = v2                                

D. Không có cơ sở kết luận .

...

---(Nội dung đề và đáp án bài tập từ câu 26-40, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề lý thuyết và tính toán căn bản về rơi tự do môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF