OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Chuyên đề giải bài toán muối Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm môn Hóa học vô cơ 12 năm 2021

10/07/2021 993.38 KB 551 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210710/940275429146_20210710_095205.pdf?r=368
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Chuyên đề giải bài toán muối Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm môn Hóa học vô cơ năm 2021 dưới đây được biên tập và tổng hợp. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

I. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

- Khi nhỏ từ từ dung dịch kiềm (OH-) vào muối nhôm (Al3+) thì ban đầu phản ứng tạo kết tủa, sau đó nếu OH- dư thì kết tủa sẽ bị hòa tan:

PTHH: (1) Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

(2) Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O

- Bài toán đồ thị:

Dáng của đồ thị: Tam giác lệch phải

 Khi phản ứng thu được lượng kết tủa nhỏ hơn lượng kết tủa cực đại thì có 2 giá trị của OH- thỏa mãn

\(\left\{ \begin{array}{l}

{n_{O{H^ - }\min }} = 3{n_ \downarrow }\\

{n_{O{H^ - }max}} = 4{n_{A{l^{3 + }}}} - {n_ \downarrow }

\end{array} \right.\)

II. BÀI TẬP MINH HỌA

Câu 1: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ

A. a : b = 1 : 4.                  

B. a : b < 1 : 4.                  

C. a : b = 1 : 5.                  

D. a : b > 1 : 4.

Hướng dẫn giải

Để thu được kết tủa ⇒ b < 4a ⇒ a : b > 1 : 4

Câu 2: Thể tích dung dịch NaOH 0,25M cần cho vào 15 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M để thu được lượng kết tủa lớn nhất là

A. 210 ml.                         

B. 60 ml.                           

C. 90 ml.                           

D. 180 ml.

Hướng dẫn giải

Để thu được lượng kết tủa lớn nhất ⇒ \({n_{O{H^ - }}} = 3{n_{A{l^{3 + }}}}\) ⇒ 0,25V = 3.2.0,5.0,015 ⇒ V = 0,18 lít = 180 ml.

Câu 3: Cho 300 ml dung dịch NaOH 0,1M phản ứng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 2,34.                             

B. 1,17.                             

C. 1,56.                             

D. 0,78.

Hướng dẫn giải

Cách 1: Viết phương trình và tính theo phương trình

nOH- = nNaOH = 0,03 mol. nAl3+ = 2nAl2(SO4)3 = 0,02 mol

PTHH: (1) Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

  BĐ:          0,02     0,03 ⇒ Al3+

  PƯ:                      0,03  → 0,01 mol ⇒ m = 78.0,01 = 0,78 gam

Cách 2: Công thức tính nhanh: nOH- = 3n ⇒ n = 0,01 mol ⇒ m = 0,78 gam.

Câu 4: Cho 200 ml dung dịch gồm KOH 1M và NaOH 0,75M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 3,90.                             

B. 11,70.                           

C. 7,80.                             

D. 5,85.

Hướng dẫn giải

Cách 1: Viết phương trình, tính theo phương trình

nOH- = nKOH + nNaOH = 0,2.1 + 0,2.0,75 = 0,35 mol.

nAl3+ = 0,1.1 = 0,1 mol.

PTHH: (1) Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

                 0,1   <   0,35  →   0,1

                       Dư: 0,05 mol

            (2) Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O

                       0,1    >   0,05

               Dư: 0,05 mol ⇒ mAl(OH)3 = 0,05.78 = 3,9 gam.

Cách 2: Dùng công thức tính nhanh

\({n_{O{H^ - }{\rm{max}}}} = 4{n_{A{l^{3 + }}}} - {n_ \downarrow }\, \Rightarrow \,{n_ \downarrow } = 4{n_{A{l^{3 + }}}} - {n_{O{H^ - }}}\) = 4.0,1 – 0,35 = 0,05 mol ⇒ mAl(OH)3 = 0,05.78 = 3,9 gam.

Câu 5: Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

A. 175.                              

B. 350.                              

C. 375.                              

D. 150.

Hướng dẫn giải

Cách 1: Viết phương trình và tính theo phương trình

nAl3+ = 0,2 mol; nAl(OH)3 = 0,05 mol.

PTHH: (1) Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓ 

                 0,2 →  0,6    →   0,2   mol ⇒ nAl(OH)3 hòa tan = 0,2 – 0,05 = 0,15 mol

            (2) Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O

                 0,15    →   0,15  mol

nOH- max = 0,6 + 0,15 = 0,75 mol ⇒ VNaOH max = 0,75/2 = 0,375 lít = 375 ml.

Cách 2: Dùng công thức tính nhanh

nOH- max = 4.0,2 – 0,05 = 0,75 mol ⇒ VNaOH max = 0,75/2 = 0,375 lít = 375 ml.

Câu 6: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là

A. 0,45.                             

B. 0,35.                             

C. 0,25.                             

D. 0,05.

Hướng dẫn giải

\({n_{A{l^{3 + }}}} = 0,2\,mol;\,{n_{^{{H^ + }}}} = 0,2\,mol;\,{n_{O{H^ - }}} = 2V\,mol;\,{n_{Al{{(OH)}_3}}} = 0,1\,\,mol.\)

Cách 1: Viết phương trình và tính theo phương trình

PTHH:  (1) H+  +  OH- → H2O

                   0,2 →  0,2 mol

              (2) Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

                   0,2 →   0,6   →      0,2 ⇒ Al(OH)3 bị hòa tan 0,1 mol.

              (3) Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O

                    0,1   →   0,1

\(\sum {{n_{O{H^ - }}}}  = 0,2 + 0,6 + 0,1 = 2V \Rightarrow V = 0,45\) lít.

Cách 2: Sử dụng đồ thị và công thức tính nhanh

nOH- max = 2V = 0,2 + 4.0,2 – 0,1 ⇒ V = 0,45 lít.

Câu 7: Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 1,2.                               

B. 0,8.                               

C. 0,9.                               

D. 1,0.

Hướng dẫn giải

nOH-  = nKOH = 0,15.1,2 + 0,175.1,2 = 0,39 mol.

nAl(OH)3 = \(\frac{{4,68 + 2,34}}{{78}} = 0,09\,mol.\)

nAl3+ = 0,1x mol.

Khi thêm lượng KOH nhiều hơn nhưng lượng kết tủa thu được ít hơn ⇒ Al(OH)3 đã bị tan ⇒ KOH đã dùng là lượng OH- max.

ADCT: 0,39 = 4.0,1x – 0,09 ⇒ x = 1,2M

Câu 8: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 2,568.                           

B. 1,560.                           

C. 4,128.                           

D. 5,064.

Hướng dẫn giải

nOH- = nNaOH = 0,26 mol; nFe3+ = 0,024 mol; nAl3+ = 0,032 mol; nH+ = 0,08 mol.

PTHH: (1) H+  +  OH- → H2O

                 0,08 → 0,08

(2) Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

  0,024 → 0,072 → 0,024

(3) Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

  0,032 → 0,096 → 0,032

OH- dư: 0,26 – (0,08 + 0,072 + 0,096) = 0,012 mol.

(4) Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O

      0,032  >   0,012

Dư: 0,02 mol ⇒ mkết tủa = 0,024.107 + 0,02.78 = 4,128 gam.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:

Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,7.                                B. 2,1.                           C. 2,4.                             D. 2,5.

Câu 2: Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị bên.

Giá trị của m là

A. 10,68.                                B. 6,84.             

 C. 12,18.                               D. 9,18.

Câu 3: Trộn lẫn 100 ml dung dịch AlCl3 0,3M với 150 ml dung dịch NaOH 0,6M, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là

A. 7,02.                              B. 6,24.                         C. 2,34.                         D. 3,9.

Câu 4: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là

A. 1,2.                                B. 1,8.                           C. 2,4.                           D. 2.

Câu 5: Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là

A. 1,59.                              B. 1,17.                         C. 1,71.                         D. 1,95.

Câu 6: Hòa tan 0,24 mol FeCl3 và 0,16 mol Al2(SO4)3 vào dung dịch chứa 0,4 mol H2SO4 được dung dịch X. Thêm 1,3 mol Ba(OH)2 nguyên chất vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa Y. Khối lượng của Y là.

 A. 344,18 gam.                 B. 0,64 gam.                 C. 41,28 gam.                 D. 246,32 gam.

Câu 7: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al(NO3)3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị dưới đây

Giá trị của a, b tương ứng là

A. 0,3 và 0,6.                     B. 0,6 và 0,9.                C. 0,9 và 1,2.                  D. 0,5 và 0,9. 

Câu 8: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tỉ lệ x : y là

A. 7 : 8.                              B. 6 : 7.                         C. 5 : 4.                           D. 4 : 5.

Câu 9: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa V lít dung dịch Al2(SO4)3 C (mol/l). Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa (gam) và số mol được biểu diễn bằng đồ thị bên. Để lượng kết tủa không đổi thì thể tích dung dịch Ba(OH)2 nhỏ nhất cần dùng là

A. 30 ml.     

B. 60 ml.           

C. 45 ml.                 

D. 80 ml.

Câu 10: Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al(NO3)3 và Al2(SO4)3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn trong đồ thị bên. Giá trị của m là

A. 7,68.                             

B. 5,55.                        

C. 12,39.                           

C. 8,55.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Chuyên đề giải bài toán muối Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm môn Hóa học vô cơ 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF