OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Bộ đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Cao Vân có đáp án

29/10/2021 764.6 KB 1812 lượt xem 11 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211029/250920052861_20211029_233100.pdf?r=6515
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năngSinh học 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Bộ đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Cao Vân có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT TRẦN CAO VÂN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN SINH HỌC – Khối lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ 1

Câu 1. Ở người, bệnh nào sau đây do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể?

A. Phêninkêto niệu.                                                         B. Máu khó đông.

C. Ung thư.                                                                      D. Thiếu máu hồng cầu hình liềm.

 Câu 2.  Kỹ thuật chuyển gen bao gồm các bước theo trình tự nào sau đây? 

       I. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp

       II. Tạo ADN tái tổ hợp.

       III. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.

A. I → III → II.                       B. I → II → III.            C. II → III → I.             D. II → I → III.

 Câu 3. Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại A trên mạch gốc của gen liên kết bổ sung với loại nuclêôtit nào ở môi trường nội bào?

A. X.                                         B. U.                              C. T.                                D. G.

 Câu 4. Tác động đa hiệu của gen là hiện tượng

A. một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.

B. một gen tác động đến sự biểu hiện của một tính trạng.

C. nhiều gen khác nhau có thể tác động đến sự biểu hiện của một tính trạng.

D. một tính trạng biểu hiện thành nhiều kiểu hình khác nhau.

 Câu 5. Bộ ba mã sao 5'AUX3' trên phân tử mARN mã hóa axit amin izôlơxin, tARN vận chuyển axit amin này có bộ ba đối mã là

A. 5'UAX3'.                             B. 3'GUA5'.                   C. 5'XUA3'.                    D. 3'UAG5'.

 Câu 6. Theo giả thuyết siêu trội , phép lai nào sau đây tạo đời con có ưu thế lai cao nhất?

A. AABB x AAbb.                  B. AABB x aaBB.         C. aaBB  x AAbb.          D. aabb x AAbb.

 Câu 7. Nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở 2 giới và có hiện tượng di truyền chéo (ở loài có kiểu NST giới tính XX - XY) thì kết luận nào sau đây là đúng?

A. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.

B. Gen quy định tính trạng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.

C. Gen quy định tính trạng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y.

D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường.

 Câu 8. Ở một loài thực vật, khi cho cơ thể có kiểu hình hoa đỏ dị hợp tử hai cặp gen tự thụ phấn, đời con thu được 2 loại kiểu hình theo tỷ lệ 9 đỏ: 7 trắng. Theo lý thuyết, quy luật di truyền nào sau đây chi phối phép lai trên?

A. Phân li độc lập.                                                           B. Tương tác gen bổ sung.

C. Hoán vị gen.                                                                D. Tương tác gen cộng gộp.

 Câu 9. Trong công nghệ gen, để đưa một gen từ tế bào này sang tế bào khác, người ta thường phải sử dụng một phân tử ADN đặc biệt được gọi là

A. thể truyền.                            B. ADN tái tổ hợp.        C. ADN tế bào cho.        D. ADN tế bào nhận.

 Câu 10. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa một loại axit amin là đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?

A. Tính đặc hiệu.                      B. Tính thoái hóa.          C. Tính phổ biến.            D. Tính liên tục.

Câu 11: Trong các bộ ba mã di truyền sau đây, bộ ba nào mang tín hiệu kết thúc dịch mã?

A. 5’UAX3’                B. 5’UGA3’                C. 5’AUG3’                D. 5’AGU3’

Câu 12: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.

B. Trong quá trình nhân đôi ADN, trên mạch khuôn có chiều 3’- 5’ thì mạch bổ sung sẽ được tổng hợp liên tục.

C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza có vai trò tổng hợp và kéo dài mạch mới.

D. Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử tạo ra nhiều đơn vị tái bản.

Câu 13: Một gen có chiều dài 510 nm và có 3900 liên kết hydrô, gen nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nucleôtit tự do mỗi loại cần môi trường cung cấp là:

A. A = T = 4200; G = X = 1200

B. A = T = 2100; G = X = 600

C. A = T = 4200; G =  X =  6300      

D. A = T = 6300; G = X = 4200

Câu 14: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?

(1) Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’→ 3’ trên phân tử mARN.

(2) Trong quá trình dịch mã, nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon là A-T, G-X

(3) Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.

(4) Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.

A. 3                 B. 2                 C. 1                 D. 4

Câu 15: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại G. Mạch một của gen có số nuclêôtit loại A chiếm 30% và số nuclêôtit loại G chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch một của gen này là:

Câu 16: Một gen ở vi khuẩn khi dịch mã cần sử dụng từ môi trường nội bào 799 axit amin. Số nuclêôtit của mARN, số nuclêôtit của gen và số axit amin của chuỗi polipeptit hoàn chỉnh tương ứng lần lượt là:

A. 2397; 4794; 798                             B. 2400; 4800; 799 

C. 4800; 2400; 800                             D. 2400; 4800; 798

Câu 17: Ở Operon Lac của vi khuẩn E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì:

A. Prôtêin ức chế bị bất hoạt do gắn với lactôzơ

B. Gen điều hòa không tổng hợp prôtêin ức chế

C. Prôtêin ức chế bị bất hoạt do không gắn được vào vùng vận hành

D. Các prôtêin ức chế liên kết được với vùng vận hành

Câu 18: Có mấy nhận xét không đúng về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen trong số các nhận xét dưới đây?

(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với Timin tạo nên đột biến thay thế A - T à G - X.

(2) Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.

(3) Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.

(4) Tác nhân gây đột biên gen có thể là tác nhân vật lí hoặc tác nhân hoá học.

A. 2.                B. 3.                C. 4.                D. 1.

Câu 19: Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin và có tỉ lệ A + T /G + X = 1,5. Gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có tổng số liên kết hiđrô là 3599 và có chiều dài bằng chiều dài của gen B. Dạng đột biến xảy ra với gen B là:

A. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T 

B. mất một cặp G-X

C. mất một cặp A-T 

D. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X

Câu 20: Cấu trúc của nhiễm sắc thể sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự:

A. phân tử ADN → nuclêôxômà sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.

B. phân tử ADN → sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → crômatit.

C. phân tử AND →  nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit.

D. phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → nuclêôxôm → crômatit.

Câu 21: Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng trình tự nuclêôtit nằm ở đầu 3’ trên mạch mang mã gốc của gen có chức năng

A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình dịch mã

B. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

C. mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã

D. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã

Câu 22: Mã di truyền có tính đặc hiệu là do:

A. số loại axit amin nhiều hơn số loại mã di truyền.

B. một mã di truyền chỉ mã hóa cho 1 axit amin

C. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại nuclêôtit

D. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại axit amin.

Câu 23: Một đoạn ADN có tổng số nuelêôtit là 3000.Trên mạch 2 của gen có số nuclêôtit loại A là 400 và số nuclêôtit loại T là 320. Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp khi gen nhân đôi 3 lần

A. A = T =5460, G = X = 5040                        B. A = T = 2450, G = X = 2800.

C. A = T = 2800, G = X = 2450.                      D. A = T = 5040, G = X = 5460

Câu 24: Phiên mã là quá trình

A. tổng hợp prôtêin                                                   B. tổng hợp axit nuclêic

C. tổng hợp mARN                                                   D. tổng hợp ARN

Câu 25: Trong dịch mã, tARN mang axit amin mêtiônin tiến vào ribôxôm có bộ ba đối mã (anticôđôn) là

A. 5’XAU3’.              B. 3’XAU5’.               C. 3’AUG5’.               D. 5’AUG3’.

Câu 26: Cho một đoạn mạch đơn ADN : 5/ A-G-G-A-G-T-X-T-A-G-X-T-A-G  3/.Mạch mARN là:

A. AXGAGTXUAGXTAG.                                      B. UGXUXAGAUXGAUX.

C. AXGAGUXUAGXUAX.                                     D. AGGAGUXUAGXUAG.

Câu 27: Đối với hoạt động của Opêron - Lac ở vi khuẩn E.coli, chất cảm ứng (lactôzơ) có vai trò:

A. vô hiệu hóa prôtêin ức chế.                                   B. ức chế gen điều hòa.

C. hoạt hóa vùng khởi động.                                     D. hoạt hóa ARN- pôlimêraza.

Câu 28: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac

A. Vùng khởi động (P)                                               B. Vùng vận hành (O)            

C. Các gen cấu trúc (Z, Y, A)                                    D. Gen điều hòa (R)

Câu 29: Theo mô hình điều hoà hoạt động gen ở E.coli thì chức năng của vùng khởi động trong opêron Lac là:

A. là vị trí tương tác với prôtêin ức chế (chất cảm ứng).       

B. là vị trí tương tác với enzim ARN pôlimeraza.

C. là vị trí tương tác với enzim ADN pôlimeraza

D. là nơi tổng hợp nên prôtêin ức chế (chất cảm ứng).

Câu 30: Dạng nào dưới đây không phải là đột biến điểm?

A. Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác trên gen.

B. Thêm một cặp nuclêôtit trên gen.

C. Mất hoặc thêm một số cặp nuclêôtit trên gen.

D. Mất một cặp nuclêôtit trên gen.

2. ĐỀ 2

Câu 1. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích? Biết rằng các gen trội lặn hoàn toàn.

A. hh x hh.                                B. HH x Hh.                  C. Hh x hh.                     D. Hh x Hh.

 Câu 2. Đặc điểm nào sau đây có ở cả quy luật phân li độc lập và hoán vị gen?

A. Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp ở đời con.

B. Các cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

C. Các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.

D. Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp ở đời con.

 Câu 3. Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa

A. số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể.

B. số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể.

C. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể.

D. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể.

 Câu 4. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch pôlinuclêôtit mới trên 1 chạc chữ Y trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?

      

A. Sơ đồ IV.                             B. Sơ đồ III.                  C. Sơ đồ II.                     D. Sơ đồ I.

 Câu 5. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về mức phản ứng?

A. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng hẹp.

B. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng.

C. Mức phản ứng không di truyền được.

D. Mức phản ứng do kiểu gen quy định.

 Câu 6. Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau, biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ là hiện tượng di truyền nào sau đây?

A. Phân li độc lập.                    B. Tương tác gen.          C. Hoán vị gen.               D. Di truyền tế bào chất.

 Câu 7. Thể đột biến đa bội không có đặc điểm nào sau đây?

A. Thể đa bội chẵn  không có khả năng sinh giao tử bình thường.

B. Thể đa bội hiếm gặp ở động vật nhưng phổ biến ở thực vật.

C. Thể đa bội ở thực vật thường cho năng suất cao, phẩm chất tốt.

D. Thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.

 Câu 8. Khi nói về nuclêôxôm trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể (NST), nội dung nào sau đây đúng?

A. Mỗi nuclêôxôm có 1 đoạn ADN gồm 146 nu.

B. Đường kính của chuỗi nuclêôxôm là 30 nm.

C. Chuỗi nuclêôxôm là mức xoắn 2 của NST.                   

D. Mỗi nuclêôxôm có 8 phân tử prôtêin histon.

 Câu 9. Dạng đột biến nào sau đây không thuộc nhóm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

A. Mất đoạn.                             B. Lặp đoạn.                  C. Đảo đoạn.                   D. Đa bội.

 Câu 10. Dạng đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể gây ra hậu quả nào sau đây?

A. Làm giảm số lượng gen trên NST, làm giảm sức sống hoặc gây chết đối với thể đột biến.

B. Làm tăng số lượng gen trên NST, làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng.

C. Ít ảnh hưởng đến sức sống của cá thể mang đột biến do hàm lượng vật chất di truyền không bị thay đổi.

D. Làm thay đổi trật tự sắp xếp gen trên NST, làm thay đổi mức độ hoạt động của các gen.

Câu 11: Giả sử có các kiểu nhiễm sắc thể thuộc các nòi khác nhau trong 1 loài như sau (dấu * thể hiện tâm động của nhiễm sắc thể):

1. M*QNORSP

2. M*NOPQRS

3. M*NORQPS

4. M*RONQPS

Nếu nòi thứ 4 làm gốc, cho rằng sự phát sinh nòi mới chỉ do 1 đột biến, ta có trình tự phát sinh các nòi như sau:

A. 4 → 3 → 2             B. 4 → 3 → 1             C. 4 → 1 → 2             D. 4 → 2 → 1

Câu 12: Nguyên nhân nào sau đây gây ra đột biến lệch bội?

A. Trong quá trình phân bào, một hay vài cặp nhiễm sắc thể không phân li.

B. Trong quá trình phân bào, tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.

C. Sự sao chép sai các cặp nuclêôtit trong quá trình nhân đôi ADN.

D. Trong quá trình giảm phân, xảy ra sự trao đổi chéo không đều giữa các crômatit trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Câu 13: Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?

I. ABbDdEe.       II. AaBbDEe.      III. AaBBbDdEe.

IV. AaBbDdEee.     V. AaBbdEe.       VI. AaBbDdE.

A. 4                 B. 2                 C. 5                 D. 3

Câu 14: Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu vàng. Cho 2 cây hoa màu đỏ tứ bội giao phấn với nhau thu được thế hệ sau có cả hoa màu đỏ và hoa màu vàng. Biết rằng các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Kiểu gen của hai cây hoa màu đỏ giao phấn với nhau không thể là:

A. Aaaa x Aaaa                       B. AAaa x Aaaa                     

C. AAaa x AAaa                    D. AAAa x Aaaa

Câu 15: Một số cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu, … thường được hình thành do:

A. tự đa bội chẵn                    B. dị đa bội                

C. tự đa bội lẻ                         D. lệch bội

Câu 16: Đặc điểm mà phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen không có

A. cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để thu được những dòng thuần trước khi tiến hành lai.

B. lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả ở đời con.

C. cùng một lúc theo dõi sự di truyền của tất cả các cặp tính trạng của cơ thể bố mẹ.

D. sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.

Câu 17: Quy luật phân li cho thấy mỗi tính trạng đều do một cặp alen quy định và:

A. các alen hòa trộn vào nhau, các alen cùng cặp phân li đồng đều về các giao tử trong giảm phân

B. các alen tồn tại một cách riêng rẽ, các alen cùng cặp phân li cùng nhau về các giao tử trong giảm phân

C. các alen tồn tại một cách riêng rẽ, các alen cùng cặp phân li đồng đều về các giao tử trong giảm phân

D. các alen hòa trộn vào nhau, các alen cùng cặp phân li cùng nhau về các giao tử trong giảm phân.

Câu 18: Một trong những ý nghĩa của quy luật di truyền phân li độc lập là:

A. Có thể dự đoán kết quả phân li kiểu hình ở đời sau

B. Tạo điều kiện cho các nhóm tính trạng tốt luôn đi chung với nhau

C. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp do hình thành các nhóm gen liên kết mới

D. Dự đoán được giới tính của vật nuôi ở giai đoạn sớm

Câu 19: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen đồng hợp và 1 quả có kiểu gen dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là:

A. 3/32                        B. 6/27                        C. 4/27                        D. 1/32

Câu 20: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng?

A. Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.

B. Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị hợp tử.

C. Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

D. Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen.

Câu 21: Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng trình tự nuclêôtit nằm ở đầu 5’ trên mạch mang mã gốc của gen có chức năng

A. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã      B. mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã

C. mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã         D. mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã

Câu 22: Mã di truyền có tính thoái hóa là do:

A. số loại axitamin nhiều hơn số loại mã di truyền.  

B. số loại axitamin nhiều hơn số loại nuclêôtit

C. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại nuclêôtit   

D. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại axitamin

Câu 23: Một đoạn ADN có tổng số nuelêôtit là 3000. Trên mạch 2 của gen có số nuclêôtit loại G là 400 và số nuclêôtit loại X là 320. Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp khi gen nhân đôi 2 lần

A. A = T = 2340, G = X = 2160.                                B. A = T = 1050, G = X = 1200.

C. A = T = 960, G = X = 1200.                                  D. A = T = 2160, G = X = 2340.

Câu 24: Dịch mã là quá trình

A. tổng hợp ARN                                                      B. tổng hợp axit amin

C. tổng hợp mARN                                                   D. tổng hợp prôtêin    

Câu 25: Bộ ba kế tiếp mã mở đầu trên mARN là AGX, bộ ba đối mã tương ứng bộ ba đó trên tARN là:

A. 5’XGU 3’              B. 5’GXU3’                C. 5’UGX 3’               D. 5’TGX3’

Câu 16.Cho một đoạn mạch đơn ADN : 5/ A-X-G-A-G-T-X-T-A-G-X-T-A-G  3/. Mạch mARN là:

A. AXGAGTXUAGXTAG.                                        B. UGXUXAGAUXGAUX.

C. AXGAGUXUAGXUAG.                                       D. AXGAGUXUAGXUAX.

Câu 27: Opêrôn Lac của E coli ở trạng thái hoạt động khi:

A. môi trường thừa prôtêin ức chế.                            B. khi gen điều hòa (R) hoạt động.

C. môi trường không có lactôzơ.                               D. môi trường xuất hiện lactôzơ.

Câu 28: Thành phần cấu tạo của Operôn Lac bao gồm:

A. vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

B. vùng khởi động (P) vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A), gen điều hoà (R).

C. vùng vận hành (O) nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).

D. vùng khởi động (P) nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).

Câu 29: Theo mô hình điều hoà hoạt động gen ở E.coli thì chức năng của vùng vận hành trong opêron Lac là

A. là vị trí tương tác với prôtêin ức chế (chất cảm ứng).

B. là vị trí tương tác với enzim ARN pôlimeraza.

C. là vị trí tương tác với enzim ADN pôlimeraza.

D. là nơi tổng hợp nên prôtêin ức chế (chất cảm ứng).

Câu 30: Đột biến điểm gồm các dạng:

A. mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.                     B. Mất hoặc thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit.

C. mất, thêm hoặc thay thế một cặp nuclêôtit.     D. mất, thêm hoặc đảo một cặp nuclêôtit.

3. ĐỀ 3

Câu 1. Công nghệ gen có ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạo ra quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen.

B. Tạo ra cây lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.

C. Tạo ra những sinh vật có thêm gen mới.

D. Tạo ra loài cây trồng mới thuần chủng.

 Câu 2. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau di truyền theo qui luật nào sau đây?

A. Liên kết gen.                        B. Hoán vị gen.             

C. Phân li độc lập.                     D. Di truyền tế bào chất.

 Câu 3. Thành phần nào sau đây không có trong cấu trúc của Opêron Lac?

A. Nhóm gen cấu trúc Z, Y,A.                                        B. Vùng khởi động.

C. Gen điều hòa.                                                              D. Vùng vận hành.

 Câu 4. Để tìm ra qui luật liên kết gen và hoán vị gen, Moocgan đã dùng đối tượng sinh vật nào sau đây để nghiên cứu?

A. Đậu Hà lan.                          B. Cây hoa phấn.           C. Thỏ Himalaya.            D. Ruồi giấm.

 Câu 5. Thực hiện phép lai P: AaBbCc x AABbCc. Theo lý thuyết, kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở đời con chiếm tỷ lệ bao nhiêu? Biết rằng các tính trạng đều trội lặn hoàn toàn.

A. 9/64.                                      B. 9/32.                            C. 27/64.                            D. 9/16.

 Câu 6. Một gen ở sinh vật nhân sơ chứa 3000 cặp nu và có tỉ lệ    (A+T/G+X)=2/3. Gen bị đột biến làm chiều dài tăng lên 3,4A0 và tăng 2 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là

A. G = X = 1201; A = T = 1800.                                     B. G = X = 601; A = T = 900.      

C. G = X = 1200; A = T = 1801.                                     D. G = X = 600; A = T = 901.

 Câu 7. Một loài thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n=20. Giả sử có 5 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến V có số lượng nhiễm sắc thể ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:

Thể đột biến

I

II

III

IV

V

Số lượng NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng

21

30

40

19

60

Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến II, III, V là bằng nhau. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng khi nói về 5 thể đột biến trên.

(1)  Thể đột biến I và IV thuộc thể đột biến lệch bội.

(2)  Thể đột biến V là thể đột biến tam bội.

(3)  Mỗi cặp NST trong tế bào sinh dưỡng của thể đột biến III đều chứa 4 NST.

      (4) Thể đột biến II là thể đột biến đa bội lẻ.

A. 3.                                          B. 4.                               C. 1.                                D. 2.

 Câu 8. Cho cây hoa đỏ thụ phấn với cây hoa trắng thu được F1 100% cây hoa đỏ, F1 giao phấn với nhau thu được F2 có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 9 đỏ: 7 trắng. Lấy các cây hoa đỏ của F2 lai với cây mang kiểu gen đồng hợp lặn tạo ra F3. Theo lý thuyết, trong tổng số cây thu được ở F3, số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ

A. 1/9.                                       B. 5/9.                            C. 1/4.                             D. 1/16.

 Câu 9. Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, theo lý thuyết đời con có số cây hoa đỏ dị hợp chiếm tỉ lệ

A. 1/4.                                       B. 5/8.                            C. 3/4.                             D. 3/8.

 Câu 10. Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định:

Cho biết không phát sinh đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

       (1) Bệnh do alen lặn quy định.

       (2) Trên phả hệ số người nam bị bệnh nhiều hơn nữ nên gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.

       (3) Tất cả những người nữ ở thế hệ I đều có kiểu gen dị hợp.

       (4) Xác suất sinh con thứ hai không bị bệnh này của cặp vợ chồng ở thế hệ III là 1/2

A. 4.                                          B. 3.                               C. 1.                                D. 2.

Câu 11: Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Ở đời con của phép lai ♂AaBbDdEe ×♀AaBbDdEe, loại kiểu hình có ít  nhất 3 tính trạng  trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 27/64.                     B. 81/256.                   C. 64/81.                     D. 189/256.

Câu 12: Trong các phép lai dưới đây, có bao nhiêu phép lai có thể tạo ra con lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen?

(1) AaBbDd x AaBbDd       (2) AaBBDd x AaBBDd      (3) AaBBDd x AaBbDD

(4) AABBDd x AAbbDd       (5) AabbDD x AABBDd   (6) aabbDd x AaBbdd

A. 4.                B. 3.                C. 6.                D. 5.

Câu 13: Gen đa hiệu là:

A. Gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình khác nhau.

B. Gen có thể tạo ra nhiều sản phẩm.

C. Gen có thể tác động làm ảnh hưởng đến sự biều hiện của nhiều tính trạng khác nhau.

D. Gen có nhiều bản sao trong hệ gen.

Câu 14: Ở 1 loài thực vật, xét 2 cặp gen trên 2 cặp NST tương đồng cùng quy định tính trạng màu hoa, trong đó: A-B- quy định hoa màu đỏ; A-bb, aaB- và aabb quy định hoa màu trắng.  Phép lai P:  Aabb × aaBb cho tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1 là:

A. 1 đỏ : 1 trắng.                     B. 9 đỏ : 7 trắng.                    

C. 3 đỏ : 1 trắng                      D. 1 đỏ : 3 trắng.

Câu 15: Khi tiến hành thí nghiệm trên ruồi giấm, sau khi Moocgan tiến hành phép lai giữa ruồi  thuần chủng thân xám, cánh dài và ruồi thuần chủng thân đen, cánh cụt, thu được ruồi F1 toàn thân xám, cánh dài. Để tìm ra quy luật di truyền liên kết Moocgan đã tiến hành lai giữa

A. ruồi đực F1 thân xám, cánh dài và ruồi cái thân đen, cánh cụt.

B. ruồi cái F1 thân xám, cánh dài và ruồi đực thân xám, cánh dài.

C. ruồi cái F1 thân xám, cánh dài và ruồi đực thân đen, cánh cụt.

D. ruồi cái thân đen, cánh cụt và ruồi đực thân đen, cánh cụt.

Câu 16: Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể

A. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit.

B. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

C. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.  

D. tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau.

Câu 17: Cho kiểu gen  \(\frac{{AB}}{{ab}}\) giảm phân có hoán vị với f = 0,4. Tỉ lệ các loại giao tử tạo ra là:

A. 0,3 Ab : 0,2 AB : 0,2 ab : 0,3 aB               B. 0,4 AB : 0,1 Ab : 0,1 aB : 0,4 ab

C. 0,3 AB : 0,2 Ab : 0,2 aB : 0,3 ab               D. 0,1 AB : 0,4 Ab : 0,4 aB : 0,1 ab

Câu 18: Vì sao kiểu hình con lai trong trường hợp di truyền ngoài nhân thường chỉ giống mẹ?

A. Vì gen trên nhiễm sắc thể của mẹ nhiều hơn

B. Vì tinh trùng của bố không có gen ngoài nhân

C. Vì hợp tử có gen ngoài nhân của mẹ nhiều hơn

D. Vì trứng to hơn tinh trùng

Câu 19: Ở một loài chim, khi cho con đực lông đen thuần chủng giao phối với con cái lông trắng (P) được F1 toàn con lông đen. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 3 con lông đen : 1 con lông trắng, trong đó lông trắng toàn con cái. Biết rằng màu lông do 1 gen quy định và không xảy ra đột biến. Khi thực hiện phép lai nghịch với phép lai ở (P) thì sự phân li về kiểu hình ở F1 là:

A. 100% lông đen                               B. 1 lông đen : 1 lông trắng

C. 100% lông trắng                 D. 3 lông đen : 1 lông trắng

Câu 20: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của:

A. Quá trình phát sinh đột biến.

B. Sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.

C. Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.

D. Sự phát sinh các biến dị tổ hợp.

Câu 21: Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục.

B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.

C. Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.

D. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’.

Câu 22: Trong dung dịch có 3 loại nuclêôtit G, X, A. Từ 3 loại nuclêôtit này người ta đã tổng hợp được một đoạn phân tử ADN xoắn kép. Phân tử ADN xoắn kép này sẽ có những loại đơn phân:

A. X, G, T.                  B. X, G, U.                 C. G, X.                      D. T, A.

Câu 23: Kết quả của dịch mã là

A. tạo ra phân tử mARN.     B. tạo ra phân tử rARN.

C. tạo ra phân tử tARN.       D. tạo ra chuỗi polipeptit.

Câu 24: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN?

A. Restrictaza.          B. ARN pôlimeraza.       C. ADN pôlimeraza.      D. Ligaza.

Câu 25. Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dịch mã là quá trình dịch trình tự các côđon trên mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

B. Quá trình dịch mã có sự tham gia của các nuclêôtit tự do.

C. Trong quá trình nhân đôi ADN, cả hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.

D. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza.

Câu 26: Phân tử mang mật mã trực tiếp tổng hợp protein là:

A. ADN       B. mARN     C. tARN       D. rARN

Câu 27: Chiều ngang của 1 Riboxom khi dịch mã trên mARN tối thiểu là:

A. 3,4Å            B. 6,8Å        C. 10,2Å        D. 20,4Å

Câu 28: Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quá trình dịch mã diễn ra trong nhân tế bào.

B. Nguyên liệu của quá trình dịch mã là các axit amin.

C. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’ → 3’.

D. Sản phẩm của quá trình dịch mã là chuỗi pôlipeptit.

Câu 29: Khi protein được tổng hợp nhưng lại bị enzim có chọn lọc, thì đó là biểu hiện điều hòa gen ở cấp độ:

A. Trước phiên mã  

B. Lúc phiên mã  

C. Khi dịch mã   

D. Sau dịch mã

Câu 30: Operon Lac ở vi khuẩn E.Coli là:

A. operon điều hòa hàm lượng Lactozơ      B. các enzim chi phối biến đổi đường Lactozơ

C. cụm gen cùng tổng hợp Lactozơ            D. mọi loại phân tử liên quan tới Lactozơ

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Cao Vân có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Các em có thể tham khảo các tài liệu khác tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF