OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương 7 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Hiệp Phước

26/10/2020 936.17 KB 69 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201026/69064721869_20201026_090800.pdf?r=489
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương 7 môn Hóa học 10 năm 2020 dưới đây được HỌC247 sưu tầm và biên tập từ tài liệu của Trường THPT Hiệp Phước. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt và củng cố lại kiến thức chương trình Hóa học lớp 10, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi quan trọng sắp tới.

 

 
 

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 7 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HIỆP PHƯỚC

 

Câu 1: Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2 (k) ↔ 2NH3 (k) ; phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị dịch chuyển khi:

A. thay đổi áp suất của hệ                              

B. thay đổi nồng độ N2

C. thay đổi nhiệt độ                                       

D. thêm chất xúc tác sắt.

Câu 2: Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là

A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.

D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.

Câu 3: Cho cân bằng sau trong bình kín:

                                                2NO2 (k)     ↔         N2O4 (k)

                                             (màu nâu đỏ)         (không màu)

Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:

A. ∆H < 0, phản ứng thu nhiệt                       

B. ∆H > 0, phản ứng tỏa nhiệt.

C. ∆H > 0, phản ứng thu nhiệt                       

D. ∆H < 0, phản ứng tỏa nhiệt.

Câu 4: Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở t0C, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở t0C của phản ứng có giá trị là

A. 2,500                     

B. 0,609                     

C. 0,500                     

D. 3,125

Câu 5: Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là

A. 2,5. 10-4 mol/(1.s)                                      

B. 5,0. 10-4 mol/ (1.s)

C. 1,0. 10-3 mol/ (1.s)                                     

D. 5,0. 10-5 mol/ (1.s)

Câu 6: Cho cân bằng phản ứng hóa học: 2SO2 + O2 ↔ 2SO3. Chọn phát biểu đúng nhất:

A. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng nghịch.

B. Khi giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thuận.

C. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thuận; còn khi giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch sang chiều phản ứng nghịch.

D. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng nghịch; còn khi giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch sang chiều phản ứng thuận.

Câu 7: Cho cân bằng phản ứng hóa học: 2NO2 (khí) ↔ N2O4 (khí). Cho biết NO2 là khí màu nâu, N2O4 là khí không màu. Khi ngâm bình chứa NO2 vào nước đá, thấy màu nâu của bình nhạt dần. Phản ứng thuận là phản ứng:

A. Phát nhiệt                                                  

B. Thu nhiệt

C. Không thu nhiệt, không phát nhiệt            

D. Vừa thu nhiệt, vừa phát nhiệt.

Câu 8: Một phản ứng hóa học khi nhiệt độ tăng thêm 100C thì tốc độ phản ứng tăng 2 lần. Nếu tăng nhiệt độ từ 2000C đến 2400C thì tốc độ phản ứng tăng:

A. 2 lần                      

B. 4 lần                       

C. 16 lần                     

D. 32 lần

Câu 9: Trong quá trình sản xuất gang, xảy ra phản ứng:

Fe2O3 (r) + 3CO (k) ↔ 2Fe (r) + 3CO2 (k), ∆H > 0. Có thể dùng biện pháp nào dưới đây để tăng tốc độ phản ứng?

A. Tăng nhiệt độ phản ứng                            

B. Tăng kích thước quặng Fe2O3

C. Nén khí CO2 vào lò                                   

D. Tăng áp suất khí của hệ.

Câu 10: Trong các phản ứng dưới đây, ở phản ứng nào áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng phản ứng?

A. N2 + 3H2 ↔ 2NH3                                    

B. N2 + O2 ↔ 2NO

C. 2NO + O2 ↔ 2NO3                                   

D. 2SO2 + O2 ↔ 2SO3

Câu 11: Cho các cân bằng hóa học:

1. H2 (k) + I2 (r) ↔ 2HI (k); ∆H = 51,8 kJ

2. 2NO (k) + O2 (k) ↔ 2NO2 (k); ∆H = -113 kJ

3. CO (k) + Cl2 (k)  ↔ COCl2 (k); ∆H = -114 kJ

4. CaCO3 (r) ↔ CaO (r) + CO2 (k); ∆H =  117 kJ

Cân bằng hóa học nào chuyển dịch sang phải khi tăng áp suất.

A. (1), (2)                   

B. (2), (3)                   

C. (3), (4)                   

D. (4), (1)

Câu 12: Một phản ứng hóa học xảy ra theo phương trình: A + B → C. Nồng độ ban đầu của chất A là 0,80 mol/l, của chất B là 1,00 mol/l. Sau 20 phút, nồng độ chất A giảm xuống còn 0,78 mol/l. Nồng độ của chất B lúc đó là

A. 0,98M                    

B. 0,89M                    

C. 0,80M                    

D. 0,90M

Câu 13: Thực nghiệm cho thấy tốc độ phản ứng hóa học: A (k) + 2B (k) → C (k) + D (k)

Được tính theo biểu thức: v = k[A].[B]2. Nếu nồng độ chất B tăng 3 lần và nồng độ chất A không đổi. Tốc độ phản ứng trên tăng lên:

A. 3 lần                      

B. 6 lần                       

C. 9 lần                       

D. 12 lần

Câu 14: Khi nhiệt độ tăng thêm 100C, tốc độ của một phản ứng hóa học tăng thêm 3 lần. Để tốc độ phản ứng đó (đang tiến hành ở 300C) tăng lên 81 lần cần phải thực hiện phản ứng ở nhiệt độ.

A. 450C                      

B. 500C                      

C. 600C                      

D. 700C

Câu 15: Để hòa tan hết một mẫu kẽm trong dung dịch axit clohiđric ở 200C cần 27 phút. Cũng mẫu kẽm đó tan hết trong axit nói trên ở 400C trong 3 phút. Để hòa tan hết mẫu kẽm đó trong axit nói trên ở 550C thì cần thời gian là

A. 34,64 giây             

B. 43,64 giây              

C. 64,43 giây              

D. 44,36 giây

Câu 16: Xét phản ứng sau: H2O (k) + CO (k) ↔ H2 (k) + CO2 (k). Ở 7000C phản ứng này có hằng số cân bằng K = 1,873. Tính nồng độ H2O ở trạng thái cân bằng, biết rằng hỗn hợp ban đầu gồm 0,300 mol H­2O và 0,3000 mol CO trong bình 10 lít ở 7000C.

A. 0,0173M                

B. 0,0127M                

C. 0,1733M                

D. 0,1267M

Câu 17: Cho 5 gam kẽm viên vào 50 ml dung dịch H2­SO4 4M ở nhiệt độ thường (250C). Trường hợp tốc độ phản ứng không thay đổi là

A. Thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột.

B. Thay dung dịch H2SO4 nồng độ 4M bằng dung dịch H2SO4 nồng độ 2M (giữ nguyên thể tích dung dịch axit là 50 ml)

C. Thực hiện phản ứng ở 500C

D. Dùng dung dịch H2SO4 nói trên với thể tích gấp đôi ban đầu.

Câu 18: Cho các phản ứng sau:

1. 2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k)

2. S (r) + O2 (k) ↔ SO2 (k)

3. H2 (k) + Br2 (k) ↔ 2HBr (k)

4. CaCO3 (r) ↔ CaO (r) + CO2 (k)

Khi thay đổi áp suất, số phản ứng có chuyển dịch cân bằng là

A.1                             

B. 3                            

C. 2                            

D. 4

Câu 19: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng dư, tất cả lượng khí NO thu được đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước cùng dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Cho biết thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia quá trình trên là 3,36 lít. Khối lượng m của Fe3O4 là

A. 139,2 gam             

B. 13,92 gam              

C. 1,392 gam              

D. 1392 gam

Câu 20: Cho phản ứng hóa học: H2 + I2 → 2HI. Khi tăng 250C thì tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần. Nếu tăng nhiệt độ từ 200C đến 1700C thì tốc độ phản ứng tăng:

A. 9 lần                      

B. 81 lần                     

C. 729 lần                   

D. 243 lần

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 21 đến câu 50 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 50. Lấy 2 dung dịch Na2S2O3 có nồng độ khác nhau cho vào 2 cốc khác nhau. Sau đó lấy dung dịch H2SO4 cho vào từng cốc trên, ở cốc đựng dung dịch Na2S2O3 có nồng độ lớn hơn xuất hiện kết tủa trước. Điều đó chứng tỏ ở cùng nhiệt độ tốc độ phản ứng.

A. Tỉ lệ thuận với nồng độ chất phản ứng.                    

B. Không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng.

C. Tỉ lệ nghịch với nồng độ chất tham gia phản ứng.   

D. Không thay đổi.

Câu 51. Phản ứng ở thí nghiệm nào xảy ra nhanh hơn?

A. Zn   +  3ml  dd HCl  18%.                        

B. Zn  + 3ml  dd HCl  10%.

C. Zn   +  3 ml HCl  12%.                              

D. Zn   +  3ml  HCl  8%.

Câu 52. Phản ứng nào sau đây xảy ra nhanh hơn?

A. Zn  +  3ml dd H2SO4.                               

B. Zn(bột) + 3 ml dd H2SO4 (đung nóng nhẹ).

C. Zn  +  3 ml dd H2SO4 (làm lạnh).              

D.  Zn(hạt) + 3ml dd H2SO4 (đun nóng nhẹ).

Câu 53. Cho phản ứng:  X(K) + 2Y(K)  →  P(K)  +  Q(K). Khi nồng độ chất Y tăng lên 3 lần và nồng độ chất X không thay đổi thì tốc độ phản ứng tăng lên hay giảm đi bao nhiêu lần?

A. Tăng lên.               

B. Giảm đi.                 

C. Không đổi.             

D. Giảm một nửa.

Câu 54. Cho phản ứng. X(K) + 2Y(K)  →  P(K)  +  Q(K). Khi áp suất của hệ tăng lên thì tốc độ phản ứng sẽ:

A. Tăng lên.               

B. Giảm đi.                 

C. Không đổi.             

D. Giảm đi rất nhiều.

Câu 55. Trong mỗi cặp phản ứng, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn.

A. Fe  +  dd HCl 0,1M.                                              

B. Fe + dd HCl 0,5M.

C.  Fe  + dd HCl 0,2M.                                              

D.  Fe + dd HCl 2M.

Câu 56. Trong mỗi cặp phản ứng, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn.

A. Zn  +   dd NaOH  1M ở 250C.                              

B. Zn  + dd NaOH 1M ở 100C.

C. Zn  + dd NaOH 1M ở 500C.                                 

D. Zn  + dd NaOH 1M ở 150C.

Câu 57. Trong mỗi cặp phản ứng, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn.

A.  Zn (hạt)  +  dd HCl 1M ở 250C.                         

B.  Zn (bột)  + dd HCl 1M ở 250C.

C. Zn  (tấm mỏng)  + dd HCl  1M ở 250C.                   

D. Zn (khối tinh thể) + dd HCl 1M ở 250C.

Câu 58. Có phản ứng xảy ra trực tiếp giữa các phân tử trong bình kín theo phương trình: A2 + 2B =  2AB. Tốc độ của phản ứng này thay đổi như thế nào khi áp suất tăng lên 6 lần?

A. Tăng 16 lần.                                              

B. Tăng 48 lần.

C. Tăng 126 lần.                                            

D. Tăng 216 lân.

Câu 59. Xét cân bằng hoá học của các phản ứng sau:

1.   H2 (K) + I2 (K)             ↔     2HI

2.  2SO2 (t)  +  O2 (K)     ↔        2SO3 (K)

3.  CaCO3 đ                         ↔  CaO (r)  +  CO2 (K)

4.  Fe2O3 (r)  + 3CO (K)  ↔   2Fe (r)  +  3CO2 (K)

5.   N2 (K)  +  O2 (K)       ↔   2NO (K)

Khi tăng áp suất các phản ứng có cân bằng hoá học không bị dịch chuyển là:

A. 1,  2,  3.                 

B. 1,  4,  5.                 

C. 1,  3,  4.                             

D. 1, 3,  5.

Câu 60. Trong phòng thí nghiệm có thể tăng tốc độ phản ứng khi điều chế ôxy từ muối KClO3, người ta làm như sau:

A. Nung tinh thể KClO3 ở nhiệt độ cao.        

B. Nung tinh thể KClO3 và MnO2 ở nhiệt độ cao.

C. Đun nhẹ dung dịch KClO3 bão hoà.         

D. Đun nhẹ tinh thể KClO3.

Câu 61. Khi cho axit HCl tác dụng với MnO2 (rắn) để điều chế khí Clo, khí Clo sẽ thoát ra nhanh hơn khi:

A. Dùng axit HCl đặc, nhiệt độ thường.        

B. Dùng axit HCl đặc, đun nóng nhẹ.

C. Dùng axit HCl loãng, đun nóng nhẹ.        

D. Dùng axit HCl loãng, nhiệt độ thường.

Câu 62. Cho phản ứng:  2SO2 (K) + O2 (K)      ↔     2SO3 (K)           ∆H < O

Nhận xét nào sau đây không đúng? Để cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo SO3 cần:

A. Tăng nồng độ của O2 hoặc SO2.         

B. Tăng áp suất.

C. Giảm nhiệt độ của phản ứng.                          

D. Dùng chất xúc tác V2O5 và tăng nhiệt độ.

Câu 63. Trong công nghiệp, NH3­ được tổng hợp theo phản ứng.

N2(K) + 3H2 (K)    ↔      2NH3 (K)     ∆H < 0

Để tăng hiệu suất tổng hợp NH3 cần:

A. Tăng nhiệt độ của hệ.                                      

B. Tăng nhiệt độ, giảm áp suất của hệ.

C. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất của hệ.              

D. Dùng từ t0 thích hợp và tăng p của hệ, dùng chất xtác.

Câu 64. Cho phản ứng sau: 2NO  +  O2  ↔     2NO2   ∆H  = - 124 KJ/mol

Phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi:

A. Tăng áp suất.                                             

B. Giảm nhiệt độ.

C. Tăng nhiệt độ.                                           

D. Tăng áp suất hoặc giảm nhiệt độ.

Câu 65. Cho 5,6 gam sắt tác dụng H2SO4 (4M) ở nhiệt độ thường, muốn tốc độ phản ứng tăng lên cần:

A. Thay bằng dung dịch H2SO4 2M.                                 

B. Tăng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi.

C. Giảm thể tích dung dịch H2SO4 4M xuống một nửa.   

D. Tăng nhiệt độ phản ứng.

Câu 66. Cho phản ứng 2A (K)  + B2 (K)  ↔  2AB (K).  Được thực hiện ở bình kín, khi tăng áp suất lên 4 lần thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

A. Tốc độ phản ứng tăng 16 lần.                               

B. Tốc độ phản ứng tăng 64 lần.

C. Tốc độ phản ứng tăng  32 lần.                               

D. Tốc độ phản ứng giảm 1/2.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương 7 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Hiệp Phước. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF