OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Tân Túc

15/08/2021 0 Bytes 106 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210815/66568214236_20210815_183012.pdf?r=6445
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em rèn luyện và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Tân Túc để giúp các em học sinh có thể tự ôn luyện. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết tại đây!

Chúc các em đạt kết quả cao tất cả các môn trong kỳ thi sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THCS TÂN TÚC

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 8

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Em hãy tìm trong các câu sau đây câu nào sai ?

A. Vật có công suất càng lớn nếu thực hiện công trong thời gian càng ngắn.

B. Thời gian vật thực hiện công càng dài thì công suất của nó càng nhỏ.

C. Vật nào thực hiện công lớn hơn thì vật đó có công suất lớn hơn.

D. Trong cùng một thời gian, vật nào có khả năng sinh ra một công lớn hơn thì vật đó có công suất lớn hơn.

Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Trong quá trình chuyển động của vật trong không gian đã có sự chuyển hóa liên tục giữa các dạng năng lượng nhưng…………của vật được bảo toàn.

A. công suất.         

B. cơ năng.    

C. động năng.            

D. thế năng.

Câu 3. Nhiệt năng của một vật là :

A. Tổng động năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nôn vật.

B. Thế năng tương tác giữa các nguyên từ, phân từ cấu tạo ncn vật.

C. Tổng động năng và thế năng tương tác giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 4. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt đổ lâu ngày vẫn bị xẹp ?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bỏng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

Câu 5. Điều kiện để hiện tượng khuếch tán xảy ra trong một chất khí là:

A. Có sự chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.

B. Vận tốc các phân tử khí không như nhau.

C. Nồng độ phân tử trong khối khí không đồng đều.

D. Khối khí được nung nóng.

Câu 6. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi: thì đại lượng nào dưới đây của vật tăng lên?

A. Nhiệt độ.                                  

B. Thể tích

C. Khổi lượng riêng.                       

D. Khối lượng

Câu 7. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì đại lượng nào sau đây thay đổi?

A. Nhiệt độ của vật.             

B. Khối lượng của vật.

C. Số phân tử của vật.             

D. Các đại lượng tròn đều thay đổi.

Câu 8. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cho thấy nhiệt năng của tấm nhôm tăng lên nhờ thực hiện công :

A. Đặt tấm nhôm lên ngọn lửa.

B. Cho tấm nhôm cọ xát trên mặt nền.

C. Đặt tấm nhôm lên xe rồi cho xe chạy.

D. Đặt tấm nhôm vào thang máy rồi cho thang máy đi lên.

Câu 9. Câu nào sau đây nói về công và nhiệt lượng là đúng?

A. Công và nhiệt lượng là hai đại lượng không có cùng đơn vị đo.

B. Công và nhiệt lượng là hai cách làm thay đổi nhiệt năng.

C. Công và nhiệt lượng là các dạng năng lượng.

D. Một vật chỉ thực hiện công khi nhận được nhiệt lượng.

Câu 10. Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?

A. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước.

B. Sự tạo thành gió.

C. Sự tăng nhiệt năng của vật khi nhiệt độ tăng.

D. Sự hòa tan của muối vào nước.

B. TỰ LUẬN

Câu 11. Hãy lựa chọn chuyển động dưới đây là loại chuyển động nào trong các loại: Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn cho phù hợp:

1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

2. Chuyển động của thang máy.

3. Chuyển động của ngăn kéo hộc tủ.

4. Chuyển động tự quay của Trái Đất.

Câu 12. Một ô tô khối lượng 2,5 tấn chạy trong 5 giờ. Trong 2 giờ đầu, ô tô chạy với vận tốc trung bình bằng 60 km/h; trong 3 giờ sau với vận tốc trung bình bằng 50 km/h.

a. Tính vận tốc trung bình của ô tô trong suốt thời gian chuyển động.

b. Tính lực kéo làm ô tô chuyển động đều theo phương nằm ngang. Biết cường độ lực cản lên ô tô bằng 0,1 trọng lượng của ô tô.

Câu 13. Một bình có dung tích 500cm đựng nước tới \(\dfrac{4 }{ 5}\) chiều cao của bình. Thả một vật A bằng kim loại vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra là 100cm\(^3\). Nếu treo vật A vào lực kế thì lực kế chỉ 15,6N.

a) Tính thể tích vật A.

b) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m\(^3\)

c) Tính trọng lượng riêng của vật.

Câu 14. Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng l00 kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 40cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đối với cọc là bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

B

A

A

D

6

7

8

9

10

C

C

A

B

B

Câu 11.  

1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời => Chuyển động cong

2. Chuyển động của thang máy => Chuyển động thẳng

3. Chuyển động của ngăn kéo hộc tủ => Chuyển động thẳng

4. Chuyển động tự quay của Trái Đất => Chuyển động tròn (Quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời là một đường e-líp)

Câu 12.

a. Tính vận tốc trung bình của ô tô trong suốt thời gian chuyển động

\(v = \dfrac{{{v_1}{t_1} + {v_2}{t_2}}}{ {{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{{60.2 + 50.3} }{ {2 + 3}} \)\(\;= 54\; ( km/h)\)

b. Tính lực kéo làm ô tô chuyển động đều theo phương nằm ngang.

\(F_k  = F_c  = 0,1P = 0,1 .10.m \)\(\;= 2500\,(N)\)

Câu 13.

a) Thể tích nước ban đầu:

\(500 .\dfrac{4 }{ 5} = 400\;(cm^3)\)

Thể tích vật:

\(500 - 400) + 100 = 200cm^3  \)\(\;= 0,0002 (m^3)\) 

b) Lực đẩy Ác-si-mét:

\(F_A  = d.V = 10000 . 0,0002 = 2\;(N)\)

c) Trọng lượng riêng của vật:

\(d’ = \dfrac{P }{ V}=\dfrac{{15,6} }{{0,0002}}= 78000\;(N/m^3)\)

Câu 14. Công toàn phần quả nặng rơi xuống sinh ra .

\(A = P.h= 100.10.5 = 5000\,J\)

Công có ích do quả nặng rơi xuống sinh ra:

\(A_1  = 80\%.A = 4000\,J\)

Lực cản cùa đất đổi với cọc là:

\(F = A_1  : s = \dfrac{{4000} }{ {0,4}} = 10000\,N\)

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1.Trong một phút, động cơ thứ nhất kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 20N lên cao 4m. Động cơ thứ hai kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 10N lên cao 8m. Nếu gọi công suất của động cơ thứ nhất là P\(_1\)  , của động cơ thứ hai là P\(_2\)  thì biểu thức nào dưới đây đúng? 

A. P\(_1\)  = P\(_2\)           

B. P\(_1\)  =2P\(_2\)             

C.P\(_2\)  = 4P\(_1\)               

D. P\(_2\) = 2P\(_1\)

Câu 2. Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào dưới đây?

A. Chỉ có động năng.

B. Chỉ có thế năng.

C. Chỉ có nhiệt năng.

D. Có cả động năng, thế năng và nhiệt năng.

Câu 3. Chọn câu trả lời đúng

Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng 200kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 50cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đối với cọc là:

A.2000N                 

B. 16000N                  

C. 1562,5N             

D. 16625N

Câu 4. Cần cẩu A nâng được 1000kg lên cao 5m trong 1 phút, cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 40s. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.

A. Công suất của cần cẩu A lớn hơn.

B. Công suất của cần cẩu B lớn hơn.

C. Công suất của hai cần cẩu bằng nhau.

D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh.

Câu 5. Máy xúc thứ nhất thực hiện công lớn gấp 5 lần trong thời gian dài gấp 3 lần so với máy xúc thứ hai. Nêu gọi P\(_1\)  là công suất của máy thứ nhất, P\(_2\)  là công suất của máy thứ hai thì

A.P\(_1\) = \(\dfrac{3 }{5}\) P\(_2\)           

B.P\(_1\) = \(\dfrac{5 }{ 3}\) P\(_2\)         

C.P\(_2\) = \(\dfrac{2 }{ 3}\) P\(_1\)          

D.P\(_2\) = 4P\(_1\)

Câu 6. Một chiếc ô tô chuyển động đều đi được đoạn đường 36km trong 30 phút. Lực cản của mặt đường là 500N. Công suất của ô tô là:

A .500W               

B. 58kW               

C.36kW.                

D. 10kW

Câu 7. Một người kéo đều một gàu nước từ giếng sâu 9m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là 15W. Trọng lượng gàu nước là

A. 30N                                   

B. 36N            

C. 50N                                  

D. 45N

Câu 8. Trường hợp nào sau đây khi hoạt động có công suất lớn nhất ?

A. Một người thợ cơ khí sinh ra một công 4800J trong 8 giây.

B. Một người thợ mỏ trong thời gian 5 giây đã thực hiện một công 2200J.

C. Một vận động vicn điền kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 7000J trong thời gian 10 giây.

D. Một công nhân xây dựng tiêu tốn một công 36kJ trong một phút.

Câu 9. Trường hợp nào sau đây có sự bảo toàn cơ năng của vật ?

A. Một vật rơi từ trên cao xuống dưới.

B. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

C. Viên bi chuyển động trên mặt phẳng tương đối nhẵn.

D. Một con bò dang kéo xe.

Câu 10. Xếp 100 triệu phân tử của một chất nối liền nhau thành một hàng thì cũng chưa dài đến 2cm. Điều này cho thấy kích thước của phân tử :

A. Cỡ 2.10\(^{ - 6}\)  cm.                             

B. Lớn hơn 2.10\(^{ - 7}\) cm.

C. Nhỏ hơn 2.10\(^{ - 8}\)  cm.           

D. Từ 2.10\(^{ - 7}\) cm đến 2.10\(^{ - 6}\) cm.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

D

B

B

B

6

7

8

9

10

D

C

C

B

C

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang chuyển động về phía trước. Vậy, hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C:

A. đứng yên.

B. Chạy lùi ra sau.

C. Tiến về phía trước.

D. Tiến về phía trước rồi sau đó lùi ra sau.

Câu 2. Một canô chuyển động đều từ bến A đến bến B với vận tốc 30km/h thì hết 45 phút. Quãng đường từ A đến B dài :

A. 22,5km             

B. 45km

C.135km.               

D. 15km

Câu 3. Một người đi xe đạp trên đoạn đường OPQ. Biết trên đoạn đường OP người đó đi với vận tốc 18km/h, trong thời gian t\(_1\) = 10 phút; trên đoạn đường PQ người đó đi với vận tốc 30km/h, trong thời gian t\(_2\)  = 30 phút. Quãng đường OPỌ dài:

A. 15km.                        

B. 16km

C. 18km                        

D. 20km

Câu 4. Quán tính của một vật là:

A. Tính chất giữ nguyên quỹ đạo của vật.

B. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật.

C. Tính chất giữ nguyên khối lượng của vật.

D. Tất cả các tính chất trên.

Câu 5. Câu nào dưới đây nói về áp suất là đúng?

A. Áp suất là lực tác dụng lên mặt bị ép.

B. Áp suất là lực ép vuông góc với mặt bị ép.

C. Ảp suất là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích.

D. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Câu 6. Bên trong một bình chứa chất lỏng có hai vật A,B như hình vẽ. So sánh trọng lượng riêng của A (d\(_A\) ), B (d\(_B\) ) và trọng lượng riêng của chất lỏng (d\(_\ell \) ).

A. d\(_B\) = d\(_\ell \) = d\(_A\)           

B. d\(_B\) = d\(_\ell \) < d\(_A\)

C. d\(_B\) > d\(_\ell \) > d\(_A\)         

D. d\(_A\) > d\(_B\) > d\(_\ell \)                      

Câu 7.  Hình vẽ nào sau đây không phù hợp tính chất của bình thông nhau?

Câu 8. Càng lên cao thì áp suất khí quyển:

A. Càng tăng vì trọng lượng riêng không khí tăng.

B. Càng giảm vì trọng lượng riêng không khí giảm,

C. Càng giảm vì nhiệt độ không khí giảm.

D. Càng tăng vì khoảng cách tính từ mặt đất tăng.

Câu 9. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật.

B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng chiếm chỗ.

C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật.

D. Trọng lượng của vật và thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 10. Một vật lần lượt nổi trong hai chất lỏng khác nhau (hình 10). Gọi lực đẩy Ác-si-mét của chất lỏng 1 tác dụng lên vật là F\(_1\), của chất lỏng 2 tác dụng lên vật là F\(_2\). So sánh nào dưới đây đúng?

A.F \(_1\) > F\(_2\)                   

B.F\(_1\) < F\(_2\)

C. F\(_1\) = F\(_2\)                   

D. F\(_1\) \( \ge \) F\(_2\)

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

A

C

B

D

6

7

8

9

10

C

A

B

B

C

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1.. Khi nói về chuyển động, hai bạn Lan và Tuấn quan niệm như sau:

Lan: Khi vị trí của vật A thay đổi với vật B thì A đang chuyển động so với B.

Tuấn: Khi khoảng cách giữa vật A thay đổi với vật B thì A đang chuyển động so với B.

Theo em ý kiến nào chính xác, ý kiến nào chưa chính xác, tại sao?

Câu 2. Áp lực là gì? Tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố nào ? Viết công thức tính áp suất, ghi rõ các đại lượng và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức đó.

Câu 3. Một chiếc tủ khối lượng 100kg tựa trên 4 chân, tiết diện ngang mỗi chân là hình vuông cạnh 2cm. Xem khối lượng của tủ phân bố đều.

a) Tính áp lực và áp suất của mỗi chân lên nền nhà.

b) Biết rằng nền nhà làm bằng đất mềm, chịu một áp suất tối đa 31,25 N/cmmà không bị lún. Hãy tính diện tích nhỏ nhất của một miếng gỗ phải chêm vào giữa chân tủ và nền để giữ cho mặt nền không bị hư hại.

Câu 4. Một ống nghiệm chứa thủy ngân với độ cao là h = 3cm.

a) Biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3. Hãy tính áp suất của thuỷ ngân lên đáy của ống nghiệm.

b) Nếu thay thủy ngân bằng nước thì cột nước phải có chiều cao là bao nhiều để tạo một áp lực như trên?

Câu 5. Ngựa kéo xe chuyển động đều. Lực ngựa kéo xe là 600N. Trong 5 phút xe đã nhận được một công do ngựa sinh ra là 360kJ.

a) Quãng đường xe đi được là bao nhiêu ?

b) Tính vận tốc chuyển động của xe.

ĐÁP ÁN

Câu 1.

Ý kiến bạn Lan là chính xác, ý kiến bạn Tuấn là chưa chính xác, tại vì có khi khoảng cách giữa vật A không thay đổi với vật B mà A vẫn đang chuyển động so với B.

Ví dụ B là tâm, A chuyển động tròn quanh B thì khoảng cách không đổi nhưng A vẫn chuyển động với B.

Câu 2.

+ Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

+ Tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố là: độ lớn và phương của lực tác dụng.

Viết công thức tính áp suất \(p =\dfrac{F }{ S}\) , các đại lượng và đơn vị đo của các  đại lượng trong công thức đó là: F là áp lực đo bằng niu tơn (N); S là diện tích tác dụng, đo bằng mét vuông (m )

Câu 3.

a) Trọng lượng tủ : \(P = 10m = 1000 N\)

- Áp lực lên mỗi chân : 250 N

- Áp suất mỗi chân tác dụng lên nền : \(250 : 4 = 62,5 ( N/cm^2)\)

b) Để có áp suất 31,25 N/cm\(^2\), thì diện tích mỗi chân là : \(250 : 31,25 = 8cm^2\) .

Vậy ta phải chêm vào giữa chân tủ và nền một miếng gỗ có diện tích tối thiểu 8cm\(^2\)

Câu 4.

a) Áp suất của thuỷ ngân lên đáy của ống nghiệm: \(p = hd = 0,03 .136000 = 4080 (N/m^2)\)

b) Cột nước phải có chiều cao là: \(h’ = p : d’ = 0,408 m = 40,8\, (cm)\)

Câu 5.

a) Quãng đường xe đi đươc là : \(s = \dfrac{A }{F}  =\dfrac{{{{360.10}^3}}}{{600}}=   600\,m\)

b) Vận tốc chuyển động của xe : \(v = \dfrac{s }{ t}  = 2\;m/s.\)

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng của vật ở những dạng nào ? Chúng chuyển hóa như thế nào?

Câu 2. Một lò xo treo vật mi thì dãn một đoạn x\(_1\) , cũng lò xo ấy khi treo vật m\(_2\)  thì dãn đoạn

x\(_2\) , biết khối lượng m\(_1\) < m\(_2\) . Hỏi cơ năng của lò xo ở dạng nào ? Trường hợp nào có cơ năng lớn hơn.

Câu 3. Điền vào chỗ trống :

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà……………được hay……………..trong quá trình truyền nhiệt.

Câu  4. Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng 200kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 80cm. Lực cản của đất đối với cọc là 10000N. Khi va chạm búa máy đã truyền bao nhiêu % công của nó cho cọc.

Câu 5. Người ta kéo vật khối lượng m = 24kg lên cao bằng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài s = 15m và độ cao h =1,8m. Lực cản do ma sát trên đường là F\(_c\)  = 36N. Hãy tính :

a) Công của người kéo, coi vật chuyển động thẳng đều.

b) Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.

ĐÁP ÁN

Câu 1.

Khi vật ở độ cao h (lúc chưa rơi), quả bóng chỉ có thế năng hấp dẫn. Trong khi rơi, độ cao giảm dần do đó thể năng hấp dẫn cũng giảm dần. Mặt khác vận tốc của bóng mỗi lúc càng tăng do đó động năng của bóng tăng dần. Như vậy trong quá trình rơi, thế năng hấp dẫn đã chuyển hóa dần thành động năng. Khi rơi đến đất, thế năng đã chuyển hóa hoàn toàn thành động năng.

Câu 2. Vì lò xo bị dãn nên lò xo có thế năng đàn hồi. Vì x\(_1\) < x\(_2\)  nên thế năng đàn hồi khi treo vật m\(_2\)  lớn hơn.

Càu 3. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

Câu 4. Công toàn phần quả nặng rơi xuống sinh ra.

\(A = P.h = 200.10.5= 10000\, J\)

Công lực cản của đất đối với cọc là: \(A_1 = F.s = 10000.0,8 = 8000\,N\)

Số % cơ năng khi va chạm búa máy đã truyền thành công cho cọc

 \(H =\dfrac{{{A_1}} }{ A} =\dfrac{{8000}}{{10000}} =0,8= 80\%\)

Câu 5.

a) Công cửa người kéo: \(A = P.h + F_{ms} .S = 240.1,8 + 36.15\)\(\, = 972\,J\)

b) Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng: \(H =\dfrac{{{A_1}} }{ A} =\dfrac{{432} }{ {972}} = 0,444 = 44,4\%\)

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Tân Túc. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF