OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Bình Chánh

15/08/2021 0 Bytes 130 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210815/146876986976_20210815_180409.pdf?r=2802
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho năm học mới sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Bình Chánh, được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em tự luyện tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS BÌNH CHÁNH

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 8

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1.  Năng lượng của Mặt Trời truyền xuống Trái Đất chủ yếu bằng cách:

A. Dẫn nhiệt.

B. Đối lưu.

C. Bức xạ nhiệt.

D. Cà ba cách trên.

Câu 2. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị nhiệt dung riêng?

A. Jun, kí hiệu là J

B. Jun trên kilôgam Kelvin, kí hiệu là J/kg.K

C. Jun kilôgam, kí hiệu là J.kg

D. Jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg

Câu 3. Hình vẽ dưới đây các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo theo thời gian của 3 vật a, b, c nhận được những nhiệt lượng như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. Biết cả 3 vật đều được làm bằng thép và có khối lượng ma > mb > mc.

Nếu bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh thì trường hợp nàc dưới đây là đúng

A. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật c, đường III ứng với vật a.

B. Đường I ứng với vật a, đường II ứng với vật c, đường III ứng với vật b.

C. Đường I ứng với vật c, đường II ứng với vật b, đường III ứng với vật a.

D. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật a, đường III ứng với vật c.

Câu 4. Thả vào chậu nước có nhiệt độ t1 một thỏi đồng được đun nóng đến nhiệt độ t2 (t2 > t1). Sau khi cân bằng nhiệt cả hai có nhiệt độ t.

A. t > t1 > t2    

B. t2 > t > t1

C. t1 > t > t2   

D. Không thể so sánh được

Câu 5. Khi chỉ có hai vật trao đổỉ nhiệt với nhau thì theo nguyên lí truyền nhiệt:

A. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.

B. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.

C. Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK. Để đun nóng lkg nước tầng từ 10°C lên 15°C, ta cần cung cấp cho khối nước nhiệt lượng bằng:

A. 4200J                         

B. 42kJ                       

C. 2100J                         

D.21kJ

Câu 7. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK. Khi 500g nước ở nhiệt độ 10°C nhận nhiệt lượng 8400J thì sẽ tăng đến nhiệt độ :

A. 2°C                            

B. 4°C.                      

C. 14°C                          

D. 24°C

Câu 8. Một tấm đồng khối lượng l00g được nung nóng, rồi bỏ vào trong 50g nước ở nhiệt độ 10°C. Khi đạt đến sự cân bằng nhiệt, tấm đồng tỏa ra nhiệt lượng 4200J. Hỏi nhiệt độ sau cùng của nước bằng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK.

A. 10°C.                         

B. 20°C.                    

C. 30°C                          

D. 40°C

Câu 9. Cho H là hiệu suất của động cơ nhiệt, A là công có ích và Q là nhiệt lượng toàn phần do nhiên liệu cháy tỏa ra. Q' là nhiệt lượng thất thoát ra môi trường ngoài. Câu nào sau đây đúng :

A. \(A = Q.H ; Q = A + Q' \)

B. \(H = \dfrac{A}{ Q} ; A = Q + Q'\)

C. \(H = \dfrac{{Q - Q'}}{ Q} ; A = Q - Q'\)

D. Cả (A), (C) đều đúng

Câu 10. Động cơ nhiệt tiêu tốn lượng xăng l00g. Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng q = 46.10\(^6\) J/kg và hiệu suất của động cơ là 20%. Động cơ thực hiện công có ích là :

A. 460000J                      

B. 920000J.               

C. 230000J                          

D. 92000J

B. TỰ LUẬN

Câu 11. Đồ thị nào sau đây mô tả:

A. Chuyển động đều.

B. Chuyển động có vận tốc tăng dần.

C. Chuyển động có vận tốc giảm dần.

Câu 12. Một người đi trên quãng đường đầu dài 2km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài 1,5km người đó đi hết 0,4 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường theo đơn vị m/s.

Câu 13. Em hãy cho một ví dụ ứng dụng quán tính có lợi trong cuộc sống và một ví dụ quán tính có hại.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

B

C

B

D

6

7

8

9

10

D

C

C

D

B

Câu 11.

a. Chuyển động đều: đồ thị 2

b. Chuyển động có vận tốc tăng dần: đồ thị 1

c. Chuyển động có vận tốc giảm dần: đồ thị 3.

Câu 12.

- Quãng đường đầu:

\(S_1  = 2km = 2000m\);

Quãng đường sau:

\(S_2  = 1,5km = 1500m\);

Thời gian đi hết quãng đường sau:

\(t_2  = 0,4.3600 = 1440s.\)

+ Thời gian đi hết quãng đường đầu:

\(t_1  = \dfrac{{{s_1}}}{{{v_1}}}  =\dfrac{{2000}}{ 2} = 1000 \;(s)\),

+ Tổng thời gian đi là:

\(t = t_1  + t_2 = 2440 \;s\)

+ Tổng quãng đường :

\(S = S_1  + S_2 = 2000 + 1500 = 3500m.\)

- Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:

\(V_{tb} = {s \over t}= \dfrac{{3500} }{{2440}} =1,43\;(m/ s).\)

Câu 13. Ví dụ ứng dụng quán tính :

Để giũ bụi trên quần áo, ta thường giũ mạnh quần áo, do quán tính hạt bụi sẽ tiếp tục chuvển động và bị trượt trên quần áo nên bị tách khỏi quần áo.

Tác dụng có hại của quán tính: Khi xe chạy nhanh, nếu xe thắng gấp bánh trước, phần đầu xe dừng lại nhưng thân xe có xu hướng giữ vận tốc cũ. Kết quả là xe dễ bị lật nhào ra phía trước, tài xế và hành khách trên xe sẽ bị va đầu vào phía trước rất nguy hiểm. Vì vậy khi ngồi trên ôtô (hoặc trên máy bay khi cất cánh hoặc hạ cánh) cần phải thắt dây an toàn.

 

---(Hết đề số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Động cơ thứ nhất trong 20s kéo được 2 bao xi măng, mỗi bao nặng 500N lên cao 4m. Động cơ thứ hai trong nửa phút kéo được 100 viên gạch, mỗi viên 2kg lên cao 9m. Nếu gọi công suất của động cơ thứ nhất là P\(_1\) , của động cơ thứ hai là P\(_2\)  thì biểu thức nào dưới đây đúng?

A. P\(_1\)  = P\(_2\)          

B. P\(_1\)  = P\(_2\) .       

C. P\(_2\)  = 4P\(_1\) .       

D. P\(_2\)  = 3P\(_1\)

Câu 2. Chọn câu trả lời đúng nhất.

Một hòn đá được ném lên từ mặt đất. Trong quá trình bay lên thì hòn đá có:

A. Động năng giảm dần, thế năng không đổi.

B. Thế năng tăng dần, động năng tăng dần.

C. Thế năng tăng dần, động năng giảm dần.

D. Động năng tăng dần, thế năng giảm dần.

Câu 3. Trường họp nào sau đây vật có thế năng đàn hồi ?

A. Viên bi đang lăn trên mặt phẳng nghiêng.

B. Cái tên nằm trong cái cung đã được dương,

C. Quả nặng đang làm việc trong cái búa máy.

D. Viên đạn đang nằm trong khẩu súng .

Câu 4. Một ôtô tải và một xe môtô chạy trên một đoạn đường với cùng một vận tốc. Công suất của :

A. Mô tô bằng của xe tải.       

B Mô tô lớn hơn của xe tải.

C. Mô tô nhỏ hơn của xe tải

D. A, B đều sai.

Câu 5. Một chiếc ô tô chuyển động đều đi được đoạn đường 18km trong 30 phút. Công suất của ô tô là 10kW. Lực kéo của động cơ là :

A. 180N               

B. 1000N             

C. 540N               

D. 600N

Câu 6. Chọn câu sai

A. Chất khí không có hình dạng xác định.

B. Chất lỏng không có hình dạng xác định.

C. Chất rắn có hình dạng xác định.

D. Cả ba chất rắn, lỏng, khí có thể tích xác định.

Câu 7. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cáchẳ

D. Chỉ có thế năng, không có động năng.

Câu 8. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?

A. Nhiệt độ.       

B. Nhiệt năng.       

C. Thể tích.       

D. Khối lượng.

Câu 9. Khi nhiệt độ của một vật tăng lên thì:

A.Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.

B. Thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.

C. Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm.

D. Nội năng của vật giảm.

Câu 10. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng?

A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.

C. Bất cứ. vật nào cũng có nhiệt lượng.

D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

C

B

C

B

6

7

8

9

10

D

D

D

A

A

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Bầu khí quyển quanh Trái Đất dày khoảng 160km. Trọng lực giữ chúng không cho thoát ra ngoài vũ trụ. Lớp khí đó có ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta khi leo lên núi cao?

A. Nó tác dụng lên ta ít hơn khi lên cao.

B. Nó tác dụng lên ta nhiều hơn khi lên cao.

C. Chẳng có ảnh hưởng gì vì cơ thể ta đã quen với nó.

D. Chẳng có ảnh hưởng gì vì cơ thể ta có thể điều chỉnh để thích nghi với nó.

Câu 2. Khi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng luợng của vật (F\(_A\)  = P) thì vật có thể ở trong trạng thái nào dưới đây?

A. Vật chỉ có thể lơ lửng trong chất lỏng.

B. Vật chỉ có thể nổi trên mặt chất lỏng.

C. Vật chìm xuống và nằm yên ở đáy bình đựng chất lỏng.

D. Vật có thể lơ lửng trong chất lỏng hoặc nổi trên mặt chất lỏng.

Câu 3. Một vật nặng 3,6kg có khối lượng riêng bằng 1800kg/m\(^3\). Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850kg/m\(^3\) , nó hoàn toàn năm dưới mặt chất lỏng. Vật có thể tích bằng:

A. 2.10\(^{ - 4}\) m\(^3\)           

B. 2.10\(^{ - 3}\) m\(^3\)

C. 2.10\(^{ - 2}\)m\(^3\)           

D. 2.10\(^{ - 1}\) m\(^3\)

Câu 4. Treo một vật vào lò xo và nhúng vào các chất lỏng có trọng lượng riêng d\(_1\), d\(_2\), d\(_3\). So sánh độ lớn của d\(_1\), d\(_2\) và d\(_3\) sau đây, so sánh nào đúng?

A. d\(_1\) > d\(_2\) > d\(_3\)         

B. d\(_2\) > d\(_1\) > d\(_3\)    

C. d\(_3\) > d\(_2\) > d\(_1\)         

D. d\(_2\) > d\(_3\) > d\(_1\)

Câu 5. Một vật rắn nổi trên mặt chất lỏng khi:

A. Khối lượng chất lỏng lớn hơn khối lượng của vật.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn khối lượng riêng của vật.

C. Khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng chất lỏng.

D. Khối lượng của vật lớn hơn khối lượng của chất lỏng.

Câu 6. Trường hợp nào sau đây sinh công cơ học?

A. Một vật nặng rơi từ trên cao xuống.

B. Dòng điện chạy qua dây điện trở để làm nóng bếp điện

C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất dưới tác dụng của trọng trường.

D. Nước được đun sôi nhờ bếp ga.

Câu 7. Trong đời sống hàng ngày, để di chuyển trên một đoạn đường dài người ta thường dùng xe đạp thay vì đi bộ. Em hãy cho biết trong trường hợp này ta được lợi gì?

A. Công             

B. Thời gian

C. Đường đi       

D. Lực

Câu 8. Một vật nặng 4kg có khối lượng riêng bằng 2000 kg/m\(^3\). Khi vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 800 kg/m\(^3\) . Khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ bằng:

A. 1800g.           

B. 850g

C. 1700g.           

D. 1600g

Câu 9. Một vật nặng 50kg đang nổi 1 phần trên mặt chất lỏng. Lực Ác-si-mét tác dụng lên vật:

A. Lớn hơn 500N

B. Nhỏ hơn 500N

C. Bằng 500N

D. Không đủ dữ liệu để xác định.

Câu 10. Trọng lực tác dụng lên một vật không thực hiện công cơ trong trường hợp nào dưới đây?

A. Vật rơi từ trên cao xuống.

B. Vật được ném lên theo phương thẳng đứng.

C.Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang.

D. Vật trượt trên mặt phẳng nghiêng.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

D

B

D

C

6

7

8

9

10

A

B

C

C

C

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Chuyển động cơ học là sự thay đổi:

A. khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc. 

B. vận tốc của vật.

C. vị trí của vật so với vật mốc.

D. phương chiều của vật.

Câu 2. Một xe ôtô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường s = 54km, với vận tốc 36km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là :

A. \(\dfrac{2 }{ 3}\) h                         

B. 1,5 h

C. 75 phút                     

D. 120 phút

Câu 3. Chuyển động của xe đạp khi lao xuống dốc là chuyển động có vận tốc:

A. Giảm dần     

B. Tăng dần

C. Không đổi     

D. Tăng dần rồi giảm

Câu 4. Chọn câu trả lời sai

Một vật nếu có lực tác dụng sẽ:

A. Thay đổi vận tốc    

B. Thay đổi trạng thái

C. Bị biến dạng 

D. Không thay đổi trạng thái.

Câu 5. Chọn câu trả lời sai

Dưới tác dụng của các lực cân bằng:

A. Một vật sẽ không thay đổi trạng thái chuyển động của mình.

B. Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

C.Một vật đang chuyển động thẳng sẽ chuyển động thẳng.

D. Chỉ A, B sai.

Câu 6. Một ôtô đang chuyển động trên mặt đường, lực đẩy xe chuyển động là

A. ma sát trượt.                        

B. ma sát lăn.

C. ma sát nghỉ.                         

D. quán tính

Câu 7. Gọi \(\overrightarrow F \) là lực ép tác dụng vuông góc với bề mặt bị ép có diện tích S; A là công của lực \(\overrightarrow F \) tác dụng làm di chuyển vật quãng đường s trong thời gian t. Công thức tính áp suất:

A. \(P = F.S\)                   

B. \(P = T\)

C. \(P=\dfrac{F }{ S}\)                     

D. \(P = \dfrac{S }{ F}\)

Câu 8. Một người muốn bơm săm xe đạp để có áp suất 2,5.10\(^5\) Pa trên áp suất khí quyển. Nếu người đó dùng bơm với pittông có đường kính 0,04m thì phải tác dụng một lực bằng:

A. 628N.                    

B. 314N

C. 440N.                  

D. 1256N

Câu 9. Khi thợ lặn lặn xuống biển:

A. Càng xuống sâu áp suất tác dụng lên thợ lặn càng tăng.

B. Càng xuống sâu áp suất tác dụng lên thợ lặn càng giảm.

C. Áp suất tác dụng lên thợ lặn không phụ thuộc vào độ sâu.

D. Áp suất tác dụng lên thợ lặn càng xa bờ càng lớn.

Câu 10. Một người thợ lặn lặn ở độ sâu 200m so với mặt nước biển. Biết áp suất của khí quyển là p\(_0\)  = 10\(^5\) N/m\(^2\). Khối lượng riêng của nước biển là 1030kg/m\(^3\) . Áp suất tác dụng lên người đó là :

A. 2,06.10\(^6\)  N/m\(^2\)

B. 1,96.10\(^6\) N/m\(^2\)

C. 2,16.10\(^6\) N/m\(^2\)

D. 2,96.10\(^6\)  N/m\(^2\)

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

B

B

D

D

6

7

8

9

10

C

C

B

A

C

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Cần cẩu A nâng được 1000kg lên cao 6m trong 1 phút, cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 30s. Hãy so sánh công suất của hai cân câu.

A. Công suất của cần cẩu A lớn hơn.

B. Công suất của cần cẩu B lởn hơn.

C. Công suất cùa hai cần cẩu bằng nhau.

D. Chưa đù dữ liệu để so sánh.

Câu 2. Một vật M nặng 110N được treo ở độ cao 5m và một vật N nặng 100N đang rơi xuống dưới từ độ cao 5,5m. Cơ năng của vật

A. M lớn hơn của vật N.        

B. M bằng của vật N.

C. M nhỏ hơn của vật N.       

D. Cả B,  C đều sai.

Câu 3. Một học sinh kéo đều một gàu nước trọng lượng 60N từ giếng sâu 6m lên. Thời gian kéo hết 0.5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?

A. 18W                    

B. 360W           

C. 12W                     

D. 720W

Câu 4. Một chiếc ô tô chuyển động đều đi được đoạn đường 36km trong 30 phút. Công suất của ô tô là 10kW. Lực cản lên ô tô là:

A. 100N                    

B. 600N           

C. 500N.                  

D. 250N

Câu 5. Một vận động viên điền kinh với công suất 600W đã chạy quãng đường 100m hết 10 giây. Một công nhân xây dựng đã sử dụng ròng rọc động để nâng một khối vật liệu nặng 650N lên cao 10m trong 20s

A. Vận động viên Ihực hiện công suât lớn hơn người công nhân.

B. Vận động viên thực hiện công suất nhỏ hơn người công nhân.

C. Vận động viên thực hiện công suất bằng người công nhân.

D. Cả A, B đều sai.

Câu 6. Khi nhiệt dộ của một miếng đồng tăng thì

A. thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng.

B. khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng.

C. số nguyên tử đồng tăng.

D. cả ba phương án trên đều không đúng.

Câu 7. Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi

A. giảm nhiệt độ của khối khí.

B. tăng nhiệt độ của khối khí.

C. tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.

D. cho khối khí dãn nỡ.

Câu 8. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không thay đổi.

A. Nhiệt độ.            

B. Thể tích.      

C. Khối lượng.        

D. Nhiệt năng.

Câu 9. Chọn câu trả lời sai

Hãy nêu những quá trình qua đó có thể thấy nhiệt năng của một vật có thể biến đổi khi một công được thực hiện.

A. Cọ xát vật đó với vật khác.

B. Va chạm giữa vật đó với vật khác.

C. Nén vật đó.

D. Cho vật tiếp xức với một vật khác cỏ nhiệt độ khác với nhiệt độ của vật.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Động năng là cơ năng của vật có được do dạng chuyển động.

B. Vật có động năng có khả năng sinh công.

C. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều.

D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc các đại lượng khác của vật.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

B

C

C

A

6

7

8

9

10

B

B

C

D

D

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Bình Chánh. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF