OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thị Thập

15/08/2021 0 Bytes 145 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210815/3137226946_20210815_215827.pdf?r=7103
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho năm học mới sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thị Thập, được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em tự luyện tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ THẬP

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 6

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chiều dài bàn học là 1 m. Thước nào sau đây có thể đo chiều dài của bàn là chính xác nhất?

A. Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.

B.Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm.

C. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 0,1 cm

D. Cả 3 thước trên đều đo tốt như nhau.

Câu 2. Trong số các thước có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài của cuốn sách Vật lí 6?

A. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.

B. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

C. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm.

D. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm

Câu 3. Nên dùng bình chia độ có ĐCNN là 10ml, GHĐ 200ml để đo thể tích của lượng nước nào dưới đây?

A. 1 lít nước.

B. 50 gam nước.

C. 2 gam nước.

D. 1 gam nước.

Câu 4. Khi sử dụng bình chia độ để đo thể tích của vật không nhất thiết phải thực hiện công việc nào dưới đây?

A. Lựa chọn bình chia độ phù hợp.

B. Xác định GHĐ và ĐCNN của bình chia độ.

C. Xác định kích thước của bình chia độ.

D. Điều chỉnh bình chia độ về vị trí ban đầu trước khi độ.

Câu 5. Trong các cách ghi kết quả đo với cân đòn có độ chia tới 50g, cách đo nào sau đây là đúng?

A. 0.55kg.       B. 5,5 lạng.

C. 550g.          D. Cả 3 cách đều đúng.

Câu 6. Một lít (l) bằng giá trị nào dưới đây?

A. 1 m3        B. 1dm3 

C. 1cm3       D. 1mm3

Câu 7. Dùng tay búng viên bi ve thứ nhất chuyển động đến va chạm vào viên bi ve thứ hai đang đứng yên trên mặt bàn, làm cho viên bi thứ hai chuyển động. Lực làm biến đổi chuyển động của viên bi thứ hai là lực nào trong các lực sau đây?

A. Lực của tay tác dụng vào viên bi thứ nhất.

B. Lực hút của Trái Đất tác dụng vào viên bi thứ hai.

C. Lực của viên bi thứ hai tác dụng vào viên bi thứ nhất.

D. Lực của viên bi thứ nhất tác dụng vào viên bi thứ hai.

Câu 8. Trường hợp nào sau đây là thí dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?

A. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.

B. Một vật được ném thì bay lên cao.

C. Một vật được thả thì rơi xuống.

D. Quả bóng được đá thì lăn trên sân.

Câu 9. Hai lực cân bằng là:

A. Hai lực bằng nhau.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều và mạnh như nhau

C. Lực đàn hồi và trọng lực.

D. Hai lực cùng phương.

Câu 10. Dụng cụ đo lực là

A. cân Rôbecvan.

B. thước.

C. lực kế .

D. đồng hồ.

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Tại sao các chai hoặc lon nước ngọt không bao giờ được đổ đầy?

Câu 2. Tại sao khi nhúng bầu nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng ta thấy ban đầu thủy ngân tụt xuống sau đó mới dâng lên?

Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Để đo nhiệt độ người ta dùng……Các chất lỏng thường dùng để chế tạo dụng cụ này là…và…

Nhiệt kể hoạt động dựa trên hiện tượng…của các chất.

b. Trong nhiệt giai Xen-xi-ut, nhiệt độ nước đá đang tan là……củahơi nước đang sôi là Trong nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ nước đá đang tan là …của hơi nước đang sôi là

c. Ngoài nhiệt giai Xen-xi-ut và Fa-ren-hai người ta còn dùng nhiệt giai……

Câu 4. Em hãy đồi 21°C, 37°C, 142°C, 280°C ra °F.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

B

C

D

B

D

C

B

C

Câu 1:

Các chai hoặc lon nước ngọt không bao giờ được đồ đầy vì phải có chỗ cho nước ngọt trong chai dãn nở.

Câu 2:

Khi nhúng bầu nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng ta thấy ban đầu thúy ngân tụt xuống sau đó mới dâng lên là vì ban đầu thủy tinh tiếp xúc với nước nóng nở ra trước, thủy ngân chưa kịp nở nên tụt xuổng. Sau đó thủy ngân cũng được truyền nhiệt thì nở ra nhiều hơn thủy tinh nên lại dâng lên.

Câu 3:

a. Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế. Các chất lỏng thường dùng đê chè tạo dụng cụ này là rượu và thủy ngânệ Nhiệt kê hoạt động dựa trên hiện tượng sự dãn nờ vì nhiệt của các chất.

b. Trong nhiệt giai Xen-xi-ut. nhiệt độ nước đá đang tan là 0°C, của hơi nước đang sôi là 100°C. Trong nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ nước đá đang tan là 32°F, của hơi nước đang sôi là 212°F.

c. Ngoài nhiệt giai Celcius và Fa-ren-hai người ta còn dùng nhiệt giai Kenvin.

Câu 4:

+) 21°C = 32°F                +) 21.1,8°F = 69,8°F.

+) 37°C = 32°F                +) 37.1,8°F = 98,6°F.

+) 142°C = 32°F              +) 142.1,8° F = 287,6°F.

+) 280°C = 32°F              +) 280.1,8°F = 536°F.

 

2. ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khi một người ngồi lên xe máy làm cho lốp xe bị biến dạng. Nguyên nhân của sự biến dạng này là

A. lốp xe không chịu lực nào tác dụng

B. lực hút của Trái Đất tác dụng vào người

C. lực của người tác dụng vào lốp xe

D. lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe.

Câu 2. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, và có thêm tính chất nào sau đây?

A. Cùng phương, cùng chiều

B. Khác phương, ngược chiều

C. Cùng phương, ngược chiều

D. Khác phương, cùng chiều

Câu 3. Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.

B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.

C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.

D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên.

Câu 4. Đặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên. Viên gạch đứng yên vì lí do nào sau đây?

A. Không chịu tác dụng của lực nào.

B. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực hút của Trái Đất

C. Chịu tác dụng của lực cản của nền nhà lớn hơn trọng lượng của vật

D. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực cản của nền nhà.

Câu 5. Có hai chiếc lực kế được móc vào nhau. Kéo đầu mút của lực kế bên phải để lực kế này chỉ 100N. Lực kế còn lại sẽ chỉ

A. 100N             B. 50N

C. 200N             D. 150N.

Câu 6. Trong xây dựng người ta sử dụng dụng cụ nào để xác định phương thẳng đứng của một cột bê tông?

A. Lực kế.

B. Thước vuông

C.  Dây chỉ dài.

D. Quả dọi gồm một quả nặng được buộc vào một sợi dây  mành- nhẹ

Câu 7. Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào?

A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực.

B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực.

C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực.

D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực.

Câu 8. Chọn cách đổi đúng: 1,5m bằng

A. 15cm                    B. 150cm

C . 150dm                 D. 150mm

Câu 9. Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là 0,1cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?

A. 20cm3                B. 20,2cm3

C. 20,20cm3          D. 20,25cm3

Câu 10: Cho 3 đại lượng: khối lượng, trọng lượng, trọng lực. Niu tơn (N) là đơn vị của:

A. Khối lượng                  B. Trọng lượng

C. Trọng lực                    D. B và C.

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Dùng gạch nối để ghép mệnh đề bên trái với mệnh đề bên phải thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng đối với một đòn bẩy.

1. Điểm O là   

A. điểm tác dụng của lực nâng vật. 

2. Điểm O1 là 

B. điểm tác dụng của trọng lượng vật. 

3. Điểm O2 là 

C. điểm tựa.     

4. Khoảng cách OO1 là

D. khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng 

5. Khoảng cách OO2 là           

E. khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng 

6. Lực F1 là     

F. lực nâng vật. 

7. Lực F2 là

G trọng lượng của vật.            

 

Câu 2: Hãy điền các từ nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt giai vào các chỗ trống cho phù hợp:

Để đo….người ta dùng các loại nhiệt kế khác nhau như……thủy ngân,…rượu…kim loại.

ở Việt Nam sử dụng…Xen-xi-ut, phằn lớn ở các nước nổi tiêng Anh thì sử dụng Fa-ren-hai.

Câu 3. Ở 0°C, 0,5kg không khí chiếm thể tích 38l. Ở 30°C, 1kg không khí chiếm thể tích 855l.

Tính khối lượng riêng của không khí ở hai nhiệt độ trên.

Tính trọng lượng riêng của khối khí ở hai nhiệt độ trên.

Nếu trong một phòng có hai loại không khí trên thì không khí nào nằm ở phía dưới? Giải thích tại sao khi vào phòng, thường ta thấy lạnh chân?

Câu 4. Em hãy đổi 4°C, 25°C, 42°C, 80°C ra °F.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

D

D

A

B

B

D

B

D

Câu 1:

Ghép 1-C; 2-B; 3-A; 4-E; 5-D; 6-G; 7-F.

Câu 2:

Để đo nhiệt độ người ta dùng các loại nhiệt kế khác nhau như nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế kim loại. Ở Việt Nam sử dụng nhiệt giai Xen-xi-ut, phần lớn ở các nước nói tiếng Anh thì sứ diing nhiệt giai Fa-ren-hai.

Câu 3:

a) Khối lượng riêng của không khí ở 0°C là 1,298 kg/m3

Khối lượng riêng của không khí ở 30°C là 1,169 kg/m3

b) Trọng lượng riêng của không khí ở 0°C là 12,98 N/m3 Trọng lượng riêng của không khí ở 30°C là 11,69 N/m3

Câu 4:

+) 4°C = 32             +) 4.1,8 =39,2°F.

+) 25°C =32            +) 25.1,8 = 77°F.

+) 42°C = 32           +) 42.1,8= 107,6°F.

+) 80°C = 32           +) 80.1,8 = 176°F.

 

3. ĐỀ SỐ 3

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tìm kết luận sai khi nói về cách đo độ dài?

A. Phải ước lượng độ dài cần đo.

B. Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.

C. Mắt đặt ở vị trí bất kì sao cho quan sát thấy vật và vạch chia trên thước.

D. Đọc, và ghi kết quả đo đúng quy định.

Câu 2. Để đo chiều dài cuốn SGK Vật lí 6, nên chọn thước nào trong các thước sau?

A. Thước 25cm có ĐCNN tới mm.

B.Thước 15cm có ĐCNN tới mm.

C. Thước 20cm có ĐCNN tới mm.

D. Thước 25cm có ĐCNN tới cm.

Câu 3: Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 40cm), nên chọn thước có giới hạn đo

A. 20dm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.

B. 60cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm.

C. 1 m và độ chia nhỏ nhất 2cm.

D. 5dm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.

Câu 4. Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 106cm2. Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN là

A. 1 cm.                   B. nhỏ hơn 1cm.

C. lớn hơn 1cm.       D. bằng 5mm

Câu 5. Trên một hộp sữa tươi có ghi 200ml. Con số đó cho biết:

A. Thể tích của hộp sữa là 200ml

B. Thể tích sữa trong hộp là 200ml

C. Khối lượng của hộp sữa

D. Khối lượng của sữa trong hộp.

Câu 6. Người ta dùng một bình chia độ chứa 105cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, đá ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 200cm3. Thể tích hòn sỏi là

A.105cm3.           B. 95cm3.

C. 200cm3.          D. 305cm3.

Câu 7. Đơn vị nào không dùng để đo thể tích trong các đơn vị sau?

A. dm.       B. lít.

C. ml         D. m3.

Câu 8. Một vận động viên nhảy cao đã dùng chân đạp xuống đất trước khi nhảy qua xà. Kết luận nào sau đây là sai?

A . Trước khi nhảy qua xà, chân vận động viên đó đã tác dụng một lực xuống mặt đất.

B. Mặt đất cũng tác dụng vào chân vận động viên một lực.

C. Lực của mặt đất tác dụng vào chân người và lực của chân người tác dụng vào mặt đất là cặp lực cân bằng nhau.

D. Nhờ lực tác dụng của mặt đất mà người đó bị đẩy lên cao.

Câu 9. Trường hợp nào lực gây ra biến dạng cho vật nhưng khó phát hiện

A. Quả bóng va chạm vào tường làm quả bóng bị biến dạng

B. Quả bóng va chạm vào tường làm tường bị biến dạng.

C. Ô tô tải đỗ trên mặt đường đất khi trời mưa làm đường đất lún xuống.

D. Con chim đậu trên cành cây mềm làm cành cây cong xuống

Câu 10. Dùng búa đóng một chiếc đinh vào tường, lực nào đã làm cho đinh chuyển động vào tường?

A . Lực của búa tác dụng vào đinh

B . Lực của tường  tác dụng vào đinh

C. Lực của đinh tác dụng vào búa

D. Lực của búa tác dụng vào tường

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Một học sinh cho rằng ròng rọc hoạt động dựa trên nguyên tác đòn bẩy. Theo em điều đó có đúng không?

Câu 2. Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn thay đổi thế nào, vì sao?

Câu 3. Tại sao khi rót nước sôi vào ly thủy tinh, để cho ly khỏi bị nứt, người ta thường đê vào trong ly 1 cái muông inox rôi rót nước nóng lên cái muỗng?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

D

B

B

B

A

C

B

A

Câu 1:

Đúng, vì có thể coi điềm tác dụng nằm ờ hai mép cùa ròng rọc, còn điểm tựa chính là sát trục quay.

Câu 2:

Khi làm lạnh một vật rán thì thể tích của vật giảm vì vậy khối lượng riêng của vật rán tăng lên.

Câu 3:

Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh, nhiệt độ tăng lên đột ngột làm thủy tinh dãn nở đột ngột không đồng đều, kết quả là li thủy tinh dễ bị nứt. Để cho li khỏi bị nứt, người ta thường để vào trong li 1 cái mụỗng inox rồi rót nước nóng lên cái muỗng, như vậy nhiệt từ nước không truyền trực tiếp vào hạn chế được hiện tượng trên.

 

4. ĐỀ SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Một cốc nước càng nhanh bay hơi khi

A. nước trong cốc càng nhiều.

B. nhiệt độ trong cốc càng cao.

C. nhiệt độ trong cốc càng thấp.

D. cốc bịt thật kín.

Câu 2. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải của sự sôi?

A. Xảy ra với mọi chất lỏng.

B. Xảy ra cả trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng,

C. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

D. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

Câu 3. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của chất lỏng vào độ cao so với mặt nước biển?

A. Càng lên cao nhiệt độ sôi càng giảm.

B. Càng lên cao nhiệt độ sôi càng cao.

C. Nhiệt độ sôi không phụ thuộc vào độ cao.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 4. Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc hình trụ càng nhỏ khi nào?

A. Nước trong cốc càng nhiều.

B. Nước trong cốc càng ít.

C. Nước trong cốc càng nóng.

D. Nước trong cốc càng lạnh.

Câu 5. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi?

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.

C. Không nhìn thấy được.

D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định cuả chất lỏng.

Câu 6. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?

A. Sự sôi không phải là sự bay hơi.

B. Sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ xác định.

C. Ở nhiệt độ 30°C chỉ có thể có ôxi lỏng.

D. Ở nhiệt độ - 20°C có nước và hơi nước.

E. Khi nước đã sôi nếu tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước sẽ tiếp tục tăng.

F. Băng phiến trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng. 

Câu 7. Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây?

A. Đốt một ngọn nến.

B. Đun nấu mỡ vào mùa đông.

C. Pha nước chanh đá.           

D. Cho nước vào tủ lạnh để làm đá.

Câu 8: Sự đông đặc là sự chuyển từ

A.thể lỏng sang thể rắn.         

B. thể rắn sang thể lỏng,

C. thể lỏng sang thể hơi.        

D. thể hơi sang thể lỏng.

Câu 9. Trường hợp nào sau đây xuất hiện hiện tượng ngưng tụ của hơi nước?

A. Đun nước sôi.       

B. Phơi quần áo.

C. Ăn kem.     

D. Uống nước chanh đá.

Câu 10. Vào mùa lạnh hơi thở của chúng ta như có "khói" vì

A. hơi nước trong không khí ngưng tụ khi ta thở.

B. do sương mù nhiều.

C. hơi nước bay ra khi ta thở, gặp không khí lạnh và ngưng tụ.

D. do nhiều khói bụi công nghiệp.

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dòng 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biết với 4 tấm ván tương ứng đã đẩy thùng dầu với các lực nhỏ nhất tương ứng là: \(F_1 = 1000N\); \(F_2 = 200N\); \(F_3 = 500N\); \(F_4 = 1200N\). Hỏi tấm ván nào dài nhất?

Câu 2. Để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng, ta phải làm thế nào?

Câu 3. Một người dùng xe cút kít để chuyên chở các vật nặng. Em hãy giải thích nguyên tắc hoạt động của xe.

Câu 4. Một học sinh cho rằng ròng rọc hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy. Theo em điều đó có đúng không?

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

A

D

D

A. Sai; B. Đúng: C. Sai: D. Sai: E Sai; G. Sai.

 

D

A

D

C

Câu 1. Tấm ván 2 dài nhất vì lực kéo đưa vật lên cao nhỏ nhất.

Câu 2. Để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng, ta có thể giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng và tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

Câu 3. Khi người dùng xe cút kít để chuyên chở các vật nặng. Xe giống như đòn bẩy có điểm tựa là bánh xe. Vậy để nâng vật có trọng lượng \(F_1\) cần một lực \(F_2\) nhỏ hơn nhiều.

Câu 4. Đúng vì có thể coi điểm tác dụng nằm ở hai mép của ròng rọc cố định, điểm tựa chính là sát trục quay.

 

5. ĐỀ SỐ 5

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Vật nào dưới đây là máy cơ đơn giản?

A. Đòn bẩy           B. Lực kế

C. Thước cuộn     D. Bình tràn.

Câu 2. Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?

A. Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.

B. Có thể làm giảm trọng lượng của vật.

C. Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

D. Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật.

Câu 3. Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm Oi của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy, thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khoảng cách \(OO_1 > OO_2\)

B. Khoảng cách \(OO_1 = OO_2\)

C. Khoảng cách \(OO_i < OO_2\)

D. Khoảng cách \(OO_i > OO_2\)

Câu 4: Để kéo vật có khối lượng lớn theo phương thẳng đứng mà lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật và không thay đổi hướng của lực kéo người ta sử dụng dụng cụ nào trong các dụng cụ sau đây?

A. Ròng rọc động.

B. Ròng rọc cố định,

C. Mặt phẳng nghiêng.

D. Cả ba dụng cụ trên đều không thực hiện được.

Câu 5. Sử dụng dụng cụ nào trong các dụng cụ dưới đây để nâng một vật rất nặng lên cao mà chỉ cần một lực nhỏ?

A. Mặt phẳng nghiêng.                

B. Ròng rọc động.

C. Đòn bẩy.                                  

D. Palăng.

Câu 6. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy?

A. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.

B. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là giống nhau.

C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng.

D. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn giảm.

Câu 7. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không xuất hiện hiện tượng đông đặc?

A. Làm kem que.             

B. Đúc tượng.

C. Pha nước chanh đá để uống.

D. Cho nước vào ngăn đá của tủ lạnh.

Câu 8. Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ôtô thấy hiện tượng gì?

A. Nước bốc hơi trên xe.

B. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe.

C. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía ngoài kính xe.

D. Không có hiện tượng gì.

Câu 9. Vào những hôm trời nồm hơi nước có rất nhiều trong không khí. Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy hiện tượng gì?

A. Nước bốc hơi bay lên.              

B. Hơi nước ngưng tụ ướt nền nhà.

C. Nước đông đặc tạo thành đá.

D. Không có hiện tượng gì.

Câu 10. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ sôi của chất lỏng. Nhiệt độ sôi

A. không đổi trong suốt thời gian sôi.

B. luôn thay đổi trong suốt thời gian sôi

C. luôn tăng trong thời gian sôi.

D. luôn giảm trong thời gian sôi

B . TỰ LUẬN

Câu 1. Chọn máy cơ đơn giản cho phù hợp với các công việc trong đời sống hàng ngày mà chúng ta quan sát được ?

a) Người công nhân đưa thùng hàng lên thùng xe ôtô bằng.....................

b) Bác thợ xây đưa một thùng gạch từ dưới đất lên trên tầng hai bằng …

c) Người công nhân làm đường bẩy một hòn đá bằng...........................

Câu 2. Để đưa một vật có trọng lượng 60N lên cao 1 m, khi dùng các mặt phẳng nghiêng khác nhau có chiều dài là / thì độ lớn của lực kéo là F cũng thay đổi và có giá trị trong bảng sau:

Chiều dài (m)

1,5

2

2,5

3

Lực kéo ( F)

40

30

24

20

a)  Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa F và m.

b) Nếu dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4m thì lực kéo là bao nhiêu?

c) Nếu chỉ dùng lực kéo là 10N thì phải chọn mặt phẳng nghiêng có chiều dài bao nhiêu?

Câu 3. Hãy kể tên 4 hiện tượng có liên quan đến sự nóng chảy hay đông đặc.

Câu 4. Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế đo nhiệt độ của không khí?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

C

A

D

A

C

C

B

B

Câu 1. Chọn máy cơ đơn giản cho phù hợp:

a) Người công nhân đưa thùng hàng lên thùng xe otô bằng mặt phẳng nghiêng.

b) Bác thợ xây đưa một thùng gạch từ dưới đất lên trên tầng hai bằng ròng rọc.

c) Người công nhân làm đường bẩy một hòn đá bằng đòn bẩy.

Câu 2.  

a) Chiều dài tăng bao nhiêu lần thì lực kéo giảm bấy nhiêu lần.

b) Nếu dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4m thì lực kéo là \(F = 15N\)

c) Nếu chỉ dùng lực kéo là 10N thì phải chọn mặt phẳng nghiêng có chiều dài bằng 6m.

Câu 3: Một số hiện tượng có liên quan đến sự nóng chảy hay đông đặc như:

+ Đúc tượng đồng.

+ Làm kem que.

+ Cho nước vào ngăn đá của tủ lạnh làm đá.

+ Ngọn nến đang cháy thì chảy ra.

Câu 4: Người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế đo nhiệt độ của không khí vì: Rượu có nhiệt độ nóng chảy thấp nên có thể đo các nhiệt độ nhỏ hơn 0°C. Nước có nhiệt độ nóng chảy ở 0°C nên không thể đo các nhiệt độ nhỏ hơn 0°C và nước có một khoảng từ 0°C đến 4°C dãn nở ngược quy luật.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thị Thập. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF