OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 38 câu trắc nghiệm ôn tập chủ đề hệ thần kinh giác quan Sinh học 8 năm 2020 có đáp án

23/11/2020 1023.34 KB 393 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201123/129126845487_20201123_111354.pdf?r=1398
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua nội dung tài liệu Bộ 38 câu trắc nghiệm ôn tập chủ đề hệ thần kinh giác quan Sinh học 8 năm 2020 có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em củng cố kiến thức thông qua các bài tập về các cơ quan phân tích thị giác và cơ quan phân tích thính giác, ngoài ra việc ôn tập giúp các em rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.

 

 
 

BỘ 38 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHỦ ĐỀ HỆ THẦN KINH GIÁC QUAN

SINH HỌC 8 NĂM 2020

 

Câu 1: Trong cầu mắt người, thành phần nào dưới đây có thể tích lớn nhất?

A. Màng giác                                     B. Thủy dịch               C. Dịch thủy tinh    D. Thể thủy tinh

Câu 2: Dây thần kinh thị giác là

A. Dây số I.                           B. Dây số IX.              C. Dây số II.                D. Dây số VIII.

Câu 3: Cơ quan phân tích thị giác bao gồm

A. Cơ quan thụ cảm

B. Dây thần kinh

C. Bộ phận kích thích ở trung ương

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thụ cảm thị giác?

A. Tất cả các phương án

B. Tế bào nón

C. Tế bào que

D. Tế bào hạch

Câu 5: Vai trò của cơ quan phân tích thị giác?

A. Giúp nhận biết tác động của môi trường

B. Phân tích hình ảnh

C. Phân tích màu sắc

D. Phân tích các chuyển động

Câu 6: Ở màng lưới, điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của

A. Tế bào que.

B. Tế bào nón.

C. Tế bào hạch.

D. Tế bào hai cực.

Câu 7: Các tế bào nón có nhiệm vụ?

A. Chỉ tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh

B. Chỉ tiếp nhận màu sắc

C. Chỉ tiếp nhận ánh sáng yếu

D. Tiếp nhận ánh sáng yếu và màu sắc

Câu 8: Bộ phận kích thích trung ương nằm ở đâu?

A. Dây thần kinh hướng tâm

B. Vỏ não

C. Thùy chẩm

D. Dây thần kinh số 12

Câu 9: Cầu mắt cấu tạo gồm mấy lớp?

A. 5 lớp                                 B. 4 lớp                                   C. 2 lớp                                  D. 3 lớp

Câu 10: Cơ quan thị giác bao gồm

A. Tế bào thụ cảm thị giác

B. Dây thần kinh thị giác

C. Vùng thị giác

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 11: Vùng thị giác nằm ở đâu?

A. Trong màng lưới của cầu mắt

B. Dây thần kinh số II

C. Ở thùy chẩm

D. Vỏ não

Câu 12: Tế bào nón tiếp nhận dạng kích thích nào dưới đây?

A. Ánh sáng yếu và ánh sáng mạnh

B. Ánh sáng mạnh và màu sắc

C. Ánh sáng yếu và màu sắc

D. Cả ánh sáng mạnh, ánh sáng yếu và màu sắc

Câu 13: Tế bào thụ cảm thị giác nằm ở đâu?

A. Trong màng lưới của cầu mắt

B. Dây thần kinh số II

C. Ở thùy chẩm

D. Vỏ não

Câu 14: Mống mắt còn có tên gọi khác là

A. Lòng đen.              B. Lỗ đồng tử.                         C. Điểm vàng.                        D. Điểm mù.

Câu 15: Ảnh của vật hiện trên điểm vàng nhìn rõ nhất là vì

A. Ở điểm vàng mỗi chi tiết của ảnh được một tế bào nón tiếp nhận

B. Ảnh của vật được truyền về não nhiều lần

C. Ảnh của vật ở điểm vàng được truyền về não qua từng tế bào kinh riêng rẽ

D. Câu A và C đúng

Câu 16: Ở mắt người, điểm mù là nơi

A. Đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác.

B. Nơi tập trung tế bào nón.

C. Nơi tập trung tế bào que.

D. Nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang.

Câu 17: Các tế bào que có nhiệm vụ?

A. Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh

B. Tiếp nhận màu sắc

C. Tiếp nhận ánh sáng yếu

D. Tiếp nhận ánh sáng yếu và màu sắc

Câu 18: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Nhờ khả năng điều tiết của … mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần.

A. Thể thủy tinh

B. Thủy dịch

C. Dịch thủy tinh

D. Màng giác

Câu 19: Khi bụi vào mắt, ta thường dụi mắt làm mắt đỏ lên, bụi đã lọt vào phần nào của mắt?

A. Màng giác

B. Màng cứng

C. Màng mạch 

D. Màng lưới

Câu 20: Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là

A. Các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.

B. Các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.

C. Các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.

D. Các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.

Câu 21: Mỗi bên tai người có bao nhiêu ống bán khuyên?

A. 1                B. 2                 C. 3                             D. 4

Câu 22: Tai được chia ra làm 3 phần, đó là những phần nào?

A. Vành tai, tai giữa, tai trong.

B. Tai ngoài, tai giữa, tai trong.

C. Vành tai, ống tai, màng nhĩ.

D. Tai ngoài, màng nhĩ, tai trong.

Câu 23: Ở người, loại xương nào dưới đây được gắn trực tiếp với màng nhĩ?

A. Xương bàn đạp

B. Xương đe

C. Xương búa

D. Xương đòn

Câu 24: Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người?

A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm

B. Xử lí các kích thích về sóng âm

C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian

D. Truyền sóng âm về não bộ

Câu 25: Thành phần nào dưới đây không thuộc tai trong?

A. Ống bán khuyên.

B. Dây thần kinh số VIII.

C. Ốc tai.

D. Màng nhĩ.

Câu 26: Trong tai người, xương bàn đạp nằm áp sát với bộ phận nào dưới đây?

A. Màng nhĩ

B. Màng cửa bầu dục

C. Màng tiền đình

D. Ống bán khuyên

Câu 27: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở

A. Màng bên.

B. Màng cơ sở.

C. Màng tiền đình.

D. Màng cửa bầu dục.

Câu 28: Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên có chức năng gì?

A. Thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

B. Thu nhận sự chuyển động trong không gian.

C. Thu nhận thông tin về vị trí chuyển động trong không gian.

D. Tiếp nhận thông tin vị trí của các vật thể trong không gian.

Câu 29: Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa?

A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.

B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.

C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.

D. Tất cả các phương án trên

Câu 30: Ráy tai có là do đâu?

A. Do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra.

B. Do tai ẩm.

C. Do tế bào thụ cảm tiết ra.

D. Do chất dịch ở màng trong của tai tiết ra.

Câu 31: Ở tai trong, bộ phận nào có nhiệm vụ thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian?

A. Ốc tai và ống bán khuyên

B. Bộ phận tiền đình và ốc tai

C. Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên

D. Bộ phận tiền đình, ốc tai và ống bán khuyên

Câu 32: Nếu âm thanh ở bên phía tai phải thì tai nào nhận được sóng âm trước?

A. Tai trái.

B. Tai phải.

C. Cả hai tai cùng nhận.

D. Một trong hai tai.

Câu 33: Để bảo vệ tai, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây?

A. Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để phòng ngừa viêm họng, từ đó giảm thiểu nguy cơ viêm tai giữa

B. Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông, tránh dùng vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương màng nhĩ.

C. Tránh nơi có tiếng ồn hoặc sử dụng các biện pháp chống ồn (dùng bịt tai, xây tường cách âm…).

D. .Tất cả các phương án còn lại.

Câu 34: Ốc tai màng là một ống màng chạy dọc ống tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm

A. Màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương.

B. Màng cơ sở ở phía trên, màng tiền đình ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách tai của ốc tai xương.

C. Màng cơ sở ở phía trên, màng bên ở phía dưới và màng tiền đình áp sát vào vách tai của ốc tai xương.

D. Màng cơ sở ở phía dưới, màng tiền đình ở phía trên và màng bên áp sát vào vách tai của ốc tai xương.

Câu 35: Ở tai giữa của chúng ta tồn tại mấy loại xương?

A. 5                            B. 4                             C. 2                             D. 3

Câu 36: Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên?

A. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.

B. Vì dễ dẫn đến viêm tai dẫn đến nghe không rõ.

C. Vì làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.

D. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến bị điếc.

Câu 37: Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là

A. Màng cơ sở.

B. Màng tiền đình.

C. Màng nhĩ.

D. Màng cửa bầu dục.

Câu 38: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào?

A. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.

B. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.

C. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.

D. Vành tai hứng sóng âm → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng nhĩ rung → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

D

D

A

B

D

B

D

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

A

A

D

A

C

A

A

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

B

C

A

D

B

B

A

B

A

31

32

33

34

35

36

37

38

 

 

C

B

A

A

D

C

C

A

 

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 38 câu trắc nghiệm ôn tập chủ đề hệ thần kinh giác quan Sinh học 8 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF