OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Sự điện ly môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Sông Hiền

26/06/2020 1.02 MB 307 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200626/861881574611_20200626_170824.pdf?r=2390
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Sự điện ly môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Sông Hiền là tài liệu ôn tập kiến thức đồng thời tích lũy thêm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi ở dạng trắc nghiệm Hóa học lớp 11. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THPT SÔNG HIỀN

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ SỰ ĐIỆN LY

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019 - 2020

 

Câu 1. Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?

     A. Pb(OH)2 + H2SO4  → PbSO4 + 2H2O      

     B. AgNO3 + NaCl  → NaNO3 + AgCl

     C. CuSO4 + 2NaOH  → Na2SO4 + Cu(OH)2     

     D. Fe + 2HCl  →  FeCl2 + H2

Câu 2. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch:

     A. Br2 + SO2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4        

     B. Zn + 2Fe(NO3)2 → Zn(NO3)2 + 2Fe

     C. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3   

     D. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Câu 3. Cho phương trình hóa học của phản ứng ở dạng ion thu gọn sau: CO32- + 2H+ → H2O + CO2

     Phương trình ion thu gọn trên là của phương trình dạng phân tử nào sau đây:

     A. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2     

     B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

     C. MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2      

     D. BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2

Câu 4. Phương trình ion thu gọn: H+ + OH- → H2O biễu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào dưới đây?

     A. H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O.      

     B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.

     C. H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4↓.    

     D. 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O.

Câu 5. Một số nước giếng khoan có chứa hợp chất của sắt thường gặp ở dạng cation Fe2+ và anion nào sau đây

     A.CO32-                                            B. NO3-                                  C. NO2-                                      D. HCO3-.

Câu 6. Những ion nào dưới đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch:

     A. Na+, Mg2+, OH-, NO3-.                                               B. HSO4-, Na+, Ca2+, CO32-.   

     C. Ag+, H+, Cl-, SO42-.                                                    D. OH-,Na+,Ba2+,Cl-

Câu 7. Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH:

     A. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3                                       B. Mg(OH)2, ZnO, Fe2O3

     C. Na2HPO4, Zn(OH)2, (NH4)2CO3                            D. Na2SO4, HNO3, Al2O3

Câu 8. Muối Y khi tác dụng với dung dịch HCl cho khí thoát ra, khi tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa. Muối Y là

     A. Na2CO3                                      B. NaHCO3                                 C. MgSO4                                                 D. Ca(HCO3)2

Câu 9. Trường hợp nào dưới đây không dẫn điện?

     A. dung dịch NaOH.                       B. NaOH nóng chảy.                   C. NaOH rắn, khan.                                  D. dung dịch HF trong nước.

Câu 10. Dung dịch các muối, axit, bazơ dẫn điện là do ...

     A. phân tử của chúng dẫn được điện.         

     B. muối, axit, bazơ có khả năng phân li ra ion trong dung dịch.

     C. có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron.     

     D. các ion hợp phần có khả năng dẫn điện.

Câu 11. Dãy gồm các chất đều là chất điện li?

     A. C6H6, HCl, Mg(NO3)2, KOH                    

     B. NaOH, HClO4, CH3COONa, (NH4)3PO4

     C. HNO3, C2H5OH, NaCl, Ba(OH)2                 

     D. H3PO4, Na2CO3, CO2, LiOH

Câu 12. Dãy gồm các chất đều là chất điện li mạnh:

     A. H2CO3, Na2CO3, NaNO2.          

     B. CH3COOH, Ba(OH)2, BaSO4.

     C. HgCl2, H3PO4, Mg(NO3)2.      

     D. NaOH, NaCl, AgCl.

Câu 13. Có bốn dung dịch: NaCl 0,1M, C2H5OH 0,1M, CH3COOH 0,1M và K2SO4 0,1M. Dung dịch dẫn điện tốt nhất là:

     A. dung dịch NaCl.                       B. dung dịch C2H5OH.                       C. dung dịch CH3COOH.                               D. dung dịch K2SO4.

Câu 14. Chọn phát biểu đúng.

     A. Trong các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M: HCl, HF, HI, HBr; dung dịch dẫn điện kém nhất là HI.

     B. Dung dịch được tạo thành khi hòa tan cùng số mol NaOH và HF trong nước không dẫn được điện.

     C. Khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) để trong không khí giảm dần theo thời gian.

     D. Giá trị tích số ion của nước phụ thuộc vào sự có mặt của axit (hoặc bazơ) hòa tan.

Câu 15. Một học sinh thực hiện thí nghiệm như hình vẽ sau:

     Hãy giải thích kết quả của các thí nghiệm trên.

Câu 16. Tổng nồng độ mol các ion trong dung dịch BaCl2 0,01M là

     A. 0,03 M.                                       B. 0,04 M.                                                 C. 0,02 M.                              D. 0,01 M.

Câu 17. Một dung dịch có a mol NH4+, b mol Mg2+, c mol SO42-, d mol HCO3-. Biểu thức biểu thị mối liên hệ giữa a, b, c, d là:

     A. a + 2b = c + d                             B. a + b = c + d                                         C. a + b = 2c + d                      D. a + 2b = 2c + d

Câu 18. Dung dịch  X có chứa x mol K+; 0,2mol SO42-; 0,3mol Cl- và 0,2 mol Al3+. Giá trị của x là

     A. 0,1                                               B. 0,2                                                         C. 0,3                                       D. 0,4

Câu 19. Một dung dịch X gồm 0,03 mol Mg2+, 0,06 mol Al3+, 0,06 mol NO3-, 0,09 mol SO42-. Muốn thu được dung dịch X cần phải hòa tan 2 muối nào sau đây:

     A. Mg(NO3)2 và Al2(SO4)3             B. MgSO4 và Al(NO3)3                              C.Mg(NO3)2 và Al(NO3)3              D. MgSO4 và Al2(SO4)3

Câu 20.  Bố trí 4 bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ rồi lần lượt đổ vào mỗi bình 100 ml một dung dịch khác nhau: Bình (I) là dung dịch Ba(OH)2, bình (II) là CH3COOH, bình (III) và KOH (Các dung dịch đều có cùng nồng độ là 0,001M) còn bình (IV) chỉ cho 100 ml H2O. Hãy so sánh độ sáng của đèn Đ ở mỗi bình trong các thí nghiệm sau (sáng, sáng mờ hay không sáng) và giải thích hiện tượng xảy ra: khi đóng khoá K.

Câu 21. Theo A-rê-ni-ut, chất nào dưới đây là axit?

     A. Ca(OH)2                                     B. NH4Cl                                                  C. CH3COOH                         D. KMnO4

Câu 22. Hiđroxit nào sau đây không phải là hiđroxit lưỡng tính?

     A. Ba(OH)2.                                    B. Zn(OH)2.                                              C. Al (OH)3.                             D. Pb(OH)2.

Câu 23. Muối nào sau đây không phải là muối axit?

     A. Na2HPO3                                    B. NaHSO4                                               C. Na2HPO4                            D. NaH2PO4

Câu 24. Chọn phát biểu đúng khi nói về muối trung hòa:

     A. Dung dịch muối có pH = 7.                                                                               

     B. Muối được tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh.

     C. Dung dịch muối không làm đổi màu quì tím hoặc phenolphtalein.

     D. Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra H+ trong nước.

Câu 25. Màu của quỳ tím sẽ thay đổi như thế nào khi nhúng lần lượt vào các dung dịch sau:

     A. Xanh, đỏ, không đổi.                  B. Xanh, xanh, đỏ.                                    C. Không đổi, xanh, đỏ.                           D. Đỏ, xanh, không đổi.

Câu 26. Nhỏ một giọt quì tím vào dung dịch NaOH, dung dịch có màu xanh. Tiếp tục nhỏ từ từ dung dịch HCl tới dư vào dung dịch có màu xanh thì:

     A. Dung dịch không đổi màu.  

     B. Màu xanh của dung dịch đậm dần, sau đó mất màu hẳn.

     C. Màu xanh của dung dịch nhạt dần, mất hẳn, sau đó chuyển sang màu đỏ.   

     D. Màu xanh của dung dịch nhạt dần rồi mất hẳn.

Câu 27. Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hòa 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và  Ba(OH)2 0,1M là

     A. 100 ml.                                        B. 150 ml.                                                  C. 200 ml.                                      D. 250 ml.

Câu 28. Có một số hợp chất hoá học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung dịch thay đổi màu khi độ axit thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu này. Hãy giải thích vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ?

Câu 29. Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?

     A. Pb(OH)2 + H2SO4  → PbSO4 + 2H2

     B. AgNO3 + NaCl  → NaNO3 + AgCl

     C. CuSO4 + 2NaOH  → Na2SO4 + Cu(OH)2     

     D. Fe + 2HCl  →  FeCl2 + H2

Câu 30. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch:

     A. Br2 + SO2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4   

     B. Zn + 2Fe(NO3)2 → Zn(NO3)2 + 2Fe

     C. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3    

     D. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

...

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Sự điện ly môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Sông Hiền. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net để tải về máy tính.

Thầy cô cùng các em học sinh quan tâm có thể tham khảo:

Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập hiệu quả và đạt được những kết quả tốt đẹp đầu tiên của năm học mới. Chúc các em học thật tốt!

-- MOD HÓA HỌC247 (tổng hợp)--

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF