OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

100 Câu hỏi trắc nghiệm có đáp án ôn tập Chương kim loại kiềm thổ môn Hóa học 12 năm 2019-2020

13/01/2020 643.73 KB 957 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200113/324535692337_20200113_112459.pdf?r=2842
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em học sinh 100 Câu hỏi trắc nghiệm có đáp án ôn tập Chương kim loại kiềm thổ môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập với ví dụ minh họa rất hay và bổ ích, giúp các em ôn tập và chuẩn bị tốt hơn trong các kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

 

 
 

100 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN ÔN TẬP CHƯƠNG KIM LOẠI KIỀM THỔ

 

Câu 1 . Số electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là:

A. 2                                  B. 4.                                 C. 3.                                 D. 1.

Câu 2. Ở nhiệt độ thường, kim loại nào không phản ứng được với nước

A. Ba.                              B. Be                               C. Ca.                              D. Sr.

Câu 3. Kim loại nào sau đây không thuộc loại kim loại kiềm thổ

A. Be.                              B. Mg.                             C. Ca.                              D. K

Câu 4. Phương pháp điều chế kim loại nhóm IIA là:

A. phương pháp thuỷ luyện                                     B. phương pháp nhiệt luyện

C. phương pháp điện phân nóng chảy.                    D. phương pháp điện phân dung dịch

Câu 5. Số oxi hóa của Ca trong hợp chất là:

A. -2                                B. 0                                  C. + 1                              D. +2.

Câu 6. Cặp kim loại nào sau đều không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:

A. Be, Mg.                       B. Mg, Ca                        C. K, Na                          D. Be, Ca

Câu 7. Trong một chu kì thì tính khử của kim loại kiềm so với kim loại kiềm thổ là:

A. nhỏ hơn                 B. lớn hơn.                 C. bằng nhau                        D. không so sánh được

Câu 8. Xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân , thì :

A. bán kính nguyên tử giảm dần.                         B. năng lượng ion hoá giảm dần

C. tính khử giảm dần .                                          D. khả năng tác dụng với nước giảm dần.

Câu 9. So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có :

A. bán kính lớn hơn và độ âm điện lớn hơn.        

B. bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn.

C. bán kính nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn.       

D. bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn.

Câu 10. Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl2 nóng chảy, quá trình nào xảy ra ở catot ( cực âm) ?

A. Mg → Mg2+ +  2e.                         B. Mg2+ +  2e →  Mg          

C. 2Cl →  Cl2  +  2e.                         D. Cl2  +  2e →  2Cl .

Câu 11. Một cách đơn giản, người ta thường dùng công thức nào để biểu diễn clorua vôi?

A. CaCl2                          B. Ca(ClO)2                     C. CaClO2                       D. CaOCl2.

Câu 12. Thành phần chính của đá vôi có công thức:

A. CaO                            B. Na2CO3                       C. CaCO3.                       D. Ca(OH)2.

Câu 13. CaO có tên gọi là:

A. đá vôi                          B. vôi sống.                     C. vôi tôi                         D. thạch cao

Câu 14. Công thức của thạch cao:

A. CaCO3.                       B. CaSO4                         C. Ca(HCO3)2.                D. Ca(OH)2.

Câu 15. Chất nào sau đây không đúng với tên gọi:

A. CaSO4 gọi là thạch cao khan.                             B. CaSO4 . 2H2O gọi là thạch cao sống.

C. CaSO4 . H2O gọi là thạch cao nung.                   D. CaCO3 gọi tắt là vôi

Câu 16. Vôi sống khi sản xuất phải được bảo quản trong bao kín. Nếu không để lâu ngày vôi sẽ “chết”. Phản ứng  nào sau đây giải thích hiện tượng vôi “chết”

A. Ca(OH)2 + CO2  →  CaCO3 + H2O     

B. Ca(OH)2+ Na2CO3  → CaCO3 + 2NaOH

C. CaO   +   CO2  → CaCO3 .                  

D. CaCO3 + CO2 + H2O  → Ca(HCO3)2

Câu 17. Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là quá trình hóa học diễn ra trong hang động hàng triệu năm.Phản ứng hóa học diễn tả quá trình đó là

A. CaO    +   CO2   →   CaCO3                        

B. MgCO3 + CO2 + H2O   →   Mg(HCO3)2

C. Ca(HCO3)2  →   CaCO3  +  CO2   +  H2O .

D. Ca(OH)2 + CO2  + H2O   →   Ca(HCO3)2

Câu 18.  Chất nào sau đây được sử dụng trong y học, bó bột khi xương bị gãy, đúc tượng :

A. CaSO4.2H2O              B. MgSO4.7H2O               C. CaSO4                  D. CaSO4.H2O.

Câu 19. Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion

A. Ca2+, Mg2+                  B. HCO3-, Cl.                 C. SO42−, Cl.                  D. Na+, K+.

Câu 20. Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước có tính cứng tạm thời ?

A. Ca2+, Mg2+, Cl.                                                  B. Ca2+, Mg2+, SO42–.      

C. Cl, SO42–, HCO3, Ca2+.                                     D. Ca2+, Mg2+, HCO3

Câu 21. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là:

A. Loại bỏ ion HCO3 trong nước                         B. Loại bỏ ion SO42− trong nước

C. Khử ion Ca2+ và ion Mg2+ trong nước              D. Loại bỏ ion Ca2+ và ion Mg2+ trong nước.

Câu 22. Một mẫu nước cứng chứa các ion : Ca2+, Mg2+,  HCO3, Cl,  SO42−. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là :

A. Na2CO3                     B. HCl                          C. H2SO4                            D. NaHCO3    

Câu 23. Nước cứng có chứa các ion Mg2+, Cl, HCO3 thuộc loại nước cứng:

A. toàn phần.                   B. tạm thời                      C. vĩnh cửu                      D. một phần

Câu 24. Một dung dịch có chứa Mg(HCO3)2 và CaCl2 là loại nước cứng gì ?

A. Nước cứng tạm thời.               B. Nước mềm.           

C. Nước cứng vĩnh cữu.               D. Nước cứng toàn phần.

Câu 25.  Phát biểu nào sai khi nói về nước cứng

A. Nước cứng là nước có nhiều ion Ca2+ và Mg2+

B. Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa Mg(HCO3)2

C. Nước cứng vĩnh cữu là nước cứng có chứa MgCO3 và MgCl2.

D. Nước mềm là nước có chứa ít ion Ca2+ và Mg2+

Câu 26. Nước cứng không gây ra tác hại sau:

A. làm giảm mùi vị của thức ăn                

B. đóng cặn ở các ống nước, nồi hơi gây hỏng

C. gây tốn xà phòng và chóng hỏng quàn áo        

D. gây độc.

Câu 27. Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là:

A. Giấy quỳ tím               B. Zn                               C. Al                                D. BaCO3 .

Câu 28. Chỉ dùng hai thuốc thử để phân biệt bốn chất bột: CaCO3, Na2CO3, BaSO4, Na2SO4. Có thể dùng:

A. Nước, dd NaOH       B. Nước, khí CO2        C. Nước, dd HCl        D. Nước và ddBaCl2.

Câu 29. Thuốc thử dung để nhận biết 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO4, HCl là:

A. BaCO3.                       B. BaCl2                          C. (NH4)2CO3                  D. NH4Cl

Câu 30. Cho Mg lần lượt vào các dung dịch AlCl3, NaCl, FeCl2, CuCl2. Có bao nhiêu dung dịch phản ứng được với Mg?

A. 4                                  B. 3.                                 C. 2                                  D. 1

Câu 32. Chất nào sau đây không bị phân hủy khi nung nóng:

A. Mg(NO3)2                   B. CaSO4                         C. CaCO3                        D. Mg(OH)2

Câu 33. Nước có chứa những ion nào dưới đây được gọi là nước cứng tạm thời?

A. Ca2+, Mg2+, Cl-                                                    B. Ca2+, Mg2+, HCO32-.

C. Mg2+, Ca2+, SO42-                                                D. Mg2+, Ca2+, Cl-, SO42-

Câu 34. Chất nào sau đây không nên dùng để làm mềm nước cứng tạm thời?

A. Ca(OH)2                     B. HCl.                            C. Na3PO4                       D. Na2CO3

Câu 35. Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu?

A. Na2CO3 và Na3PO4.                                            B. Na2SO4 và Na3PO4

C. HCl và Na2CO3                                                  D. HCl và Ca(OH)2

Câu 36. Phương pháp nào sau đây không dùng làm mềm nước cứng vĩnh cửu?

A. Phương pháp soda                                              B. Phương pháp nhiệt.

C. Phương pháp photphat                                       D. Phương pháp trao đổi ion

Câu 37. Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dd: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:

A. 4                                  B. 7                                  C. 5.                                 D. 6

Câu 38. Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là:

A. nhiệt phân CaCl2                                                                    B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2

C. điện phân dung dịch CaCl2                                            D. điện phân CaCl2 nóng chảy.

Câu 39. Cặp chất không xảy ra phản ứng là:

A. Na2O và H2O                                        B. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.

C. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl               D. dung dịch NaOH và Al2O3

Câu 40. Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có:

A. bọt khí và kết tủa trắng                                       B. bọt khí bay ra

C. kết tủa trắng xuất hiện.                                       D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần

Câu 41.  Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dd: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:

A. 4                                  B. 7                                  C. 5                                  D. 6

Câu 42. Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là:

A. nhiệt phân CaCl2                                               B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2

C. điện phân dung dịch CaCl2                         D. điện phân CaCl2 nóng chảy

Câu 43.  Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các kim loại kiềm thổ ?

A. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của năng lượng ion hoá.

B. Tính khử của kim loại tăng theo chiều giảm của năng lượng ion hóa .

C. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của thế điện cực chuẩn.

D. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của độ âm điện.

Câu 44.  Những kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường ? 

A. Na, Ca, Be             B.Ba , Sr , Mg                   C. Ca , Sr , Ba .               D.  Zn , Cs , Ca

Câu 45.  Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có:

A. bọt khí và kết tủa trắng.                                      B. bọt khí bay ra.

C. kết tủa trắng xuất hiện .                                      D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.

Câu 46.  Cho dãy biến hóa : Ca   → CaO → CaCl2 → X → CO2 → CaCO3 → Y →dung dịch làm quì tím hóa xanh. X , Y là:

A. C, Ca(NO3)2                               B. CaCO3 ; CaO         

C. (CH3COO)2Ca ; CaCO3.            D. CaCO3 ; CaSO4.

Câu 47. Chọn câu phát biểu đúng :

A. Mg không phản ứng với nước ở điều kiện thường.        

B. Mg phản ứng với N2 khi được đun nóng.

C. Mg cháy trong khí CO2 ở nhiệt độ cao.                           

D. Các câu trên đều đúng .

Cho chuỗi phản ứng 

D  →   E  →   F  →   G  →  Ca(HCO3)2

D, E, F, G lần lượt là:

A. Ca, CaO, Ca(OH)2, CaCO3 .         B. Ca, CaCl2, CaCO3, Ca(OH)2

C. CaCO3, CaCl2, Ca(OH)2, Ca          D. CaCl2, Ca, CaCO3, Ca(OH)2

Câu 48.  Cho Ca vào dung dịch Na2CO3.

A. Ca khử Na+ thành Na, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.

B. Ca tác dụng với nước, đồng thời dung dịch đục do Ca(OH)2 ít tan.

C. Ca tan trong nước sủi bọt khí H2, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3 .

D. Ca khử Na+ thành Na, Na tác dụng với nước tạo H2 bay hơi, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng.

Câu 49. Cho Bari vào nước được dung dịch A. Cho lượng dư dung dịch Na2CO3 vào dung dịch A rồi dẫn tiếp luồng  khí CO2  vào đến dư. Hiện tượng nào đúng trong số các hiện tượng sau

A. Sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa trắng rồi tan       

B. Bari tan, xuất hiện kết tủa trắng, rối tan

C. Bari tan, sủi bọt khí hidro, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng

D. Bari tan, sủi bọt khí hidro, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan .

Câu 50.  Cho sơ đồ phản ứng sau

MgCO3 →  MgCl2  →   Mg  →  Mg(NO3)2 →  Mg(OH)2

(1) MgCO3   +   2HCl   →   MgCl2    +   CO2 ↑   +    H2O                 

(2) MgCl2   →  Mg   +   Cl2

(3) Mg   +   2HNO3 loãng  → Mg(NO3)2    +    H2 ↑                   

(4) Mg(NO3)2   +   2KOH  → Mg(OH)2 ↓   +    2KNO3

Cho biết  những phản ứng nào sai:

A. (1) và (2)          B. (1) và (3)         C. (2) và (3) .       D. (2) và (4)

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 100 Câu hỏi trắc nghiệm có đáp án ôn tập Chương kim loại kiềm thổ môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Chúc các em học tốt! 

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF