Ngại gì không thử App HOC247
Câu hỏi trắc nghiệm (25 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 8935
Hình nào sau đây có vô số tâm đối xứng?
- A. Hình lục giác đều.
- B. Hình gồm hai đường thẳng cắt nhau.
- C. Hình gồm hai đường thẳng song song.
- D. Hình gồm hai đường tròn có bán kính bằng nhau.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 8939
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
- A. Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
- B. Phép đối xứng trục biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
- C. Phép đối xứng tâm biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
- D. Phép vị tự biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 8941
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
- A. Có phép tịnh tiến biến mọi điểm thành chính nó.
- B. Có phép đối xứng trục biến mọi điểm thành chính nó.
- C. Có phép quay biến mọi điểm thành chính nó.
- D. Có phép vị tự biến mọi điểm thành chính nó.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 8942
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
- A. Hai đường thẳng bất kì luôn đồng dạng.
- B. Hai đường tròn bất kì luôn đồng dạng.
- C. Hai hình ngũ giác đều luôn đồng dạng.
- D. Hai hình chữ nhật bất kì luôn đồng dạng.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 8943
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng \(d:x - y + 1 = 0.\) Ảnh của d qua phép đối xứng trục hoành là đường thẳng có phương trình:
- A. \(x + y + 1 = 0\)
- B. \(x - y - 1 = 0\)
- C. \(x + y - 1 = 0\)
- D. \(x + y + 2 = 0\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 8945
Trong mặt phẳng Oxy, cho parabol \((P):y = {x^2} + 1\) và điểm I(1;1). Ảnh của (P) qua phép đối xứng tâm I là parapol (P) có phương trình:
- A. \(y = - {x^2} + 1\)
- B. \(y = - {x^2} + 4x - 3\)
- C. \(y = - {x^2} + 4x + 3\)
- D. \(y = - {x^2} - 4x - 3\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 8946
Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng d có phương trình \(3x + y + 1 = 0.\) Ảnh của d qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow u = \left( {2;1} \right)\) là đường thẳng có phương trình:
- A. \(3x + y - 6 = 0\)
- B. \(3x + y + 6 = 0\)
- C. \(3x - y - 6 = 0\)
- D. \(3x - y + 6 = 0\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 8947
Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm A(0;2). Ảnh của A qua phép quay tâm O góc \( - {90^0}\) có tọa độ là:
- A. (0;2)
- B. (2;0)
- C. (-2;0)
- D. (2;2)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 8949
Trong mặt phẳng Oxy, ảnh của đường thẳng \(d:x + 2y - 1 = 0\) qua phép vị tự tâm O, tỉ số -2 là đường thẳng có phương trình:
- A. \(x - 2y - 2 = 0\)
- B. \(x + 2y + 2 = 0\)
- C. \(x - 2y + 2 = 0\)
- D. \(x + 2y - 2 = 0\)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 8950
Trong mặt phẳng Oxy, cho hai điểm A(2;-3), B(1;1), C(3;4). Gọi F là phép hợp thành bởi phép đối xứng tâm B và phép vị tự tâm C tỉ số -2. Ảnh của A qua F có tọa độ là:
- A. (9;2)
- B. (2;9)
- C. (-9;-2)
- D. (-2;-9)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 45279
Cho hình bình hành ABCD. Phép tịnh tiến \({T_{\overrightarrow {DA} }}\) biến:
- A. B thành C
- B. C thành A
- C. C thành B
- D. A thành d
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 45280
Hợp thành của hai phép đối xứng trục có trục vuông góc với nhau là phép biến hình nào trong các phép biến hình sau đây?
- A. Phép đối xứng trục
- B. Phép đối xứng tâm
- C. Phép tịnh tiến
- D. Phép đồng nhất
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 45281
Khẳng định nào sau đây là sai?
- A. Phép tịnh tiến biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó
- B. Phép quay biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó
- C. Phép tịnh tiến biến tam giác thành tam giác bằng nó
- D. Phép quay biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 45283
Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 6x + 5y - 7 = 0; điểm I(2;-1). Phép đối xứng tâm I biến d thành d’ có phương trình:
- A. 6x - 5y - 7 = 0
- B. 6x + 5y - 7 = 0
- C. 6x - 5y + 7 = 0
- D. 6x + 5y + 7 = 0
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 45285
Trong mặt phẳng tọa độ, phép tịnh tiến theo vecto \(\overrightarrow v = \left( {3;1} \right)\) biến đường thẳng d: 12x - 36 + 101 = 0 thành đường thẳng d’ có phương trình:
- A. 12x – 36 – 101 = 0
- B. 12x – 36 – 101 = 0
- C. 2x + 36 – 101 = 0
- D. 12x – 36 + 101 = 0.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 45287
Tìm phương trình đường tròn \(\left( {{C_1}} \right)\) là ảnh của \((C):{(x + 2)^2} + {(y - 1)^2} = 4\) qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v = \left( {2;1} \right).\)
- A. \({x^2} + {(y - 1)^2} = 4\)
- B. \({x^2} + {(y + 1)^2} = 4\)
- C. \({x^2} + {(y - 2)^2} = 4\)
- D. \({x^2} + {(y + 2)^2} = 4\)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 45288
Cho điểm I(2;1) điểm M(-1;0) phép đồng dạng hợp thành bởi phép vị tự tâm I tỉ số k = -2 và phép đối xứng trục Ox biến M thành M’’ có tọa độ.
- A. (8;-3)
- B. (-8;3)
- C. (-8;-3)
- D. (3;8)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 45289
Cho hình bình hành ABCD. Phép tịnh tiến \({T_{\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} }}\) biến điểm A thành điểm:
- A. A’ đối xứng với A qua C
- B. A’ đối xứng với D qua C
- C. O là giao điểm của AC và BD
- D. C
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 45290
Trong mặt phẳng Oxy, ảnh của điểm M (-6; 1) qua phép quay Q(O; 900) là:
- A. M'(-1;-6)
- B. M'(1;6)
- C. M'(-6;-1)
- D. M'(6;1)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 45291
Hợp thành của một phép tịnh tiến và phép đối xứng tâm là phép biến hình nào trong các phép biến hình sau đây?
- A. Phép đối xứng trục
- B. Phép đối xứng tâm
- C. Phép quay
- D. Phép đồng nhất
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 45294
Có bao nhiêu phép tịnh tiến một hình vuông thành chính nó?
- A. Không có
- B. Một
- C. Bốn
- D. Vô số
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 45295
Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?
- A. Đường tròn là hình có vô số trục đối xứng
- B. Hình vuông là hình có vô số trục đối xứng
- C. Một hình có hai đường tròn cùng bán kính thì có vô số trục đối xứng
- D. Một hình gồm hai đường thẳng vuông góc thì có vô số trục đối xứng
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 45296
Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 2x + y - 3 = 0. Hỏi phép vị tự tâm O tỉ số k = 2 biến d thành đường thẳng nào trong các đường thẳng có phương trình sau?
- A. 2x+2y=0
- B. 2x+y-6=0
- C. 4x-2y-3=0
- D. x+y-4=0
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 45297
Cho hai đường thẳng bất kì d và d’. có bao nhiêu phép quay biến đường thẳng d thành đường thẳng d’?
- A. Không có phép quay nào
- B. Có một phép quay duy nhất
- C. Chỉ có hai phép quay
- D. Có vô số phép quay
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 45302
Cho hai phép vị tự V(O;k) và V(O'; k') với O và O’ là hai điểm phân biệt và kk' = 1. Hợp thành của hai phép vị tự đó là phép biến hình nào sau đây?
- A. Phép đối xứng trục
- B. Phép đối xứng tâm
- C. Phép tịnh tiến
- D. Phép quay
Đề thi nổi bật tuần
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Toán lớp 11 năm 2020
2 đề26 lượt thi01/04/2020