OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề kiểm tra 1 tiết Chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng Sinh lớp 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Dũng

45 phút 40 câu 173 lượt thi

Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 115291

    Sự biểu hiện triệu chứng thiếu Kali của cây là: 

    • A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
    • B. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
    • C. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng 
    • D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá
  • ADSENSE/
    QUẢNG CÁO
     
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 115294

    Sự biểu hiện triệu chứng thiếu sắt của cây là: 

    • A. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng
    • B. Lá nhỏ có màu vàng
    • C.  Lá non có màu lục đậm không bình thường 
    • D. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 115296

    Sự biểu hiện triệu chứng thiếu đồng của cây là: 

    • A. Lá non có màu lục đậm không bình thường
    • B. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết
    • C. Lá nhỏ có màu vàng 
    • D. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng
  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 115298

    Vai trò của kali đối với thực vật là: 

    • A. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic
    • B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng
    • C. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ 
    • D. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 115302

    Sự biểu hiện triệu chứng thiếu clo của cây là: 

    • A. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng
    • B.  Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết
    • C. Lá nhỏ có màu vàng 
    • D. Lá non có màu lục đậm không bình thường
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 115304

    Thông thường độ pH trong đất khoảng bao nhiêu là phù hợp cho việc hấp thụ tốt phần lớn các chất? 

    • A. 7 – 7,5
    • B. 6 – 6,5 
    • C. 5 – 5,5 
    • D. 4 – 4,5
  • ADMICRO
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 115306

    Sự biểu hiện triệu chứng thiếu canxi của cây là: 

    • A. Lá non có màu lục đậm khôngbình thường
    • B. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết
    • C. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng 
    • D.  Lá nhỏ có màu vàng
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 115309

    Vai trò chủ yếu của Mg đối với thực vật là: 

    • A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng
    • B. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ
    • C. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim 
    • D. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 115311

    Sự biểu hiện của triệu chứng thiếu lưu huỳnh của cây là: 

    • A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
    • B. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
    • C. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá 
    • D. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 115313

    Vai trò của clo đối với thực vật: 

    • A. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim
    • B. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ
    • C. Duy trì cân băng ion, tham gia trong quang hợp (quang phân li nước) 
    • D. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 115315

    Dung dịch bón phân qua lá phải có: 

    • A. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời không mưa
    • B. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi
    • C. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời không mưa 
    • D. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời mưa bụi
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 115317

    Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra? 

    • A. Có các lực khử mạnh
    • B. Được cung cấp ATP
    • C. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza 
    • D. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 115318

    Vai trò của canxi đối với thực vật là: 

    • A. Thành phần của axít nuclêic, ATP, phốtpholipit, côenzim; cần cho sự nở hoà, đậu quả, phát triển rễ
    • B. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim
    • C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng
    • D. Tất cả các phương án trên
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 115321

    Vai trò của sắt đối với thực vật là: 

    • A. Thành phần của xitôcrôm, tổng hợp diệp lục, hoạt hoá enzim
    • B. Duy trì cân bằng ion, tham gia quang hợp (quang phân li nước)
    • C. Thành phần của axít nuclêic, ATP, phốtpholipit, côenzim; cần cho sự nở hoà, đậu quả, phát triển rễ 
    • D. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 115324

    Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ:

    • A. \(NO_2^ - \to NO_3^ - \to NH_4^ - \)
    • B. \(NO_3^ - \to NO_2^ - \to N{H_3}\)
    • C. \(NO_3^ - \to NO_2^ - \to NH_4^ - \)
    • D. \(NO_3^ - \to NO_2^ - \to N{H_2}\)
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 115328

    Thực vật chỉ hấp thu được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là: 

    • A. Dạng nitơ tự do trong khí quyển (N2)
    • B. Nitơ nitrat (NO3+ ), nitơ amôn (NH4+ )
    • C. Nitơnitrat (NO3+
    • D.  Nitơ amôn (NH4+ )
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 115330

    Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là: 

    • A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
    • B. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng
    • C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm 
    • D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 115332

    Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là: 

    • A. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra
    • B. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây
    • C. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa 
    • D. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 115335

    Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là: 

    • A. Khử APG thành ALPG → cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat)
    • B. Cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → khử APG thành ALPG
    • C. Khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO
    • D. Cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 115339

    Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất? 

    • A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP
    • B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH
    • C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong NADPH 
    • D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 115341

    Sản phẩm của pha sáng gồm có: 

    • A. ATP, NADPH và O2
    • B. ATP, NADPH và CO2
    • C. ATP, NADP+và O2  
    • D. ATP, NADPH
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 115343

    Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào? 

    • A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới.
    • B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới
    • C. Sống ở vùng nhiệt đới 
    • D. Sống ở vùng sa mạc
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 115345

    Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp? 

    • A. Tích luỹ năng lượng
    • B. Tạo chất hữu cơ
    • C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường 
    • D. Điều hoà nhiệt độ của không khí
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 115346

    Vì sao lá cây có màu xanh lục? 

    • A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
    • B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
    • C. Vì nhóm sắc tố phụ (carootênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục 
    • D. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 115347

    Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp? 

    • A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy
    • B. Quá trình khử CO2
    • C. Quá trình quang phân li nước 
    • D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích)
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 115377

    Khái niệm quang hợp nào dưới đây là đúng? 

    • A. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (chất khoáng và nước)
    • B. Quang hợp là quá trình mà thực vật có hoa sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước)
    • C. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường galactôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước) 
    • D. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước)
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 115378

    Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? 

    • A. Ở màng ngoài
    • B. Ở màng trong
    • C. Ở chất nền
    • D. Ở tilacôit
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 115422

    Thực vật C4 được phân bố như thế nào? 

    • A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới
    • B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới
    • C. Sống ở vùng nhiệt đới 
    • D. Sống ở vùng sa mạc
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 115423

    Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là: 

    • A. Lúa, khoai, sắn, đậ
    • B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu
    • C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng 
    • D. Rau dền, kê, các loại rau
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 115424

    Những cây thuộc nhóm C3 là: 

    • A. Rau dền, kê, các loại rau
    • B. Mía, ngô, cỏ lồng vực,cỏ gấu
    • C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng 
    • D. Lúa, khoai, sắn, đậu
  • Câu 31: Mã câu hỏi: 115425

    Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? 

    • A. Ở chất nền
    • B. Ở màng trong
    • C. Ở màng ngoài
    • D. Ở tilacôit
  • Câu 32: Mã câu hỏi: 115427

    Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là: 

    • A. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+, COvà điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển
    • B. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển
    • C. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển 
    • D. Pha khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển
  • Câu 33: Mã câu hỏi: 115428

    Các tilacôit không chứa: 

    • A. Hệ các sắc tố
    • B. Các trung tâm phản ứng
    • C. Các chất chuyền điện tử 
    • D. enzim cácbôxi hoá
  • Câu 34: Mã câu hỏi: 115430

    Thực vật C4 khác với thực vật C3 ở điểm nào? 

    • A. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng, điểm bù CO2 thấp
    • B. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 thấp
    • C. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 cao 
    • D. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO2 cao
  • Câu 35: Mã câu hỏi: 115431

    Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3

    • A. Cường độ quang hợp cao hơn
    • B. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn
    • C. Năng suất cao hơn 
    • D. Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường
  • Câu 36: Mã câu hỏi: 115433

    Chất được tách ra khỏi chu trình canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là: 

    • A. APG (axit phốtphoglixêric)
    • B. RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat)
    • C. ALPG (anđêhit photphoglixêric) 
    • D. AM (axitmalic)
  • Câu 37: Mã câu hỏi: 115436

    Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào? 

    • A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao, nồng độ CO2 thấp
    • B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp
    • C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao 
    • D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 O2 bình thường
  • Câu 38: Mã câu hỏi: 115438

    Chu trình canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực vật nào? 

    • A. Chỉ ở nhóm thực vật CAM
    • B. Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM
    • C. Ở nhóm thực vật  C4 và CAM 
    • D. Chỉ ở nhóm thực vật C3
  • Câu 39: Mã câu hỏi: 115440

    Điểm bù ánh sáng là: 

    • A. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp
    • B.  Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau
    • C. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp 
    • D. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp
  • Câu 40: Mã câu hỏi: 115443

    Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: 

    • A. APG (axit phốtphoglixêric)
    • B. ALPG (anđêhit photphoglixêric)
    • C. AM (axitmalic) 
    • D. Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử ( axit ôxalô axêtic – AOA)

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF