Ôn tập Vật Lý 11 Chương 4 Từ Trường
Mời các em học sinh tham khảo tài liệu Ôn tập Vật Lý 11 Chương 4 Từ Trường do Học247 tổng hợp và biên soạn dưới đây để chúng ta cùng hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương Từ Trường. Tài liệu tóm lược đầy đủ và chi tiết các nội dung trọng tâm, bám sát với chuẩn kiến thức của Bộ GD và ĐT, gồm các phần sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức, các bài tập minh họa hay và bổ ích nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải bài tập. Bên cạnh đó, Học247 còn cung cấp cho các em nội dung các bài giảng lý thuyết, hướng dẫn giải bài tập, đề thi trắc nghiệm online hoàn toàn miễn phí và một hệ thống tư liệu tham khảo, đề thi kiểm tra từ các trường THPT được sưu tầm và biên soạn rất giá trị và chất lượng, qua đó các em vừa có thể làm bài thi trực tiếp trên hệ thống, vừa có thể tải file về để ôn luyện mọi lúc mọi nơi, đánh giá được năng lực của bản thân mình. Hy vọng rằng đây sẽ là 1 tài liệu bổ ích trong quá trình học tập của các em.
Đề cương Ôn tập Vật Lý 11 Chương 4
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Từ trường
+ Xung quanh một nam châm hay một dòng điện tồn tại một từ trường.
+ Từ trường là một dạng vật chất, mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong khoảng không gian có từ trường.
+ Tại một điểm trong không gian có từ trường, hướng của từ trường là hướng Nam - Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
+ Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương trùng với phương của từ trường tại điểm đó.
+ Các tính chất của đường sức từ:
- Qua mỗi điểm trong không gian có từ trường chỉ vẽ được một đường sức từ.
- Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
- Chiều của các đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định (quy tắc nắm tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc).
- Quy ước vẽ các đường sức từ sao cho chổ nào từ trường mạnh thì các đường sức từ mau và chổ nào từ trường yếu thì các đường sức từ thưa.
Từ trường gây bởi các dòng điện thẳng.
* Các công thức:
+ Véc tơ cảm ứng từ \(\mathop B\limits^ \to \) do dòng điện thẳng gây ra có:
Điểm đặt: tại điểm ta xét;
Phương: vuông góc với mặt phẵng chứa dây dẫn và điểm ta xét.
Chiều: xác định theo qui tắc nắm tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón tay kia khum lại cho ta chiều của các đường sức từ;
Độ lớn: B = 2.10-7 \(\frac{I}{r}\)
+ Nguyên lý chồng chất từ trường: \(\mathop B\limits^ \to = \mathop {{B_1}}\limits^ \to + \mathop {{B_2}}\limits^ \to + ...\mathop {{B_n}}\limits^ \to \) .
2. Lực từ - Cảm ứng từ
+ Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường xác định một véc tơ cảm ứng từ \(\mathop B\limits^ \to \) :
- Có hướng trùng với hướng của từ trường;
- Có độ lớn bằng \(\frac{F}{{Il}}\) , với F là độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ dài l, cường độ I, đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó.
- Đơn vị cảm ứng từ là tesla (T).
+ Lực từ \(\mathop F\limits^ \to \) tác dụng lên phần tử dòng điện \(I\mathop l\limits^ \to \) đặt trong từ trường đều, tại đó cảm ứng từ là \(\mathop B\limits^ \to \) :
- Có điểm đặt tại trung điểm của l;
- Có phương vuông góc với \(\mathop l\limits^ \to \) và \(\mathop B\limits^ \to \);
- Có chiều tuân theo qui tắc bàn tay trái;
- Có độ lớn: F = BIlsina.
3. Từ trường chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt
+ Cảm ứng từ của dòng điện thẳng, dài: B = 2.10-7 \(\frac{I}{r}\).
+ Cảm ứng từ tại tâm của khung dây điện tròn: B = 2p.10-7 \(\frac{{NI}}{R}\).
+ Cảm ứng từ trong lòng ống dây điện hình trụ dài: B = 2p.10-7nI.
4. Lực Lo-ren-xơ
Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên một hạt mang điện tích q0 chuyển động trong một từ trường \(\mathop B\limits^ \to \) có phương vuông góc với \(\mathop v\limits^ \to \) và \(\mathop B\limits^ \to \) , có chiều tuân theo quy tác bàn tay trái, và có độ lớn: f = |q0|vBsina.
B. Bài tập minh họa
Bài 1:
Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ I1 = 12 A; I2 = 15 A chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng I1 đoạn 5 cm và cách dây dẫn mang dòng I2 đoạn 5 cm.
Hướng dẫn giải:
Giả sử hai dây dẫn được đặt vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, dòng I1 đi vào tại A, dòng I2 đi ra tại B thì các dòng điện I1 và I2 gây ra tại M các véc tơ cảm ứng từ \(\mathop {{B_1}}\limits^ \to \) và \(\mathop {{B_2}}\limits^ \to \) có phương chiều như hình vẽ, có độ lớn:
B1 = 2.10-7 \(\frac{{{I_1}}}{{AM}}\)= 1,6.10-5 T;
B2 = 2.10-7 \[\frac{{{I_2}}}{{BM}}\]= 6.10-5 T.
Cảm ứng từ tổng hợp tại M là \(\mathop B\limits^ \to \) = \(\mathop {{B_1}}\limits^ \to \) + \(\mathop {{B_2}}\limits^ \to \)
Vì \(\mathop {{B_1}}\limits^ \to \) và \(\mathop {{B_2}}\limits^ \to \) cùng phương, cùng chiều nên \(\mathop B\limits^ \to \) cùng phương, cùng chiều với \(\mathop {{B_1}}\limits^ \to \) và \(\mathop {{B_2}}\limits^ \to \) và có độ lớn :
B = B1 + B2 = 7,6.10-5 T.
Bài 2:
Một vòng dây tròn đặt trong chân không có bán kín R = 10 cm mang dòng điện I = 50 A.
a) Tính độ lớn của véc tơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây.
b) Nếu cho dòng điện trên qua vòng dây có bán kín R’ = 4R thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây có độ lớn là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
a) Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây:
B = 2\(\pi \).10-7 \(\frac{I}{R}\)= 31,4.10-5 T.
b) Với vòng dây có bán kính R’ = 4R thì:
B’ = 2\(\pi \).10-7 \(\frac{I}{4R}\)=\(\frac{B}{4}\) = 7,85.10-5 T.
Trắc nghiệm Vật Lý 11 Chương 4
Đề kiểm tra Vật Lý 11 Chương 4
Đề kiểm tra trắc nghiệm online Chương 4 Vật lý 11 (Thi Online)
Phần này các em được làm trắc nghiệm online trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả và xem đáp án chi tiết từng câu hỏi.
- 40 câu trắc nghiệm môn Vật Lý 11 ôn tập Chương 4 Từ Trường có đáp án
- Đề ôn tập Chương 4 môn Vật Lý 11 năm 2021 Trường THTP Võ Văn Kiệt
- Đề ôn tập Chương 4 môn Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Hiền
Đề kiểm tra Chương 4 Vật lý 11 (Tải File)
- Tổng ôn về Từ trường của trái đất - Chất thuận từ và nghịch từ môn Vật Lý 11
- Ôn tập Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt môn Vật Lý 11
- Ôn tập Từ trường – Các đại lượng đặc trưng của từ trường môn Vật Lý 11
- Phương pháp giải bài tập Dây dẫn trượt ngang trong từ trường đều môn Vật Lý 11
Lý thuyết từng bài chương 4 và hướng dẫn giải bài tập SGK
Lý thuyết các bài học Vật lý 11 Chương 4
Hướng dẫn giải Vật lý 11 Chương 4
Trên đây là tài liệu Ôn tập Vật Lý 11 Chương 4 Từ Trường. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt và hệ thống lại kiến thức Chương 4 hiệu quả hơn. Để thi online và tải file đề thi về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng "Thi Online" hoặc "Tải về". Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !
