OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Ngữ văn 6


Qua bài học giúp các em nắm được nội dung và ý nghĩa của truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Hiểu được tính hấp dẫn của truyện là đặt tình huống gay cấn để làm rõ bản chất, tính cách nhân vật.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Hồ Nguyên Trừng (1374-1446)
  • Tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An
  • Con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt (cùng cha, em và cháu) đem về Trung Quốc
  • Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư.
  • Ông mất tại Trung Quốc.

b. Tác phẩm

  • Thể loại: Truyện trung đại viết bằng chữ Hán.
  • Phương thức chính: Tự sự
  • Xuất xứ: Trích trong "Nam Ông mộng lục"
  • Bố  cục: 3 phần
    • Phần 1. Từ đầu đến….. "Ngài được người đương thời trọng vọng": Giới thiệu Thái y lệnh Phạm  Bân
    • Phần 2. Tiếp theo đến…. "thật xứng với lòng ta mong mỏi": Y đức của Thái y lệnh
    • Phần 3. Còn lại: Hạnh phúc chân chính của bậc lương y.
  • Tóm tắt

Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông “đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức”.

1.2. Đọc – Hiểu văn bản

a. Giới thiệu Thái y lệnh Phạm Bân

  • Lai lịch
    • Cụ tổ bên ngoại của Hồ Nguyên  Trừng, họ Phạm húy là Bân
  • Chức vụ
    • Giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương
  • Hành  động y đức
    • Mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, giúp kẻ tật bệnh cơ khổ
    • Bệnh dầm dề máu mủ cũng không hề né tránh
    • Giúp đỡ kẻ khốn cùng, cứu sống hơn ngàn người

→ Một lương y giỏi, hết lòng vì người bệnh, được người đời trọng vọng.

b. Y đức của Thái y lệnh được thử thách và bộc lộ

  • Tình huống: Có hai người bệnh
    • Một người là quý nhân bị sốt
    • Một người dân thường đang  nguy kịch
  • Lựa chọn
    • Chữa cho người dân thường nguy kịch trước:
      • Làm đúng lương tâm thầy thuốc.
      • Trái với phận làm tôi
      • Tính mạng ông bị đe dọa
    • Nếu chữa cho bậc quý nhân trước
      • Làm tròn bổn phận bề tôi, bảo toàn mạng sống.
      • Làm trái với lương tâm thầy thuốc.

→ Tình huống gay cấn, căng thẳng, thử thách ý đức và bản lĩnh của vị Thái y lệnh.

Người bệnh Tình trạng Lương y họ Phạm
Một người đàn bà dân thường
  • Nguy kịch
    • Máu chảy như xối
    • Mặt mày xanh lét
  • Không chần chừ, quyết ngay một đường: "Bệnh đó không gấp. Nay mạng sống...vương phủ"
  • Đi ngay và cứu được.
Một quý nhân trong cung Bị sốt Sau khi cứu người đàn bà xong mới quay vào cung
  • “Tội tôi xin chịu”

→ Ông sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để cứu người bệnh.

⇒  Cứng cỏi, không sợ quyền uy, không ham danh lợi, giàu bản lĩnh, trí tuệ, khảng khái trung thực, không khéo trong ứng xử.

⇒ Phẩm chất: Giỏi chuyên môn, nhân đức, thương yêu người bệnh, không phân  biệt sang hèn, không sợ quyền uy.

c. Vua Trần Anh Vương

  • Thái độ
    • Lúc đầu quở trách
    • Sau đó hết lòng khen ngợi bậc lương y chân chính đã giỏi về nghề y lại có lòng nhân đức.

→ Là một minh quân sáng suốt, hiểu người hiền, quý trọng điều nhân đức.

  • Thái y lệnh: Kháng chỉ → Không bị xử phạt mà được khen ngợi.

⇒ Đây là thắng lợi vẻ vang của ý đức, của bản lĩnh, của lòng nhân ái và trí tuệ của bậc lương y chân chính.

d. Hạnh phúc chân chính của bậc lương y

  • Sự thành đạt, vinh hiển của con cháu Phạm Bân
  • Sự ca ngợi của người đời.

→ Hạnh phúc của y đức là được đưa tay nghề cứu người, được người đời tôn trọng và là tấm gương cho con cháu noi theo.

  • Tổng kết

    • Nghệ thuật

      • Mang tính chất giáo huấn
      • Cách viết gần với sử.
      • Sáng tạo các sự việc, tình huống gay cấn
      • Xây dựng đối thoại sắc sảo, làm sáng lên chủ đề.
    • Nội dung

      • Ca ngợi Thái y lệnh không những  có tài chữa  bệnh mà còn có tấm  lòng nhân đức
      • Giáo dục lương tâm nghề nghiệp, lòng nhân ái, bản lĩnh, trí tuệ
ADMICRO

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề bài: Nêu cảm nghĩ sau khi học xong tác phẩm "Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng".

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng của tác giả Hồ Nguyên Trừng được viết vào khoảng nửa đầu thế kỉ XV.
  • Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của Thái y lệnh Phạm Bân, một lòng một dạ phục vụ dân nghèo, quên mình để cứu người.

2. Thân bài

a. Công đức to lớn của Thái y lệnh Phạm Bân

  • Ông dốc toàn bộ tâm lực, tiền của để cứu giúp dân nghèo, không tính toán thiệt hơn.
    • Mang tiền của nhà ra mua thóc gạo
    • Tích trữ thuốc tốt để vừa nuôi ăn, vừa chữa bệnh cho họ.
    • Dựng nhà cho bệnh nhân ở.
    • Ai bị bệnh nặng, ông tận tình cứu chữa không lấy tiền.
  • Ông cứu sống hàng ngàn người qua cơn đói kém, dịch bệnh.
  • Tiêu biểu nhất là hành động cứu sống người đàn bà nghèo trước rồi mới chữa bệnh cho quý nhân trong cung vua sau, bất chấp chuyện có thể mất đầu.

b. Ý nghĩa của truyện

  • Phạm Bân là tấm gương sáng Lương y như từ mẫu.
  • Khẳng định y đức là vấn đề quan trọng hàng đầu của người thầy thuốc.

3. Kết bài

  • Truyện mang tính giáo huấn khá rõ, thể hiện qua tính cách nhân vật Phạm Bân.
  • Truyện vừa có nội dung sâu sắc, vừa có giá trị nghệ thuật cao, chứng tỏ năng lực văn chương của tác giả.

Bài văn mẫu

     Trong xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt có hai nghề mà giá trị đạo đức phải đặt lên hàng đầu. Đó là nghề giáo và nghề y. Câu chuyện "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" của Hồ Nguyên Trừng (Con trai vua Hồ Quý Ly), viết vào khoảng nửa đầu thế kỉ XV trên đất Trung Quốc kể về một bậc lương y tinh thông nghề nghiệp và đặc biệt ông rất giàu lòng nhân đạo.

     Câu chuyện ca ngợi phẩm chất cao quý của Thái y lệnh Phạm Bân, ông luôn hết lòng vì dân nghèo, bất chấp uy quyền của vua chúa cũng như sự nguy hiểm đến tính mạng bản thân, quên mình để cứu người.

Truyện gồm ba giai đoạn có liên quan chặt chẽ với nhau làm toát lên chủ đề “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”của truyện. Đoạn đầu câu chuyện giới thiệu về tên tuổi, chức vị, công đức của Thái y Phạm Bân. Đoạn giữa kể về một tình huống gay cấn có tính chất thử thách, qua đó thấy rõ y đức trong nghề của ông. Đoạn cuối nhấn mạnh y đức nghề nghiệp sáng ngời của bậc lương y đã truyền cho con cháu, giúp con cháu giữ vững nghiệp nhà, tiếp tục cứu người, cứu đời.

Công đức của lương y Phạm Bân trong việc cứu người là không thể so sánh với bất kì một giá trị nào, không phải thầy thuốc nào cũng làm được những việc như ông đã làm. Ông đã dốc toàn tâm, toàn ý, toàn lực để chữa bệnh cứu người mà không nề hà, không tính toán thiệt hơn. Phạm Bân đã vơ vét hết tiền của trong nhà ra mua thuốc tốt, tích trữ lương thực để vừa nuôi ăn vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ. Dẫu bệnh nặng đến đâu chăng nữa ông cũng không né tránh. Ông làm nhà cho bệnh nhân ở, chu cấp cơm cháo đầy đủ và chữa bệnh không lấy tiền của những bệnh nhân nghèo, ông đã cứu sống hơn ngàn người trong những năm đói kém, dịch bệnh xảy ra trong cả nước.

Phải nói đến Thầy thuốc giỏi cốt nhấtở tấm lòng,điều làm người ta cảm phục nhất ở ông chính là việc ông đã chống lại lệnh của vua để cứu người đàn bà nghèo khổ mắc bệnh hiểm nghèo đang gặp nguy cấp trước rồi sau đó mới chữa bệnh cho quý nhân trong cung vua.

Mặc cho thái độ tức giận cùng với lời nói có ý đe dọa của quan Trung sứ:

 – Phận làm tôi, sao được như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng?

Đã đẩy lương y Phạm Bân vào một tình huống éo le và khó xử. Đây cũng là một thử thách gay go buộc ông phải có sự lựa chọn đúng đắn giữa việc cứu người dân thường đang gặp nguy cấp, sắp chết với việc thực hiện phận sự của một kẻ bề tôi. Thái độ dứt khoát và cương quyết của ông thể hiện một điều rằng uy quyền vua chúa không thắng nổi y đức của một bậc lương y chân chính như ông, ông không sợ bị giáng tội “phạm thượng”, không màng nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ nghĩ đến trách nhiệm của một người thầy thuốc, ông đã vượt qua thử thách đó một cách nhẹ nhàng.

Phạm Bân không chỉ có trái tim nhân hậu và bản lĩnh cứng cỏi mà còn là một nhân tài rất thông minh trong ứng xử. Ông đã nói:

– Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng may ra thoát.

 Câu nói ấy đã nhấn mạnh đến trách nhiệm nặng nề của người thầy thuốc, khơi dậy tình thương và lòng bao dung của đức vua và tỏ rõ tấm lòng chân thành của một bề tôi. Hàm ý của câu nói: nếu như nhà vua là người có lương tâm, chắc chắn sẽ cảm động mà tha tội ông.

Lúc đầu thấy ông cư xử như thế nhà vua cũng tức giận lắm, nhưng sau khi nghe lý lẽ của Thái y lệnh trình bày thì không những hết giận mà còn ban khen ông. Điều đó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua sáng suốt và nhân đức.Phạm Bân đã lấy tấm lòng chân thành của mình để tấu trình điều hơn lẽ thiệt, từ đó thuyết phục và phân bua cho nhà vua hiểu. Đây là thắng lợi vẻ vang của y đức, của bản lĩnh, trí tuệ và lòng nhân ái ngự trị trong ông.

Kết thúc truyện, tác giả kể về con cháu của Thái y lệnh và sự ngợi khen của người đời đối với gia đình ông. Sự nghiệp của lương y Phạm Bân và con cháu của ông đã chứng minh cho quan niệm “Ở hiền gặp lành” . Tên tuổi của ông còn lưu truyền trong dân gian mãi đến ngày nay.

      Truyện "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" mang tính chất giáo dục khá rõ. Cách viết gần với thể loại kí sự; thiên về ghi chép chuyện người thật việc thật mà không cần thêm thắt vào nội dung câu truyện. Truyện có bố cục chặt chẽ, hợp lí và cách dẫn dắt tạo ấn tượng, gây hứng thú cho người đọc. Tác giả có chọn lọc và nhấn mạnh vào một tình huống gay cấn, là chi tiết có thật để qua đó thể hiện rõ tính cách nhân vật chính, gây ấn tượng khó quên cho người đọc. Khi thể hiện tính cách nhân vật, tác giả còn tạo ra những lời đối thoại sắc sảo, chứa dựng ý nghĩa sâu xa. Do đó, truyện vừa có giá trị nội dung lớn, vừa có giá trị nghệ thuật cao mang lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

ADMICRO

3. Soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Thầy thuốc giởi cốt ở tấm lòng là một câu chuyện được Nguyên Trừng viết vào khoảng đầu thế kỉ XV. Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của Thái y lệnh Phạm Bân, một lòng một dạ phục vụ dân nghèo, quên mình để cứu người. Để nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này, mời các em cùng tham khảo thêm

bài soạn Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Mod Ngữ văn Học247 sẽ bổ sung một số bài văn mẫu về tác phẩm này trong thời gian sớm nhất.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF