OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn bài So sánh (Tiếp theo) - Ngữ văn 6

Banner-Video

Qua bài soạn giúp các em thấy được hai kiểu so sánh cơ bản và xác định được tác dụng chính của so sánh trong câu.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Có hai kiểu so sánh
    • So sánh ngang bằng
    • So sánh không ngang bằng
  • Tác dụng
    • Tác dụng gợi hình, giúp cho việc miều tả sự vật được cụ thể sinh động
    • Tác dụng biểu hiện tư tưởng tình cảm sâu sắc.

2. Soạn bài So sánh (Tiếp theo)

2.1. Các kiểu so sánh

Câu 1. Tìm phép so sánh trong khổ thơ:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chứng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Trần Quốc Minh)

 

  • Khổ thơ trên sử dụng hai phép so sánh.
    • "Chẳng bằng" (mẹ thức): So sánh không ngang bằng
    • "Mẹ " (ngọn gió): So sánh ngang bằng.

Câu 2. Ví dụ tìm thêm về phép so sánh

a. So sánh ngang bằng

Quê hương chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

(Đỗ Trung Quân)

Qua cầu ngả nón trông cầu

Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu.

 

(Ca dao)

Mỗi người tốt một bông hoa đẹp

Cả dân tộc một rừng hoa đẹp.

 

(Hổ Chí Minh)

b. So sánh không ngang bằng

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

(Nguyễn Đình Thi)

 

Đất nước!

Của những người con gái con trai

Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép.

 

(Nam Hà)

2.2. Tác dụng của so sánh

Câu 1. "Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng"... "cỏ xanh mềm mại" (Khái Hưng)

  • Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn văn trên là
    • "Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tựa cành cây rơi cắm phập xuống đất..."
    • "Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không..."
    • "Cả một thời dài dằng dặc của chiếc lá trên cành không bằng mặt vài giây bay lượn..."
    • "Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè".
  • Tác dụng của phép so sánh
    • Đối với miêu tả sự vật: Làm cho hình ảnh những chiếc lá rơi trở nên sinh động, gợi cảm có hồn, có tâm trạng, có cá tính giống như con người.
    • Đối với sự thể hiện tư tưởng tình cảm của người viết: Qua việc diễn tả những chiếc lá rơi người viết đã thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, sự quan sát tinh tế, nhạy cảm, cách so sánh độc đáo.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Chỉ ra các phép so sánh trong những khố thơ dưới đây, cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích.

* Phép so sánh sử dụng trong 3 đoạn thơ

Vế A

(Cái được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ chỉ ý so sánh

Vế B

(Cái dùng để so sánh – cái so sánh)

Ngang bằng

Không ngang bằng

Tâm hồn tôi

 

 

một buổi trưa hè

Con

đi trăm núi ngàn khe

 

Chưa bằng

muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con

đi đánh giặc mười năm

 

chưa bằng

khó nhọc đời bầm sáu mươi

Anh đội viên mơ màng

mơ màng

Như

 

nằm trong giấc mộng

Bóng Bác

cao lồng lộng, ấm

 

hơn

ngọn lửa hồng

* Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của phép so sánh

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

  • Người con phải đi qua “trăm núi ngàn khe”, có nghĩa là phải trải qua muôn nỗi vất vả gian lao, cực nhọc của núi cao, vực sâu đầy nguy hiểm.
  • Nhưng nỗi vất vả đó của người con vẫn không thể bằng nỗi sầu tê tái vì nhớ con, lo cho con và bao nỗi lo toan khác của người mẹ.

Câu 2. Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài “Vượt thác”. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

* Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài "Vượt thác"

  • "Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng".
  • "Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt".
  • "Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc".
  • "Giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh".
  • "Những cây to mọc giữa những bụi cây lúp xúp nom xa như những mụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước".

* Em có thể lựa chọn một trong những so sánh trên mà mình thích nhất, rồi phân tích tác dụng của nó.

  • Ví dụ
    • Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc: Đây là loại so sánh ngang bằng.

→ Tác dụng của nó làm nổi bật sự rắn chắc, gân guốc, mạnh mẽ của thân hình dượng Hương Thư.

Câu 3. Dựa theo bài “Vượt thác” hãy viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ. Trong đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh đã giới thiệu.

  • Yêu cầu đoạn văn
    • Độ dài: 3 → 5 câu (khoảng 6-8 dòng).
    • Sử dụng: Hai loại so sánh ngang bằng và không ngang bằng.
    • Nội dung: Tả cảnh dượng Hương Thư đưa thuyền vượt thác.

Đoạn văn mẫu

Đoạn 1

Phía trước mặt dòng thác hưng dữ như một con beo đang hồng hộc tế lên giận dữ. Dượng Hương Thư gồng mình lên phía trước quặt con thuyền sang phía tay trái. Nước tung ào lên cả mạn thuyền. Một tảng đá nhọn hoắt mặt mày hung dữ đang chực sẵn phía trước để bóp nát con thuyền. “Soạc”, “Soạc” hai chiếc sào cùng cắm xuống một lúc đẩy con thuyền ra xa lách vào đúng kẽ hở giữa hai tảng đá xuôi thẳng. Lũ đá tức tối hậm hực. Thật đúng là mười năm chèo thuyền vùng xuôi không bằng một giờ vượt thác.

Đoạn 2

"Hình ảnh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào" gợi liên tưởng tới một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Đó không chỉ là vẻ đẹp kì diệu, đó còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong thế đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy là biểu hiện rực rỡ của con người trong tư thế ngẩng cao đầu."

(Theo Nguyễn Trọng Hoàn, Đọc văn bản Ngữ văn 6, NXB ĐHSP, 2003)

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng So sánh (Tiếp theo) để củng cố hơn nội dung bài học.

4. Hỏi đáp về bài So sánh (Tiếp theo)

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF