OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả - Ngữ văn 6

Banner-Video

Qua bài soạn giúp các em thấy được vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong một bài văn miêu tả. Bên cạnh đó, bài soạn giúp các em giải quyết các dạng bài tập trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
    • Quan sát giúp chọn những chi tiết nổi bật của đối tượng được miêu tả.
    • Tưởng tượng, so sánh giúp người đọc hình dung được đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
    • Nhận xét giúp người đọc hiểu được tình cảm của người viết.

2. Soạn bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Câu 1. Đọc các đoạn văn trong mục I SGK và trả lời các câu hỏi:

a) Mỗi đoạn văn trên giúp em hình dung được những đặc điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả?

b) Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ờ những từ ngữ và hình ảnh nào? Để viết được các đoạn văn trên, người viết cần có năng lực gì?

c) Hãy tìm những câu vãn có sự liên tưởng và so sánh trong mỗi đoạn. Sự tưởng tượng và so sánh ấy có gì độc đáo?

Gợi ý làm bài

a.

  • Đoạn (1): Đọc đoạn văn ta hình dung được dáng vẻ gầy gò, yếu ớt của Dế Choắt.
  • Đoạn (2): Cho ta hình dung về cảnh bầu trời, sông nước Cà Mau.
  • Đoạn (3): Cho ta hình dung về vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân.

b.

  • Các từ ngữ, hình ảnh chủ yếu thể hiện điều đó là:
    • Đoạn 1: gầy gò, lêu nghêu, ngắn ngủn, bè bè, ...
    • Đoạn 2: bủa giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, tiếng sóng rì rào, cá nước bơi hàng đàn đen trũi, ...
    • Đoạn 3: chim ríu rít, cây gạo sừng sững, hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, chào mào, sáo sậu, sáo đen, ... đàn đàn lũ lũ, ...

→ Người viết cần phải có năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, ví von, ...

c.

  • Có thể tìm những câu như:
    • Ở đoạn (1): ... người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện; mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ, ...
    • Đoạn (2): ... chi chít như mạng nhện, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi, ...
    • Đoạn (3): Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa như hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, ...

→ Sự độc đáo ở đây là tác giả đã gợi được cho người đọc những khám phá bất ngờ, thú vị. Sự vật được miêu tả có hồn và có nét khác biệt.

  • Các hình ảnh so sánh, tưởng tượng, liên tưởng trên đều đặc sắc vì nó thể hiện đúng, rõ hơn về đối tượng và gây bất ngờ, lí thú cho người đọc.
    • Chẳng hạn: So sánh dáng vẻ “gầy gò và dài lêu nghêu” của Dế Choắt với dáng vẻ của “gã nghiện thuốc phiện” đã gợi lên trong người đọc hình ảnh một chú Dế Choắt đi đứng xiêu vẹo, lờ đờ, ngật ngưỡng trông rất bệ rạc

Câu 2.  Đoạn văn sau đây của Đoàn Giỏi đã bị lược đi một số chữ:

Dòng sông Năm Căn mênh mỏng, nước (...) đổ ra biển ngày đêm (...), cá nước bơi hàng đàn đen trũi (...) giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất (...).

Em hãy so sánh với đoạn nguyên văn ở mục 1 đoạn 2 SGK- tr 27 để chỉ ra đoạn này đã bỏ đi những chữ gì? Những chữ bị bỏ đó đã ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này như thế nào?

Gợi ý làm bài

  • Những chữ bị bỏ đi là: "ầm ầm", "như thác", "nhô lên hụp xuống như người bơi ếch như hai dãy trường thành vô tận".
  • Những chữ bị bỏ đi đều là động từ, tính từ, những so sánh, liên tưởng và tưởng tượng, làm cho đoạn văn trở nên chung chung và khô khan, không sinh động, gợi cảm.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1.

a. Điền từ

  • (1) Gương bầu dục
  • (2) Cong cong
  • (3) Lấp ló
  • (4) Cổ kính
  • (5) Xanh um

b.

  • Tác giả đã quan sát từ xa, từ cao để bao quát Hồ Gươm; sau đó nhìn cầu Thê Húc dẫn tới đền Ngọc Sơn.
  • Tác giả dừng lại miêu tả mái đền, gốc đa.
  • Sau đó nhìn xa hơn là Tháp Rùa.
  • Tác giả miêu tả tháp từ cao, xuống tường rêu rồi quan sát gò đất nơi Tháp Rùa đứng.

Câu 2.

  • Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc làm nổi bật thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình rất ương bướng, kiêu căng của Dế Mèn là:
    • Cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được
    • Đầu – to và nổi từng mảng, rất bướng
    • Răng đen nhánh – như hai lưỡi liềm máy
    • Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng; tôi – hãnh diện ... với cặp râu ấy lắm; cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vốt râu.

Câu 3.

  • Tuỳ vào đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn phòng mình đang ở mà mỗi người lại có thể lựa chọn những đặc điểm riêng (của nơi mình ở) để mà miêu tả.
  • Chú ý những điểm nổi bật cần lưu ý là: màu sơn, khung cửa sổ, góc học tập, cách bố trí nội thất trong phòng, ...

Câu 4.

  • Có thể liên tưởng so sánh:
    • Mặt trời với khuôn mặt hồng tươi cười rạng rỡ.
    • Bầu trời trong vắt, bồng bềnh những đám mây hồng.
    • Những hàng cây lặng lẽ nghe chim hót.
    • Núi đồi như thoa son.
    • Những ngôi nhà tranh bốc khói bữa cơm sáng.

Câu 5. Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh một dòng sông hoặc một khu rừng mà em có dịp quan sát (có thể quan sát trực tiếp hay qua truyền hình).

Quê tôi nằm trên một triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè oi ả, cả lũ nhóc chúng tôi lại rủ nhau ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo ngụp lặn, trêu đùa nhau náo loạn cả một khoảng sông. Những ngày đó con sông hiền lắm, cứ lặng lờ trôi. Trên mặt sông, những con sóng nhỏ nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ. Tiếng sóng vỗ ì oạp nghe rất vui tai. Hai bên bờ sông, người giặt giũ, người gánh nước, nói chuyện vui cười nhộn nhịp âm vang. Đẹp nhất trên khúc sông thủa ấy là những đồng ngô nối tiếp, nối tiếp nhau xanh đến ngút ngàn. Tuổi thơ, con sông và cuộc sống với tôi khi ấy thật thanh bình, nên thơ và êm ả biết bao!

(Ngô Tuần)

Các em có thể tham khảo thêm

bài giảng  Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả để củng cố hơn nội dung bài học.

4. Hỏi đáp về bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF