OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn bài Đeo nhạc cho mèo - Ngữ văn 6

Banner-Video

Hướng dẫn soạn bài Đeo nhạc cho mèo giúp các em thấy được nội dung và bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo. Đồng thời, bài soạn giúp các em giải quyết các dạng câu hỏi trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Chúc các em có bước soạn bài thật tốt để thuận lợi và dễ dàng hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng trên lớp hiệu quả.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài 

1.1. Bài học

  • Sáng kiến phải có tính thực tiễn và khả thi.
  • Một kế hoạch tốt phải có điều kiện thực hiện, người thực hiện là rất quan trọng.
  • Những việc tập thể phải do nhiều người quyết định, để 1 người thao túng => dễ đi đến quyết định ảo tưởng, điên rồ.

1.2. Ý nghĩa

  • Truyện vừa có ý nghĩa giáo dục con người khi muốn làm điều gì đó cần có kế hoạch và sẵn sang làm tới cùng không như lũ chuột kia chỉ đặt mục tiêu trên lý thuyết còn thực hành thì không làm được gì, chúng đã nhằm tố cáo cái bọn chỉ nói viễn vông.
  • Không làm được điều gì nhưng lại to giọng và tỏ ra rằng mình là người hiểu biết, và có ý nghĩa phê phán những thành phần người như vậy trong xã hội.

2. Soạn bài Đeo nhạc cho mèo

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Tóm tắt câu chuyện?

  • Từ xưa, chuột luôn bị mèo ăn thịt. Vì muốn bảo vệ nòi giống, Chuột Cống đưa ra sáng kiến đeo nhạc cho mèo và cả làng ai cũng tán thành. Đến khi thực hiện kế hoạch thì không một ai chịu làm, chỉ có mỗi chuột Chù vì không có lí do chối từ nên phải đi. Nhưng khi chuột Chù vừa tới gần thì bị mèo giơ móng vuốt dọa nạt nên đã chạy về báo cho cả làng. Từ đó về sau không một ai dám nghĩ đến việc đeo nhạc cho mèo nữa.

Câu 2: Sự đối lập giữa cảnh họp lúc đầu và lúc cử người đeo nhạc? Ý nghĩa của các chi tiết đó?

  • Cảnh họp lúc đầu: đông đủ và khí thế không thiếu một ai.
  • Lúc cử người đi đeo nhạc: không khí chùng xuống hẳn, căng thẳng, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, viện cớ để chối bỏ việc nguy hiểm.
  • Ý nghĩ của các chi tiết: chứng tỏ sự hèn nhát của làng chuột, tính chất viễn vông của sáng kiến và đồng thời tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.

Câu 3: Nhận xét về việc tả các loài chuột? Mỗi loại chuột trong truyện tương ứng với những loại người nào trong xã hội?

  • Việc tả các loài chuột trong truyện rất sinh động, cụ thể.
  • Mỗi loại chuột đại diện cho:
    • Chuột Cống: kẻ có vai vế, chức sắc, có chút chữ nghĩa.
    • Chuột Nhắt: kẻ có chức sắc ngồi ghế trên.
    • Chuột Chù: những người đầy tớ, thấp cổ bé họng, thường bị bọn chức sắc bắt nạt.

Câu 4: Trong cuộc họp mỗi loại chuột được phân công việc như thế nào?

  • Trong cuộc họp:
    • Ông Cống là người có quyền xướng việc và sai khiến.
    • Anh Nhắt tự cho mình cái quyền không phải làm việc nặng nhọc.
    • Anh Chù là kẻ cùng đinh dưới cùng của xã hội nên phải gánh vác việc nguy hiểm.

Câu 5: Ý nghĩa của câu chuyện?

  • Sáng kiến phải có tính khả thi và thực tiễn.
  • Một kế hoạch tốt là phải có điều kiện và người thực hiện.
  • Việc tập thể phải do nhiều người cùng bàn bạc và quyết định, nếu tập thể có người thao túng thì sẽ dẫn tới quyết định ảo tưởng, điên rồ.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Tóm tắt

  • Từ xưa, mèo luôn ăn chuột, nên làng chuột họp tìm cách chống mèo.
  • Chuột Cống đưa ra sáng kiến đeo nhạc cho mèo và được cả làng tán thành, nhưng khi tìm người thực hiện ai cũng từ chối.  Chuột Cống, chuột Nhắt đều thoái thác, cuối cùng chuột Chù phải đi.
  • Chuột Chù đến gần mèo, bị mèo dọa sợ, vội vứt cái nhạc bỏ chạy về báo cho cả làng
  • Cả làng sợ và bỏ chạy, không ai hỏi đến cái nhạc nữa.

Câu 2. Sự đối lập

Cảnh họp lúc đầu

Lúc cử người đeo nhạc

  • Đông đủ và khí thế, không thiếu ai.
  • Tất cả đều phấn chấn “dẩu mõm, quật đuôi”, thống nhất cao, “lao xao, hớn hở”.
  • Không khí chùng hẳn xuống, căng thẳng : “hội đồng im phăng phắc…”
  • Đùn đẩy nhau, viện cớ, thoái thác việc nguy hiểm.
  • Ý nghĩa các chi tiết
    • Chứng tỏ sự hèn nhát của làng chuột, tính chất viển vông của sáng kiến.
    • Tăng sức hấp dẫn cho câu truyện.

Câu 3.

  • Việc tả các loài chuột: rất sinh động, cụ thể, phù hợp với từng loài.
    • Những loại chuột chỉ là những loài chuyên đi gặm nhấm và có những hành động xấu xa phá hoại mùa màng không làm được điều gì tốt, ở đây câu chuyện này nhằm ví loại chuột là những tên quan lại, bán nước hại dân áp bức bóc lột nhân dân.
    • Mèo đại diện cho chính nghĩa nó sẽ tiêu diệt những bọn cặn bã này để có được sự bình yên trong dân chúng.
    • Câu chuyện trên vừa tạo nên những tiếng cười sảng khoái vừa có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc nó tạo nên một quy luật chung và có ý nghĩa răn đe giáo dục con người.
    • Ở đây truyện ngụ ngôn có ý nghĩa như một lời giáo dục và ý thức con người, qua bài này chúng ta nên phê phán lũ chuột hèn nhát và xấu xa.
  • Mỗi loại chuột tương ứng với một loại người trong làng
    • Cống: Rung rinh béo tốt, lên giọng → Kẻ có vai vế, chức sắc, có chút chữ nghĩa, chuyên “ăn trên ngồi trốc”.
    • Nhắt: Láu lỉnh, nhanh nhẩu → Kẻ có chức sắc ngồi chiếu trên, “dở ông dở thằng”
    • Chù: Thật thà, chất phác → Những người đầy tớ, thấp cổ bé họng, thường bị bọn chức sắc bắt nạt.

Câu 4.

  • Trong cuộc họp làng chuột
    • Người có quyền khởi xướng và sai khiến làm việc: Người có địa vị, vai vế như ông Cống.
    • Những việc khó khăn, nguy hiểm: Đùn đẩy một lúc

→ Tới tay những người thấp cổ bé họng, không địa vị như chuột Chù.

⇒ Phê phán những ý tưởng viển vông, hão huyền và đạo đức giả của những kẻ chop bu của làng.

Câu 5. Bài học

  • Sáng kiến phải có tính thực tiễn và khả thi.
  • Một kế hoạch tốt phải có điều kiện thực hiện, người thực hiện là rất quan trọng.
  • Những việc tập thể phải do nhiều người quyết định, để 1 người thao túng => dễ đi đến quyết định ảo tưởng, điên rồ.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Đeo nhạc cho mèo. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Đeo nhạc cho mèo.      

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Phân tích, đánh giá tính cách chuột Cống trong truyện "Đeo nhạc cho mèo".

  • Trong làng chuột, chuột Cống được xếp vào bậc trưởng thượng, ngồi ngất ngưởng chiếu trên. Vì thế mà chương trình nghị sự bàn chuyện đeo nhạc cho mèo do ông Cống khởi xướng và trình bày.
    • Họ hàng nhà chuột cứ nghĩ đó là một cao kiến có thể cứu cả dòng tộc khỏi cái nỗi sợ hãi tồn tại bấy lâu nay. Nhưng thật không ngờ, đến ngày phân công người đi đeo nhạc cho mèo, ông Cống mới lộ rõ bộ mặt nhút nhát của mình.
    • Cống tự cho mình là bậc trưởng thượng trong làng nên cái việc nhỏ nhoi kia chẳng xứng chút nào với cái danh hiệu cao quý mà ta đây hiện có (một cách trốn tránh trách nhiệm rất gian ngoan của những kẻ có quyền thế).
    • Thế là cuối cùng, trách nhiệm nặng nề lại đặt lên đôi vai của những kẻ cùng đinh.
  • Từ những phân tích trên đây, có thể thấy chuột Cống là kẻ thích huyênh hoang nhưng lại là một tên nhút nhát.
  • Chuột Cống đại diện cho những kẻ chức sắc trong làng xã ngày xưa (gian ngoan và xảo trá).

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Đeo nhạc cho mèo

Đeo nhạc cho mèo là một câu chuyện mang tính hài hước, nhưng cũng không kém phần ý nghĩa. Câu chuyện kể về một làng chuột bàn nhau đeo nhạc cho mèo để tránh sự diệt chủng. Để định đúng hướng cần phân tích hay kể lại câu chuyện theo đún yêu cầu của đề bài, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về văn bản Đeo nhạc cho mèo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

 

OFF