OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) - Ngữ văn 6


Qua bài học giúp các em củng cố và tiếp tục hoàn thiện kiến thức, kĩ năng sử dụng dấu phẩy đã học ở bậc Tiểu học.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Công dụng

a. Xét ví dụ

a) Vừa lúc đó sứ giả đem ngựa sắt roi sắt áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ.

(Theo Thánh Gióng)

b) Suốt một đời người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay tre với mình sống chết có nhau chung thủy.

(Theo Thép Mới)

c) Nước bị cản văng bọt tứ tung thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống.

(Theo Võ Quảng)

b. Nhận xét

  • Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu.
  • Giữa các thành phần phụ của câu với CN, VN (a)
  • Giữa các từ có cùng chức vụ trong câu (a).
  • Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích với nó (b).
  • Giữa các vế của một câu ghép.

c. Ghi nhớ

  • Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thể là:
    • ​Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ;
    • Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu;
    • Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó;
    • Giữa các vế của một câu ghép.

1.2. Chữa một số lỗi thường gặp

a. Xét ví dụ

a) Chào mào sáo sậu sáo đen... Đàn đàn lũ lũ bay đi bay về lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau trò chuyện trêu ghẹo và tranh cãi nhau ồn mà vui không thể tưởng được.

(Theo Vũ Tú Nam)

b) Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én.

(Theo Ma Văn Kháng)

b. Nhận xét

  • Nếu như dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than là các loại dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu thì dấu phẩy dùng trong nội bộ câu. Dấu phẩy có vai trò rất quan trọng trong việc phân tách các ý nhỏ trong câu, giúp người đọc dễ theo dõi, lĩnh hội nội dung thông báo của câu.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1. Dưới đây là những câu chép lại từ một số tác phẩm văn học, nhưng thiếu hoàn toàn các dấu phẩy. Em hãy đặt các dấu phẩy vào đúng chỗ của nó.

Ngày nào cũng vậy suốt buổi tôi chui vào trong cùng hang hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn làm thành cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng biết lo xa như các cụ già trong họ dế tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt những cửa sau những ngách thượng phòng khi gặp nguy hiểm có thể thoát thân ra lối khác được. Chập tối tôi tạm nghỉ tay và ra đứng ngoài cửa họp cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. 

(Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài)

Gợi ý:

Ngày nào cũng vậy, suốt buổi, tôi chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn, làm thành cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng biết lo xa như các cụ già trong họ dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được. Chập tối, tôi tạm nghỉ tay và ra đứng ngoài cửa, họp cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. 

(Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài)

ADMICRO

3. Soạn bài Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)

Để nắm vững nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy).

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF