OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Luyện tập kể chuyện tưởng tượng - Ngữ văn 6


Qua bài học giúp các em giải quyết một số đề bài tập tự sự tưởng tượng sáng tạo. Tự làm được dàn bài cho bài tưởng tượng, rèn luyện kỹ năng tưởng tượng.

 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn luyện kiến thức

a. Khái niệm truyện tưởng tượng

  • Hãy đọc kĩ và so sánh hai đề văn sau
    • Đề 1: Sau nhiều năm sống xa quê giờ em mới có dịp trở về. Hãy kể về những đổi mới ở quê em.
    • Đề 2: Hãy tưởng tượng và kể lại những đổi mới của quê em sau mười năm nữa.
Phân biệt Đề 1 Đề 2
Giống nhau Đều kể về sự đổi mới của quê em
Khác nhau Thuộc kiểu đề kể chuyện đời thường Thuộc kiểu đề kể chuyện tưởng tượng.

b. Kết luận

→ Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.

1.2. Đề bài luyện tập

a. Phân tích đề

  • Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
  • Tìm hiểu đề bài
    • Thể loại: Kể chuyện tưởng tượng
    • Nhân vật kể chuyện: Em (ngôi thứ nhất)
    • Chủ đề: Chuyến thăm trường sau 10 năm xa cách
    • Nội dung: Chuyến về thăm trường cũ sau mười năm nữa.
      • Sự thay đổi: con người, cảnh vật…
      • Cảm xúc, tâm trạng của em
        • Khi chia tay
        • Trước khi về thăm trường
        • Trong khi về thăm trường
    • Lưu ý: không được tưởng tượng viễn vông, lung tung mà phải dựa vào cơ sở thực tế.
  • Lập dàn bài
    • Mở bài
      • Thời gian về thăm trường.
      • Lý do về thăm trường sau 10 năm xa cách (Nhân dịp nào: Lễ khai giảng? Lễ 20/11...)
    • Thân bài
      • Trước khi về thăm trường (Miêu tả tâm trạng: Bồn chồn, náo nức...)
      • Đến thăm trường
        • Thay đổi
          • Quan cảnh chung khuôn viên trường, lớp, thầy cô, bạn bè…
        • Những gì còn lưu lại?
        • Gặp thầy cô, bạn bè cũ (nếu có)
        • Những kỉ niệm hoc trò.
  • Kết bài
    • Cảm xúc khi chia tay.

b. Luyện viết bài văn kể chuyện tưởng tượng

Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.

Bài văn mẫu

Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thành sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cu thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.

Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Xe tôi chạy chầm chậm trên con đường nhỏ. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây cao và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS Nguyễn Du... Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.

Bước vào sân trường sự thay đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một ngôi nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp: Lan, Hồng, Thắng mỏ vịt,... Ngày ấy, cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây xà cừ vẫn còn đó nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây đã mờ dần theo năm tháng.

Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc "Cây kỉ niệm lớp... khoá...".

Sân trường đang giờ học, im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm âm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô cùng các bạn dâng ngập hồn tôi. Từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Nhung dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cộ đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một sô' bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đến khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.

Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá chỉ thích chơi thôi. Giờ đây trưởng thành tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.

Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dạy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:

-  Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?

Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:

-  Em là...

-  Em là Lan học sinh lớp 6C2, khoá học cách đây mười năm rồi thưa cô.

Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đến lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn

lại gương mặt cô. Năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả các học sinh.

Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ. Đi bên cô, tôi thấy mình như nhỏ lại, như được trở về tuổi học trò thơ ngây. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:

-  Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu hết nhưng cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.

-  Cô ơi, ngày đó chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.

Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười nhân hậu:

-   Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.

ADMICRO
ADMICRO

2. Soạn bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

 Để dễ dàng lập được dàn bài cho bài tưởng tượng, rèn luyện kỹ năng tưởng tượng, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Luyện tập kể chuyện tưởng tượng.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF