OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Cụm danh từ - Ngữ văn 6


Qua bài học giúp các em hiểu được đặc điểm của cụm danh từcấu tạo cụm danh từ. Rèn kĩ năng nhận biết cụm danh từ trong đoạn văn, câu văn.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Cụm danh từ là gì?

a. Khái niệm

  • Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
  • Ví dụ: Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển (Ông lão đánh cá và con cá vàng)
    • Cụm danh từ
      • "Ngày xưa"
      • "Có hai vợ chồng ông lão đánh cá"
      • "Túp lều nát trên bờ biển"
    • Phân tích
      • Từ "xưa" bổ nghĩa cho từ "ngày".
      • Từ "hai" và cụm từ "ông lão đánh cá" bổ nghĩa cho từ "vợ chồng".
      • Cụm từ "nát trên bờ biển" bổ nghĩa cho từ "túp lều".

b. Đặc điểm

  • Xét ví dụ

Danh từ

Cụm danh từ So sánh
Túp lều Một túp lều Rõ về số lượng
Một túp lều nát Số lượng + tính chất
Một túp lều nát trên bờ biển Số lượng + tính chất + vị trí
Cấu tạo của cụm danh từ phức tạp hơn cấu tạo của danh từ Nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa của danh từ
  • So sánh danh từ và cụm danh từ
Giống nhau Đều có danh từ
Khác nhau Danh từ Cụm danh từ
Ý nghĩa: chung chung Ý nghĩa: Đầy đủ, cụ thể
Cấu tạo: Đơn giản Cấu tạo: Phức tạp

c. Chức năng

  • Xét ví dụ: Cho cụm danh từ "học sinh lớp 6B"
    • Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp
      • Cô giáo/ tuyên dương những học sinh lớp 6B →  Cụm danh từ làm phụ ngữ
      • Đó là những học sinh lớp 6B → Cụm danh từ làm vị ngữ
      • Tất cả học sinh lớp 6B/ đang chăm chú nghe giảng → Cụm danh từ làm chủ ngữ
  • Kết luận
    • Cụm danh từ hoạt động trong câu giống như một danh từ, có thể làm
      • Chủ ngữ
      • Vị ngữ (Khi làm vị ngữ phải có từ "là" đứng trước).
      • Phụ ngữ...

1.2. Cấu tạo của cụm danh từ

a. Xét ví dụ

Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

(Em bé thông minh)

  • Cụm danh từ
    • "Làng ấy"
    • "Ba thúng gạo nếp"
    • "Ba con trâu"
    • "Ba con trâu đực"
    • "Chín con"
    • "Năm sau"
    • "Cả làng"

b. Nhận xét

  • Phụ ngữ đứng trước
    • Có 2 loại
      • Tổng lượng: Cả
      • Số lượng: Ba
  • Phụ ngữ đứng sau
    • Có 2 loại
      • Đặc điểm, tính chất: nếp, đực, sau
      • Vị trí: Ấy

c. Mô hình cụm danh từ đầy đủ

Phần trước Phần trung tâm Phần sau
t2 t1 T1 T2 s1 s2
Tổng lượng Số lượng Danh từ chỉ đơn vị Danh từ chỉ đối tượng Đặc điểm và tính chất Vị trí
Toàn thể, tất cả, toàn bộ, hết thay... Mọi, các, những, mỗi, hai, ba...      

Này, ấy, kia, nọ...

 

 

Phần trước Phần trung tâm Phần sau
t2 t1 T1 T2 s1 s2
    Danh từ chỉ đơn vị Danh từ chỉ đối tượng Đặc điểm và tính chất Vị trí
      Làng   Ấy
  Ba thúng gạo nếp  
  Ba con trâu đực  
  Ba con trâu   Ấy
  Chín con   Năm sau
Cả       Làng  

d. Mô hình cấu tạo cụm danh từ

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

T2

(Phụ ngữ trước)

T1 TT1 TT2 S1

S2

(Phụ ngữ sau)

Tất cả

những

Em

Học sinh

Chăm ngoan

ấy

Bổ nghĩa cho danh từ về số và lượng Danh từ chỉ đơn vị Danh từ chỉ sự vật Nêu đặc điểm của sự vật Xác định vị trí của sựu vật trong không gian và thời gian
  • Lưu ý: Có thể cụm danh từ chỉ bao gồm: phần trước và trung tâm hoặc phần trung tâm và phần sau.
  • Tổng kết:

    • Kiến thức:
      • Giúp HS hiểu đặc điểm của cụm danh từ; cấu tạo của phần trung tâm, phần trước và phần sau.
    • Thái độ:
      • Có ý thức dùng cụm danh từ chính xác.
    • Kỹ năng:
      • Rèn luyện kĩ năng nhận biết và phân tích cấu tạo của cụm danh từ trong câu, đặt câu với cụm danh từ.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Ví dụ: 

Đề bài: Viết một đoạn văn (nội dung tự chọn )trong đó có sử dụng cụm danh từ.

1. Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá, để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thoả thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.

2. Nam Á là một khu vực có địa hình gồm 3 miền cơ bản. Ở phía Bắc với dãy núi Hi - ma - lay - a hùng vĩ, tạo nên khung cảnh tuyệt vời như bức tranh sơn thủy hữu tình tràn ngập ánh sáng cho nơi đây, thứ ánh sáng huyền ảo trên đỉnh Ê - vơ - ret tràn xuống các làng quê dưới chân núi như một sự ban tặng vô điều kiện. Phía Nam là cao nguyên Đê - can - một cao nguyên thấp, tương đối bằng phẳng. Hai bên rìa Tây và Đông có hai dãy Gát Tây và Gát Đông, đúng như tên gọi, 2 dãy núi này bị cắt xẻ và không bằng phẳng chút nào. Nằm giữa chân núi Hi - ma - lay - a và cao nguyên Đê - can là đồng bằng Ấn - Hằng - một đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu. Nhưng thật tiếc, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp này lại thiếu những miền trung du uốn lượn như Phú thọ xanh ngàn với miền trung du trải rộng bát ngát ở Việt Nam.

ADMICRO

3. Soạn bài Cụm danh từ

Để củng cố và hệ thống hóa kiến thức phần tiếng Việt, các em có thể tham khảo thêm
Soạn bài Cụm danh từ.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF