OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Kích thước quần thể có thể được xác định bằng phương pháp bắt thả của Seber 1982, theo đó trong lần bắt thứ nhất, các cá thể bị bắt được đánh dấu lại rồi thả về với môi trường của chúng.

Sau 1 khoảng thời gian ngắn, người ta quay lại và tiến hành bắt lần 2. Dựa trên số lượng cá thể bị bắt ở lần 1 (và bị đánh dấu), số lượng cá thể bị bắt ở lần 2 (gồm các cá thể đã bị đánh dấu - bắt ở lần 1 và các cá thể chưa bị đánh dấu) người ta có thể tìm ra kích thước quần thể.

Một nhà sinh thái học nghiên cứu số lượng của một loài động vật tại một khu vực bằng phương pháp này. Trong lần bắt đầu tiên ông thu được 8 cá thể, sau vài ngày ông quay lại và bắt lần thứ 2 và thu được 11 cá thể. Sau khi tính toán, ông cho rằng quần thể này có khoảng 35 cá thể. Khoảng cách giữa 2 lần bắt là ngắn, không đủ cho số lượng cá thể thay đổi. Số lượng cá thể bị bắt xuất hiện ở cả hai lần bắt là:

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

  bởi Truc Ly 29/06/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Ta có công thức: \(N = \frac{{(M + 1)(C + 1)}}{{R + 1}} - 1\)

    N là số cá thể của quần thể ở thời điểm đánh dấu

    M là số cá thể đánh dấu ở lần 1

    C là số cá thể đánh dấu ở lần 2

    R là số cá thể xuất hiện ở cả 2 lần bắt

    Theo bài → \(\frac{{(8 + 1)(11 + 1)}}{{R + 1}} - 1 = 35\) → R = 2

      bởi Nguyễn Anh Hưng 29/06/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF