OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hướng dẫn soạn Ngôi kể trong văn tự sự

CHUẨN BỊ HỘI GIẢNG NGỮ VĂN TRƯỜNG THCS PHẢ LẠI

I-Nắm chắc kiến thức,ghi nhớ của bài tập làm văn trước.

II-Đọc trước bài mới.

III-Soạn bài trước.

Gợi ý:Bài cần soạn và đọc trước là bài"Ngôi kể trong văn tự sự".

Cố giúp mình nghe!!!!Mai lớp mình hội giảng rồi!khocroieoeo

  bởi Long lanh 13/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • Soạn bài: Ngôi kể trong văn tự sự

    I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự

    a. Đoạn (1) kể theo ngôi thứ ba. Vì các nhân vật đều được gọi bằng tên của họ, người kể giấu mình đi.

    b. Đoạn (2) kể theo ngôi thứ nhất. Vì người kể là nhân vật xưng "tôi" - Dế Mèn

    c. Người kể xưng "tôi" là nhân vật Dế Mèn, không phải tác giả Tô Hoài mặc dù để kể được tác giả đã phải hoá thân vào "tôi"- Dế Mèn

    d. Ngôi kể thứ ba ở đoạn văn (1) cho phép người kể tự do hơn trong việc chứng kiến, biết và kể lại mọi chuyện. Ngôi kể thứ nhất (tôi) trong đoạn văn (2) không thể tự do như ngôi kể thứ ba, người kể dưới hình thức nhân xưng "tôi"chỉ kể những gì "tôi"biết, "tôi"chứng kiến, nghĩa là không thể kể những gì mà Dế Mèn không biết.

    đ. Lời kể trong đoạn văn (2) mang tính tự truyện, nhân vật tự kể về mình, nếu thay bằng ngôi kể thứ ba sẽ không ảnh hưởng nhiều đến câu chuyện, nhưng sẽ làm giảm đi màu sắc cá thể của câu chuyện. Kể theo ngôi thứ nhất, mọi thứ đều được quan sát, kể lại bằng con mắt của Dế Mèn, in đậm cá tính của Dế Mèn.

    e. Không thể đổi ngôi được vì ở ngôi thứ 3 sự việc mới được kể nhiều không hạn chế và rất tự do. Người kể chuyện dường như biết hết và kiểm soát các việc.

    Các bạn xem giúp mình có đúng không nha!!!!ok

      bởi Hiếu Trần 13/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự

    1. Đọc đoạn văn

    a, Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ ba, bởi người kể chuyện không xưng tôi.

    b, Đoạn 2 được kể theo ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi.

    c, Người kể chuyện trong đoạn 2, là nhân vật Dế Mèn

    d, Ngôi kể thứ ba có thể kể tự do, không bị hạn chế. Ngôi kể thứ nhất chỉ được kể những gì mình biết và trải qua.

    đ, Nếu đổi ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba thì đoạn văn mất đi tính trung thực.

    e. Không thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất xưng tôi bởi nếu xưng tôi kể chuyện, câu chuyện sẽ bị hạn định điểm nhìn.

    II. LUYỆN TẬP

    Bài 1 (trang 89 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Ngày nào cũng vậy, suốt buổi Dế Mèn chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét cái ổ lớn thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng nhà dế, Dế Mèn đào hang sâu làm hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng… lối khác được.

    Bài 2 (trang 98 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    - Chuyển từ ơ “Thanh” (tên nhân vật) và từ “chàng” thành “tôi”

    - Đoạn văn: Một cái bóng lẹ làng từ trong vút ra, rơi xuống mặt bàn. Tôi đang định thần nhìn rõ: con mèo già của ba chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép vào chân vào mình khẽ phây phẩy cái đuôi, rồi hau mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Tôi mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo.

    Bài 3 (trang 90 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    - “Cây bút thần” được kể theo ngôi thứ ba, gọi tên sự vật cần kể.

    - Dùng ngôi kể thứ ba giúp truyện:

         + Thuật chân thực khách quan sự việc diễn ra

         + Bộc lộ thái độ của mình một cách cụ thể rõ ràng với từng nhân vật, từng sự việc nêu ra trong truyện kể.

    Bài 4 (trang 91 skg ngữ văn 6 tập 1)

    Ở các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta thường kể theo ngôi thứ ba, vì:

    - Truyện kể với nhiều nhân vật khác nhau, mỗi nhân vật tham gia vào một sự kiện nên người kể không thể nào hóa thân vào ngôi thứ nhất.

    - Truyện diễn ra ở nhiều không gian khác nhau, người kể phải có mặt trong tất cả các không gian đó mới đủ “tư cách” kể.

    - Truyện từ xa xưa trong quá khứ hàng trăm năm, nghìn năm nên không dễ gì nhân vật người kể lại hiện hữu trong truyện kể.

    Bài 5 (Trang 90 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Khi viết thư em thường sử dụng ngôi kể thứ nhất

    - Xưng cháu, em, mình... tùy thuộc vào mối quan hệ với người nhận.

    Bài 6 (trang 90 sgk ngữ văn 6 tập 1)

      bởi Lê Trần Khả Hân 22/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF