OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Chia sẻ với người thân về cảm giác bị/được so sanh với người khác

Chia sẻ với người thân về cảm giác bị /được so sánh với người khác

  bởi Nguyễn Minh Minh 10/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • Những ai từng bị bố mẹ mang ra so sánh với người giỏi hơn, rồi lấy người khác ra làm gương đều có thể hiểu rất rõ cảm giác khó chịu, bực bội khi bị như vậy. Tôi cũng vậy, nhưng trường hợp của tôi “khủng khiếp” hơn rất nhiều bởi chuyện bị so sánh đối với tôi bây giờ còn nhiều hơn cả cơm bữa. Nó khiến tôi phát điên và ám ảnh tôi tới mức lúc nào cũng nghĩ đến, thậm chí còn không muốn về nhà, không muốn gặp bố mẹ để thoát khỏi cảnh này.

    Tôi là con một trong gia đình. Bố tôi làm trưởng phòng trong một công ty Nhà nước còn mẹ là giáo viên trường cấp 3. Cả bố và mẹ tôi đều có quan điểm sống theo phong cách truyền thống. Ngay từ lúc tôi còn bé, bố mẹ tôi lúc nào cũng đòi hỏi tôi phải ngoan ngoãn, học giỏi, không được để thua kém bạn bè, mà đáng ghét là không được thua kém cả những anh, những chị, bạn của nhà nào nào quen với bố mẹ tôi. Những câu như: "con bác A vừa thi đi thi học sinh giỏi thành phố, ngoan thế cơ chứ" hay "con cô B năm nay đứng đầu lớp, nhà người ta khó khăn thế mà sao đẻ được đứa con giỏi vậy, chả bù nhà mình..." Mà toàn những người ở đâu đâu mà tôi chẳng biết là ai. Tôi không thể hiểu nổi bố mẹ mình nữa.

    Mặc dù chán ngắt việc học nhưng tôi vẫn phải cố gắng để không khiến bố mẹ "mang tiếng" theo như lời dạy của mọi người. Nhưng như thế vẫn chưa đủ với bố mẹ. Còn nhớ hồi học cấp 1, tôi đứng thứ 5 trong toàn trường, tôi về khoe với mẹ thì thay vì nhận được lời khen thưởng, mẹ tôi lại quay ra kêu: "Suốt ngày chỉ có ăn với học mà đứng hạng 5 là còn thấp đấy!". Rồi nếu đi gặp bạn bè, người thân, có ai hỏi về tôi, mẹ tôi đều lôi đủ mọi thói hư tật xấu của tôi ra chê bai: "Em chẳng bắt nó làm gì, chỉ có học thôi." rồi "Nó học hành gì đâu, suốt ngày chỉ thích xem tivi với chơi"... Nhiều lúc tôi tủi thân lắm, chẳng nhẽ bao nhiêu nỗ lực của tôi không đáng được một câu khen của bố mẹ à?

    Điển hình nhất là đợt thi Đại học năm ngoái, tôi suốt ngày phải nghe bài ca về anh thủ khoa trường Y: “Nhà thì nghèo, bố mẹ chỉ làm nông dân, không được đi học thêm, toàn phải tự học… Thế mà vẫn đỗ thủ khoa trường Y, lại còn đỗ cả Dược nữa. Đấy, mày không lấy nó mà làm gương. Được bố mẹ cho ăn học đàng hoàng, tử tế như thế này mà không làm được bằng nó thì bố mẹ thất vọng lắm con ạ!”. Suốt một học kỳ, ngày nào bố mẹ tôi nói về cái anh này y như bài ca về một vĩ nhân nào đấy trong khi tôi còn chẳng biết anh ta là ai. Không phải là tôi ghen tị hay ghét gì anh này, nhưng tại bố mẹ tôi nói quá nhiều và mang ra so sánh, bắt tôi phải được thế này, được thế kia, đâm ra tôi ghét lây sang cả cái anh thủ khoa ấy. Phải chi mà anh không giỏi như thế, chắc tôi đã chẳng phải nghe ca thán suốt ngày như thế này.

    Tình cờ, năm nay tôi lại học cùng lớp với thằng N. con cô giúp việc hay đến dọn dẹp nhà tôi. Biết nó vốn chăm chỉ, chịu khó, lại là đứa học giỏi từ bé nên ngay từ đầu mẹ tôi đã “dằn mặt” tôi là phải thật chăm chỉ, cố gắng học hành, đừng có mà để nó vượt mặt… Lần nào có bài kiểm tra, mẹ tôi cũng hỏi cô giúp việc xem thằng N. được bao nhiêu điểm rồi mang ra so với điểm của tôi. Nếu lần nào tôi may mắn hơn hoặc bằng điểm nó thì cũng chỉ nhận được cái gật đầu của mẹ. Thế nhưng những môn tôi mà bị điểm thấp hơn thằng N. thì đúng là ác mộng. Mẹ tôi lên phòng ngồi ca một bài suốt một buổi tối hôm ấy, không để cho tôi mở miệng ra nói câu nào. Đến cuối kỳ, mẹ tôi còn xin bảng điểm của nó về để so sánh từng môn giữa tôi với nó. Chỉ cần có một môn thấp hơn là mẹ tôi đã mắng mỏ tôi là suốt ngày chỉ ăn với học mà không nên hồn, lại còn để điểm thấp hơn cả con cô giúp việc… Cứ bị so sánh với thằng N. như thế, tôi đâm ra ghét nó kinh khủng, chỉ nhìn thấy mặt thôi đã tức rồi. Lần trước, lúc kiểm tra 15 phút môn tiếng Anh, nghĩ thế nào, lúc nộp bài, tôi giả vờ nộp hộ nó rồi bí mật giấu lại bài nó đi. Lúc trả bài, thằng N. không có bài. Cô giáo và lớp trưởng điều tra và đã tìm ra tôi chính là “thủ phạm” giấu bài kiểm tra của nó. Thế là tôi bị kỷ luật, không những bị phạt lại còn phải mời bố mẹ lên gặp giáo viên chủ nhiệm. Hôm trước, lúc mẹ tôi lên trường gặp cô giáo vì chuyện tôi bị kỷ luật, tôi sợ quá nên trốn sang nhà bà ngoại từ sáng. Đến tối hôm ấy, mẹ tôi đã sang tận nơi và nói tôi một trận không ra gì. Mẹ tôi nói là cho tôi ăn học tử tế như thế, chiều chuộng, không để tôi thua kém ai, không tiếc con cái thứ gì mà có mỗi việc ăn với học thôi cũng không nên hồn lại còn đi gây chuyện. Rồi thì tôi đã làm bố mẹ thất vọng, làm bố mẹ xấu hổ với bao nhiêu người… Thật sự, lúc ấy tôi chẳng có chút gì là hối hận vì lỗi lầm mình đã gây ra mà tôi chỉ tức vì cứ bị so sánh.

    Tôi cũng biết là việc bố mẹ so sánh mình với người khác, rồi lấy người ta ra làm gương cũng chỉ là muốn con mình phấn đấu tốt hơn. Thế nhưng bị một vài lần thì không nói làm gì, đằng này đối với tôi nó còn nhiều hơn cả ăn cơm. Sao bố mẹ tôi không nghĩ đến cảm giác của con mình? Tại sao những cố gắng của tôi, những gì mà tôi đã phấn đấu đạt được thì không ai nhìn nhận, lại cứ chăm chăm vào những thứ tôi thua kém người khác để mà phê bình? Tôi mệt mỏi lắm rồi, nhiều lúc ấm ức và tức phát điên. Những lúc ấy tôi chỉ muốn đi phá phách, gây chuyện cho bõ tức. Ai có thể giúp tôi giải quyết chuyện này, để bố mẹ tôi không còn so sánh con mình với người khác như thế nữa không?

      bởi Nguyễn Bá Vũ Thạch 10/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có bao giờ bạn nghẹn lòng khi nghe thấy bố mẹ hay người thân so sánh mình với một ai khác? Có bao giờ cảm thấy tự ti, mặc cảm khi bạn tự so sánh mình với những người bên cạnh? Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta không tránh được những phút giây chạnh lòng khi ai đó vô tình đặt mình lên bàn cân để so sánh, đối chiếu với một người nào đó. Làm như thế chỉ khiến chúng ta ngày càng khép mình hơn, ganh ghét với người khác hơn mà thôi.

    Mỗi người đều có cái tôi cá nhân đầy kiêu hãnh, xin đừng làm tổn thương nó vì những phép so sánh khập khiễng và không hề công bằng ấy. Nếu bạn đem hai người so sánh với nhau bạn sẽ nhận được gì? Sự giận dỗi của một người nào đó, sự ganh ghét của một ai đó dành cho ai đó, và ánh mắt coi thường của người được đánh giá “nhỉnh” hơn so với người kia? Một cái giá không nên xuất hiện trong cuộc sống. Nếu đặt vị trí là mình liệu bạn có vui vẻ khi “được” so sánh với anh chị em hay bạn bè của bạn không?

    Xin đừng nói rằng so sánh để làm cho “nó” biết đường mà phấn đấu. Sai lầm rồi đó bạn, điều đó sẽ khiến cho người bị đem ra so sánh cảm thấy bị tổn thương và không được tôn trọng. Nếu thực lòng yêu thương ai đó bạn đừng bao giờ đem họ ra so sánh với bất kỳ ai, bởi vì làm như thế bạn sẽ chỉ nhận lại được ánh mắt buồn bã và sự mệt mỏi của người kia mà thôi.

    Cha mẹ thường là người hay đem con cái mình ra so sánh với người khác nhất: chỉ mỗi việc học hành mà như thế này à? Nhìn cái T còn nhà ông A mà xem, nó học giỏi thế kia mà! Cha mẹ nghĩ rằng sau đó con cái mình sẽ vươn lên để bằng “cái T” không? Không đâu, nó sẽ ghét “cái T” đó lắm vì “nó” mà con cái bạn mới bị đem ra so sánh như vậy! Thế nên, làm cha mẹ xin đừng đem con ra so sánh với người khác. Bởi khi đó con bạn đã định hình một cái tôi đầy kiêu hãnh rồi: nó muốn được là chính nó chứ không phải là một người luôn bị đem ra so sánh với người khác.

    Còn bạn, trong cuộc sống dù vô tình hay cố ý thì cũng sẽ có lúc bạn khiến cho những người bên cạnh bị tổn thương vì những phép so sánh của mình. Một người bạn mới quen sẽ hấp dẫn hơn một người bạn cũ nhưng chưa chắc đã tốt bằng. Thế nên đừng đem hai con người khác nhau đặt lên bàn cân nhé. Vốn dĩ con người là vô giá, mỗi người mang một giá trị khác nhau nên đừng bao giờ so sánh người với người, cho dù sự so sánh của bạn chỉ nhằm mục đích tốt.

    Có lúc bạn thầm so sánh người cũ và người mới của bạn: dù làm thế nào đi nữa, bạn cũng sẽ làm người đó tổn thương. Chúng ta thường có thói quen; cô này không xinh bằng cô kia, không giỏi bằng, không được tự nhiên cho lắm hay so với người yêu cũ của mày thì “ai đó” chẳng bằng một góc… Bạn ơi có lúc nào bạn nghĩ những câu nói vô tình ấy của bạn khiến cho một người tan nát con tim không? Hãy đặt mình vào trường hợp của người đó để suy nghĩ xem, nếu là bạn bạn có đau lòng không?

    Đừng bao giờ so sánh lẫn nhau, kể cả bạn, là chính bạn cũng đừng bao giờ đem chính bản thân mình ra so sánh với người khác. Làm như thế bạn sẽ đánh mất sự tự tin của mình! Bạn sẽ không còn là bạn nữa, không còn là cái tôi kiêu hãnh và đầy tự hào nữa.

    Khép mình và luôn mặc cảm liệu có tốt hơn sống một cách vô tư thoải mái và luôn coi trọng bản thân không? Chúng ta thường có thói quen “mơ” về những thứ mà mình không có. Đó chính là lí do khiến bạn không bao giờ hài lòng với những gì mình đang có. Chúng ta thường nói rằng: nếu mình xinh đẹp bằng cô ấy, hay lịch lãm như anh chàng kia, tài giỏi như người nọ thì mình sẽ hạnh phúc hơn, giàu có hơn? Chắc chưa bạn?

    Không đâu, quan trọng là bạn có biết hài lòng với những gì mình đang có hay không mà thôi. Nếu chính bạn không biết hài lòng về bản thân mình thì dù cố gắng bao nhiêu, tài giỏi bao nhiêu bạn cũng không bao giờ cảm thấy thỏa mãn. Thế nên đừng bao giờ nhìn vào những gì người khác có để rồi ao ước khát khao mình có được những thứ đó. Hãy biết trân trọng những gì bạn đang nắm giữ, đó mới là chìa khóa mở cánh cổng hạnh phúc của bạn.

    Đừng bao giờ so sánh, đừng bao giờ cảm thấy tự ti và mặc cảm hãy dũng cảm lên, hãy mạnh mẽ lên và luôn tin tưởng rằng bạn là số 1. Và luôn phấn đấu hết mình để thấy tự hào với bản thân.

      bởi Nguyễn Hoàng Ngân 11/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF