Bàn về các từ “vui lòng”, “làm ơn”, “xin lỗi”, “cảm ơn” trong giao tiếp, ứng xử?
Bàn về các từ “vui lòng”, “làm ơn”, “xin lỗi”, “cảm ơn” trong giao tiếp, ứng xử?
Câu trả lời (1)
-
“Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (Tục ngữ). Trong giao tiếp hàng ngày với những người xung quanh, người lịch sự, có văn hóa là người biết dùng những từ “vui lòng”, “làm ơn”, “xin lỗi”, “cảm ơn” khi gặp gỡ chuyện trò hoặc có công chuyện với người ta.
Khi ta cần đề nghị người khác một việc gì đấy, dù việc đó nhỏ và không làm phiền hà gì mấy, cũng nên dùng từ “vui lòng” trước lời đề nghị. Ví dụ anh vui lòng cho tôi đi qua chỗ này, chị vui lòng cho tôi đi trước một chút.
Nếu việc mình đề nghị có làm phiền hà người khác nhiều hơn một chút thì nên dùng từ “làm ơn” để tỏ lòng biết ơn và sự khiêm tốn của mình. Ví dụ “ông làm ơn ngồi lùi vào một chút cho tôi ngồi nhờ được không ạ?”. “Anh làm ơn cho tôi đọc nhờ tờ báo một lúc”.
Từ “xin lỗi”, có thể được dùng trước những lời đề nghị trên để tăng thêm phần lịch sự và khiêm tốn. Còn thường thì từ xin lỗi được dùng khi mình trót gây ra một điều gì phiền hà cho người ta dù chỉ nhỏ. Ví dụ: khi mình gọi điện thoại nhầm số làm người ta phải nhấc máy, mình phải xin lỗi ngay, hoặc tưởng nhầm là người quen mình gọi, khiến người ta quay lại, mình phải nói “Xin lỗi, tôi nhầm”. Ngay cả khi do hoàn cảnh khách quan mà không giúp được người khác một việc gì cũng phải xin lỗi...
Từ “cảm ơn” là từ hay dùng nhất. Đối với bất kể ai dù là một đứa trẻ nếu giúp mình một việc gì dù nhỏ nhất mình cũng phải “cảm ơn”. Ví dụ: cháu đưa ông tờ báo, ông cảm ơn cháu; mình hỏi đường, người ta chỉ, mình phải cảm ơn; người bán hàng giao hàng cho khách, khách cảm ơn, người bán hàng cũng cảm ơn, hai người đều vui vẻ...
Người không biết nói những từ “vui lòng”, “làm ơn”, “xin lỗi”, “cảm ơn” trong những trường hợp như trên là người thiếu lịch sự, thiếu văn hóa. Những người không biết dùng những từ ấy mà còn dùng những từ tục tằn, thô lỗ là những người thiếu đạo đức, thiếu giáo dục.
Trong truyện: Một người Hà Nội, nhân vật “tôi” kể lại khi “tôi’ đang đi trên đường phố Hà Nội, bị một thanh niên xô vào phía sau xe, anh ta không xin lỗi còn ngoái lại chửi “tôi”: “Tiên sư thằng già”. Nhân vật cô Hiền trong tác phẩm ấy rất coi trọng việc giáo dục con nếp sống thanh lịch của người Hà Nội, trong ứng xử, trong sinh hoạt mà cô coi đó là biểu hiện của lòng tự trọng.
Trong quan hệ giao tiếp giữa người và người, có hàng nghìn lễ tiết, trong hàng trăm mối quan hệ, hàng trăm công việc, mấy từ “vui lòng, làm ơn, xin lỗi, cảm ơn” chỉ là một phần nhỏ thuộc về lời nói trong sinh hoạt hàng ngày, “Muốn xứng đáng là con người thì phải hiểu biết lễ tiết là diện mạo, ăn mặc và đối đáp ứng xử”, một nhà tư tưởng nổi tiếng đời Thanh đã nói thế (theo 100 lễ tiết cần học hỏi trong cuộc đời - Bích Lãnh - Phan Quốc Bảo (biên dịch) - NXB Văn hóa - Thông tin, tr. 5).
Lễ tiết vừa thể hiện nhân cách của chủ thể, vừa thích ứng với những yêu cầu cơ bản trong mối quan hệ ứng xử giữa người với người và tạo ra nhiều cơ may quý báu cho cuộc đời và sự nghiệp của mình (theo sách trên).
Học sinh là những người có học phải gương mẫu thực hiện lễ tiết trong quan hệ giao tiếp, trước tiên là trong đối đáp, ứng xử, phải tỏ ra là người có văn hóa, có giáo dục.
Lễ tiết trong giao tiếp, nếu chưa biết thì phải học, học ở nhà, ở trường, ở sách báo, trong cuộc sống. Học thì phải vận dụng ngay, vận dụng thường xuyên cho thành thói quen, thành nếp sống, thể hiện một cách chân thành khiến cho mình và người khác không cảm thấy là khách sáo, điệu đà.
Thực hiện lễ tiết trong đó có lễ tiết đối đáp, ứng xử, trong các quan hệ giao tiếp không phải là xã giao mà chính là đạo đức, là văn minh. Lễ tiết trong các quan hệ giao tiếp phải trở thành phép tắc, thành nếp sống bình thường của xã hội. Muốn thế phải có sự giáo dục lễ tiết, giáo dục trong gia đình, giáo dục trong nhà trường, giáo dục trong xã hội (bao gồm giáo dục của sách báo, của các cơ quan truyền thông, sự gương mẫu của những người có trách nhiệm) nhưng quan trọng nhất vẫn là sự tự giáo dục của mỗi người.
Không biết lễ tiết thì luật pháp có thể chưa bắt tội nhưng lương tâm, danh dự của con người không cho phép. Lễ tiết trong cuộc sống trong đó có đối đáp, ứng xử trong giao tiếp là một phần của nhân cách, mà người ta có thể nhận biết rõ ngay trong cuộc sống hàng ngày.
bởi minh thuận 20/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời