OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của Quang Trung

  bởi Ngọc Trinh 08/06/2020
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Ngô Thì Nhậm vốn là quan lại nhà Trịnh, sau theo Tây Sơn và được Quang Trung trọng dụng, ông là người soạn thảo nhiều văn kiện và giấy tờ quan trọng của nhà Tây Sơn. Chiếu cầu hiền là một trong những văn kiện quan trọng đó.

    Chiếu cầu hiền tha thiết kêu gọi người hiền tài ra giúp nước. Ngay từ đầu, bài luận thuyết đã cho ta thấy quan điểm của Quang Trung-về người hiền, kẻ sĩ đời xưa: "...người hiền tất phải để cho thiên tử sử dụng". Hay những kẻ lúc đất nước có nhiều biên cố, vẫn giữ vững khí tiết hoặc giữ lại ngậm tăm như "ngựa đứng trong hàng nghi lễ"...; hay là "bậc cao ẩn giấụ kín danh tiếng không xuất hiện suốt đời". Ông không phê phán và cũng không ngợi ca họ, bởi vì "nếu giấu mình ẩn tiếng, có tài mà không để cho đời dùng thì không đúng với ý trời sinh ra người hiền". Với ông, có tài là phải giúp đời. Phải đem tài đó ra phục vụ tổ quốc, phục vụ đời.

    Vua Quang Trung thể hiện sự mong mỏi này bằng hình ảnh "trẫm hiện đương ngồi bên mép chiếu, chăm chú lắng nghe, sớm hôm mong mỏi". Vua thì không ngồi "chính giữa chiếu" mà lại "ngồi bên mép chiếu" để mong đợi người hiền tài, đặc biệt là chăm chú lắng nghe lời người hiền. Câu văn nói lên sự thiết tha, mong mỏi cháy lòng của vua Quang Trung đối với kẻ hiền sĩ, vì sự nghiệp xây dựng tổ quốc.

    Bởi vì vua rất coi trọng người hiền tài, đất nước có thịnh là nhờ vào họ. Ông biết nhìn xa, biết nghĩ như vậy bởi ông có tấm lòng của một bậc minh quân đêm ngày vì nước vì dân. Ông khiêm tốn hỏi: "Hay trẫm là người ít đức, không xứng để những người ấy phò tá chăng?". Câu hỏi mới tha thiết làm sao! Nó đi vào lòng người một cách xúc động, thiêng liêng. Tự nhận mình là người ít đức, hẳn là nhà vua đã suy nghĩ rất nhiều, tự phán xét mình và tự suy ngẫm thường trực. Câu hỏi như rút ruột, như giải bày bao tâm huyết, chân thành thật đáng để ngợi ca.

    Vì lo cho đất nước dưới thời mình còn non trẻ, "mọi sự đang bắt đầu", "kỉ cương triều đình còn nhiều điều thiếu sót, công việc biên ải chính lúc lo toan" và "dân khốn khổ còn chưa hồi sức, việc giáo hoá đạo đức chưa thấm nhuần". Vì "trẫm nơm nớp lo sợ, mỗi ngày muôn việc lo toan". Một vị vua biết lo, biết nghĩ nhiều đến nghiệp chung như vậy thật đáng khâm phục. Bài chiếu đã đi sâu vào lòng người bởi chính tấm lòng chân thành của ông, nó khiến cho người nghe phải xúc động, tự chất vấn lại mình và quyết đem tài mình ra góp sức chung xây dựng non sông đất nước.

    Những câu hỏi và sự giãi bày ấy còn thể hiện niềm tin vào dân, vào nước của vua Quang Trung: "Làm nên ngôi nhà lớn không phải chỉ một cành cây, xây dựng nền thái bình không chỉ mưu lược của một kẻ sĩ". Nghĩa là ông coi trọng sụ đoàn kết toàn dân, thấy được tinh thần chung sức chung lòng của nhân dân ta, đúng như người xưa thường nhắc:

    "Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

    (Ca dao)

    Tác giả viết:"... há lại không có người kiệt xuất hơn đời để giúp rập chính sự buổi đầu cho trẫm ư?" Câu hỏi không phải để hỏi mà để thể hiện niềm tin sự khẳng định vì ông tin "trong một ấp mười nhà cũng có người trung tín, huống chi một đất nước rộng lớn có truyền thống văn chương như thế".

    Niềm tin, sự tha thiết của ông được minh chứng bằng việc ông trọng dụng Ngô Thì Nhậm, một nhân tài hiếm có đời xưa, một hiền tài đáng nể. Đáng ngợi ca là bài chiếu nói lên sự công bằng trong việc trổ tài.của mọi người: "Ai có tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời đều cho phép được dâng thư tỏ bày công việc". Vì ông cho rằng nhân tài có ở khắp nơi, phải biết lắng nghe, biết khuyến khích, nhất là lúc này sĩ phu Bắc Hà đang do dự giữa ngã ba đường, chưa biết chọn ai để gửi tài. Bài chiếu như một lời trấn an, một sự khích lệ cho họ niềm tin vào vị vua mới. Ông chỉ rõ: "Người có lời lẽ có thể dùng được thì đặc cách bổ dụng, người có lời lẽ không dùng được thì để đây, chứ không bắt tội nói viễn vông, không thiết thực. "Có lẽ hiểu được nỗi sợ của dân, nhiều người sợ mà phải giả dốc ngợi ca để tránh bại thân, nên ông mới nói vậy, như một lời trấn an dân tình đang hoảng sợ, không nên vì sợ mà phải dối lòng. Ông còn cho phép các quan được tiến cử người tài, và "tuỳ tài mà bổ dụng" chứ không sử dụng một cách tuỳ tiện. Cũng như những bậc ẩn sĩ, nếu muốn giúp đời" cũng được phép dâng thư tự cử". Tình cảm của Quang Trung thật sâu sắc, ông không những tha thiết kêu gọi người hiền tài, mà còn làm ấm lòng dân bởi những chính sách công bằng nghiêm minh.

    Bài viết thể hiện tư tưởng tiến bộ của nhà Tây Sơn, đặc biệt là Vua Quang Trung. Nếu không có tấm lòng lo cho dân, cho nước hẳn ông không bao giờ tha thiết cầu hiền đến vậy. Ông biết coi trọng người tài, biết khích lệ họ bằng chính tâm huyết, sự chân thành của mình tù đó ta thấy rõ nhân cách cao cả của một nhà vua, thấy được sự thiết tha mang âm hưởng của bài hịch xưa. "Chiếu cầu hiền" là một văn kiện quan trọng, thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà đem tài năng tham gia xây dựng đất nước. Bài viết giàu tính thuyết phục, lập luận sâu sắc nên dễ đi vào lòng người. Qua đó thấy được tài bút của Ngô Thì Nhậm.

    Tóm lại: Bài viết là tấm lòng cao cả đáng khâm phục được ngợi ca của vua Quang Trung, đó là tư tưởng đúng đắn là lòng trung thực, nhân cách cao đẹp của ông trong việc kêu gọi người hiền tài ra giúp nước. Từ đó cho ta hiểu nhiều hơn về vị vua anh minh Quang Trung Hoàng Đế.

      bởi Goc pho 09/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF