OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày sự ra đời và diệt vong của khủng long

sự ra đời và diệt vong của khủng long?

  bởi Huong Duong 04/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • Sự ra đời:

    Vào kỷ Tam Điệp, các châu lục ngày nay đều tập hợp thành một đại lục duy nhất (Pangea). Khí hậu lúc đó khô nóng, thích hợp cho các loài động vật bò sát phát triển. Các loài bò sát dạng động vật có vú - tổ tiên lớp động vật có vú - cũng xuất hiện trong thời gian này. Khoảng 240 triệu năm trước, một chi thuộc họ Ornithosuchidae là Euparkeria - tổ tiên của khủng long, chim, Pterosauria và Plesiosauria - đã có thể chạy trên hai chi sau khiến nó có thể di chuyển hiệu quả. Đây là điểm tiến hóa hơn so với các loài bò sát thời đó và được di truyền lại cho khủng long. Năm 1992, ở Argentina phát hiện một chi thuộc phân bộ Theropoda, có niên đại 231,4 triệu năm trước, cuối kỷ Tam Điệp. Nó được đặt tên chi là Eoraptor (kẻ cướp bình minh ở thung lũng Mặt Trăng). Trong năm 2011, loài Eodromaeus sống cùng thời gian và địa điểm với Eoraptor được đặt tên.

    Sự diệt vong:

    Việc khám phá rằng chim là một loại khủng long cho thấy khủng long nói chung chưa tuyệt chủng như thường được nói. Tuy nhiên, tất cả khủng long phi chim và nhiều nhóm chim đã tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm. Nhiều nhóm động vật khác cũng tuyệt chủng vào thời gian này, gồm cúc đá (thân mềm giống ốc anh vũ), mosasauridae, plesiosauria, pterosauria, và nhiều nhóm động vật có vú. Côn trùng hầu như không chịu sự ảnh hưởng nào, chúng trở thành thức ăn cho các loài còn sống sót. Sự kiện tuyệt chủng này được gọi là sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen. Bản chất của sự kiện gây tuyệt chủng hàng loạt này đã được nghiên cứu từ những năm 1970; tới nay, nhiều giả thuyết được các nhà cổ sinh vật học hỗ trợ. Mặc dù hầu hết hưởng ứng rằng sự kiện va chạm tiểu hành tinh (hay thiên thạch) là nguyên nhân chính, vài nhà khoa học chỉ ra các nguyên nhân khác, hay ủng hộ ý kiến rằng có nhiều yếu tố cho sự biến mất đột ngột của khủng long.

    Vào Đại Trung Sinh, không có mũ băng địa cực, và mực nước biển được cho là cao hơn ngày nay từ 100 tới 250 mét (300 tới 800 ft). Nhiệt độ hành tinh cũng đồng bộ hơn, nhiệt độ tại xích đạo chỉ cách tại địa cực 25 °C (45 °F). Trung bình, nhiệt độ không khí cao hơn; tại địa cực, nhiệt độ cao hơn ngày hôm nay 50 °C (90 °F).

    Cấu tạo khí quyển Đại Trung Sinh là vấn đề tranh luận. Vài lý thuyết cho rằng nồng độ oxy cao hơn ngày nay, số khác cho rằng sự thích nghi sinh học ở chim và khủng long cho thấy hệ thống hô hấp phát triển xa hơn cần thiết nếu nồng độ oxy đạt mức cao. Vào cuối kỷ Phấn Trắng, môi trường là thay đổi đáng kể. Hoạt động núi lửa giảm, dẫn đến xu hướng cacbon dioxit giảm (do núi lửa phun nhiều chất này). Nồng độ oxy trong khí quyển cũng bắt đầu dao động và cuối cùng giảm xuống. Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng biến đổi khí hậu, kết hợp với nồng độ oxy thấp, có thể trực tiếp dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài.

      bởi Nguyễn Phương Quyên 04/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tai vi no thich diet vong yes

      bởi Nụ Không Vui 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF