OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Soạn bài Một thời đại trong thi ca

Hướng dẫn soạn bài: "Một thời đại trong thi ca" - Trích Hoài Thanh - văn lớp 11

  bởi trang lan 06/09/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • I. Tác giả - Tác phẩm

    1. Tác giả

    Hoài Thanh (1909 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Trước Cách mạng, Hoài Thanh từng tham gia phong trào yêu nước và bị bắt.

    Hoài Thanh viết văn từ năm mới ngoài 20 tuổi. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Thi nhân Việt Nam.

    2. Tác phẩm

    Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, tổng kết một cách sâu sắc phong trào Thơ mới.

    II. Trả lời câu hỏi

    1. Trong bài viết, theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là:

    - Thơ thời nào cũng có cái hay, cái dở, cái kiệt xuất, cài tầm thường, lố lăng. Theo tác giả, chính sự xáo trộn ấy đã khiến cho việc chọn bài để so sánh, để cho thật hiểu cái "tinh thần của thơ mới" là không phải dễ.

    - Nguyên nhân thứ hai khiến cho việc tìm hiểu cái "tinh thần thơ mới" khó là không phải ranh giới thơ mới - thơ cũ rạch ròi, dễ nhận ra.

    Từ những khó khăn nêu trên, tác giả đã nêu ra những nhận diện sau:

    - "Khốn nỗi, cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào và muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn phải sánh bài hay với bài hay vậy."

    - "... muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể".

    2. Theo tác giả, điều cốt lõi làm nên "cái tinh thần thơ mới" là "cái tôi". Nhà phê bình giải thích:

    - "Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ và thời nay - hay thơ mới - có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi".

    - Chữ tôi trước đây, nếu có thì cũng phải ẩn mình sau chức ta - một chữ có thể chỉ chung nhiều người.

    - Chữ tôi bây giờ là chữ tôi theo cái nghĩa tuyệt đối của nó. Nó mang theo "một quan nhiệm chưa tứng thấy ở xưa này: quan niệm cá nhân". Nó " xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình!".

    3. Tác giả đã lý giải " chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó" đến với thi đàn một cách bất ngờ,  "Nhưng, ngày một ngày hai, nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá!". Sở dĩ có điều lạ lẫm ấy là vì:

    - "Cái tôi" bây giờ không còn cái cốt cách hiên ngang ngày trước như cái khí phách ngang tàng của Lý Bạch, cái tự trọng trước cơ hàn của Nguyễn Công Trứ. Cái tôi ngày nay rên rỉ, khổ sở, thảm hại, phiêu lưu trong trường tình, thoát lên tiên, điên cuồng, đắm say, bơ vơ, ngẩn ngơ buồn, bàng hoàng, mất lòng tin.

    - Nói chung thơ mới nói lên cái bi kịch đang diễn ra ngấm ngầm dưới những phù hiệu dễ dãi trong hồn người thanh niên.

    4. Rơi vào bi kịch, các thi sĩ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải quyết những bi kịch đời mình bằng cách gửi cả và tiếng Việt vì họ nghĩ: "Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua". Họ tin rằng tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa có biến thiên nhưng không sao tiêu diệt được, vì phải "tìm về dĩ vãng để tin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai".

    5. Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng chúng ta vẫn thấy dễ hiểu và hấp hẫn bởi: Khi đặt vấn đề tìm đặc sắc của thơ mới, tác giả nói ngay cái khó của vấn đề. Cái khó là cái mới và cái cũ lại thường gặp ở ngay trong các nhà thơ cũ và mới. Cái cũ và cái mới thường liên tiếp nhau qua các thời đại. 

    - Từ cách nhìn đó, tác giả nêu cách giải quyết bài toán một cách thuyết phục là không nên so sánh từng bài một mà phải so sánh trên đại thể.

    - Đặt "cái tôi" trong quan hệ với cái ta để tìm xem những chố giống nhau và khác nhau.

    - Đặc biệt là khi tìm cái mới của thơ mới và của các nhà thơ mới, tác giả nhìn vấn đề tong mối quan hệ với thời đại, với tâm lý con người thanh niên đương thời để phân tích sâu sắc "cái đáng thương, đáng tội nghiệp", cái "bi kịch" ở họ.

    Bài viết có một tầm nhìn bao quát về "cái tôi", "cái ta", có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử chứ không nhìn nhận vấn đề một cách tĩnh tại, đơn giản một chiều.

    Bài viết có nhiều đoạn có tính khái quát cao nhưng cách viết rất già hình ảnh, rất mềm mại, uyển chuyển vì thế mà nó có sức khêu gợi cảm xúc cũng như hứng thú ở người đọc.

      bởi Nguyễn An 06/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF