OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích bài thơ Chiều tối

bạn hãy phân tích bài thơ " Chiều tối" của Hồ Chí Minh

  bởi hồng trang 06/09/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • I.Mở bài ;

    - Bài thơ trích trong tập “Nhật kí trong tù”.
    - Bài thơ Bác viết trên đường bị giải đi từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo.
    - Bài thơ thuật lại chuyển đi đường đầy gian lao vất vả. Từ đó thể hiện tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, ý chí cách mạng kiên cường, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cộng sản.

    II.Thân bài :

    - Bức tranh thiên nhiên ở vùng núi hoang sơ trong cảnh trời chiều. Một buổi chiều buồn, vắng và con người cảm thấy nỗi cô đơn. Ở đây chúng ta thấy một cách chim mỏi đang bay về phái rừng xa và một chòm mây lẻ loi lững lờ trôi trên bầu trời:
    “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
    Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
    (Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ
    Cô vân mạn mạn độ thiên không)
    - Đây là những hình ảnh tả thực nhưng cũng giàu sức biểu cảm. Ở câu thơ thứ hai trong nguyên tác có chữ “cô vân”. “Cô vân” có nghĩa là đám mây cô độc lẽ loi đơn chiếc, nó gợi lên nỗi buồn cho cảnh chiều hôm. Hai chữ “mạn mạn” được dịch là trôi nhẹ không thật đúng với nguyên tác và dường như đã làm mất đi vẻ lẻ loi, trôi nổi, lững lờ trên bầu trời. Nó không chỉ làm cho bầu trời thêm cao, thêm khoáng đãng mà còn gợi lên nỗi buồn bâng của người tù trên đất khách quê người. Nhưng buồn mà không bi lụy, không hiu hắt như trong thơ cổ điển. Qua cảm nhận của thi nhân chòm mây như cũng có linh hồn ý thức được nỗi buồn cô đơn. Một mình lẽ loi đơn chiếc trên không trung.
    - Thiên nhiên hiện lên với hai nét chấm phá đó cánh chim và áng mây mang màu sắc cổ thi rõ nét. Hai hình ảnh ấy tạo nên bầu không gian khoáng đãng, cao rộng, thể hiện điểm nhìn lên của tác giả “luôn ngẩng cao đầu trong hoàn cảnh tù đày”. Buổi chiều ấy dường như ta đã bắt gặp đâu đó trong thơ xưa:
    “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”
    “Chiều tà bảng lảng bóng hoàng hôn” (Bà Huyện Thanh Quan).
    - Cả cánh chim mỏi và chòm mây xuất hiện đều hợp lí với quy luật tự nhiên của cảnh chiều tối. Đồng thời cũng làm cho ta liên tưởng với tâm trạng của người tù sau một ngày đi đường mệt mỏi, bơ vơ giữa đất khách quê người nhưng vẫn thể hiện thái độ ung dung tự tại.
    - Hai câu thơ đầu gợi thời gian và không gian của bức tranh thiên nhiên của núi rừng lúc chiều tối. Trời đã về chiều, ánh nắng sắp tàn lụi, chỉ có chòm mây lơ lững giữa bầu trời. Trong sự đối lập đó ta vẫn thấy có sự thống nhất, đó là sự gợi tả về hình ảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng của núi rừng.
    - Điều mới mẻ ở đây là nếu như trong thơ cổ, cánh chim thường bay về chốn vô tận vô cùng, vô định, gợi cảm giác xa xăm, phiêu dạt, chia lìa, mang cái buồn thương u uẩn thì cánh chim trong thơ Bác lại gần gũi yêu thương hơn bao giờ hết. Nó chỉ là cánh chim tìm về tổ ấm sau một ngày dài mỏi mệt kiếm ăn. Cái hay nằm ở chỗ, nhìn cánh chim bay mà thấy được “quyện điểu”, thấy được trong dáng bay của cánh chim có sự mỏi mệt của nó. Nghĩa là nhà thơ nhìn thấy được sự vận động bên trong của cánh chim kia. Đây chính là tình cảm nhân đạo của Hồ Chí Minh. Cái nhìn ấy thể hiện tình cảm nhân ái bao la của Người đối với cảnh vật . Đúng như Tố Hữu đã từng viết :
    “Bác ơi tim Bác mênh thống thế
    Ôm cả non sông mọi kiếp người”.
    Cảnh chiều tà nơi vùng sơn cước có chút hiu hắt vắng lặng gợi lên cái bâng khuâng man mác trong lòng người đọc nhưng sự biến chuyển của hai câu sau nhanh chóng xóa đi cái hiu hắt vốn có của núi rừng. Đó chính là lúc mà đôi mắt yêu thương và trái tim nhân ái bao la của Người bắt gặp vẻ dẹp của con người lao động:
    “Cô em xóm núi xay ngô tối
    Xay hết lò than đã rực hồng”
    (Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
    Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng)
    - Sinh thời Hồ Chí Minh chỉ có một ao ước lớn:“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Nghĩa là ao ước của Người luôn hướng về nhân dân, nhân dân ở đây không chỉ hiểu là dân tộc Việt Nam ta mà còn là nhân dân cần lao trên thế giới. Đó chính là tinh thần nhân đạo cao cả của Quốc tế cộng sản.

    III. Kết bài :

    “Chiều tối” là bài thơ tứ tuyệt gồm 4 câu 28 chữ theo thể thơ Đường rất hàm súc. Bài thơ là nhật kí của một người tù trên đường chuyển lao. Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên núi rừng và cuộc sống con người miền sơn cước. Qua đó ta thấy được phong thái ung dung tự tại đầy khí phách , lòng lạc quan Cách mạng cùng tình cảm nhân đạo sâu sắc của Bác:
    “ Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
    Ánh đèn soi rọi mái đầu xanh
    Ôi vần thơ bác vần thơ thép
    Mà vẫn mênh mông bát ngát tình” (Hoàng Trung Thông)

      bởi Từ Thiện Phương 06/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF